12 con giáp là gì? Tên, thứ tự và ý nghĩa 12 con giáp
Mục lục nội dung
Vnhiều người, đặc biệt là thế hệ trẻ, thuật ngữ 12 con giáp vẫn còn khá là mơ hồ. Vậy thực chất 12 con giáp là gì? Tên, thứ tự và ý nghĩa của 12 con giáp ra sao? Hãy cùng ThuThuatPhanMem tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây.
I. 12 con giáp là gì?
12 con giáp hay còn gọi là thập nhị can chi, là tập hợp gồm 12 con vật được sắp xếp và đánh số thứ tự để xác định thời gian (ngày, giờ, tháng, năm). Đây là một hệ thống chu kỳ khép kín được sử dụng tại các nước Á Đông như Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, …
II. Tên, thứ tự 12 con giáp
Nhiều sách ghi lại, 12 con giáp được bắt nguồn từ Trung Quốc. Trong ngày sinh nhật của Ngọc Hoàng, các con vật sẽ thi tài với nhau xem ai về đích trước, từ đó thứ tự 12 con giáp được quyết định. Khi về tới Việt Nam, các con vật đại diện 12 con giáp có sự thay đổi nhất định nhưng về cơ bản, thứ tự của các con vật vẫn được giữ nguyên.
Ở Việt Nam thứ tự 12 con giáp lần lượt là: Tý (chuột), Sửu (trâu), Dần (hổ), Mão (mèo), Thìn (rồng), Tỵ (rắn), Ngọ (ngựa), Mùi (dê), Thân (khỉ), Dậu (gà), Tuất (chó), Hợi (lợn).
Ở một số nước khác như Trung Quốc, Singapore, con giáp Mão sẽ tương ứng với con Thỏ. Ở Hàn Quốc, Nhật Bản thứ tự con giáp tương ứng với Trung Quốc chỉ khác Dê được thay thế là Cừu do phong tục tập quán ở mỗi nước là khác nhau.
Thứ tự 12 con giáp và cung giờ tương ứng.
- Tý - Chuột: Từ 23 giờ đến 1 giờ sáng – Thời điểm hoạt động mạnh nhất của Chuột.
- Sửu -Trâu: Từ 1 giờ sáng đến 3 giờ sáng – Thời điểm Trâu chuẩn bị đi cày.
- Dần - Hổ: Từ 3 giờ đến 5 giờ sáng – Thời điểm Hổ nguy hiểm và hung hãn nhất.
- Mão - Mèo (Thỏ): Từ 5 giờ sáng đến 7 giờ sáng – Khoảng thời gian mà mèo đi ngủ.
- Thìn - Rồng: Từ 7 giờ sáng đến 9 giờ sáng – Theo truyền thuyết đây là thời điểm rồng bay lượn tạo ra mưa.
- Ty - Rắn: Từ 7 giờ sáng đến 9 giờ sáng – Đây là thời điểm rắn không gây hại cho con người, lành tính nhất.
- Ngọ - Ngựa: Từ 11 giờ cho đến 13 giờ trưa – Được xếp vào giữa trưa vì Ngựa có dương tính cao.
- Mùi – Dê: Từ 13 đến 15 giờ chiều – Thời điểm dê đi ăn cỏ nhưng lại không hề làm ảnh hưởng xấu đến cây cỏ.
- Thân – Khỉ: Từ 15 đến 17 giờ chiều – Thời điểm khỉ thích tụ tập bầy đàn nhất.
- Dậu – Gà: Từ 17 giờ chiều đến 19 giờ tối – Thời điểm gà lên chuồng đi ngủ.
- Tuất – Chó: Từ 19 giờ tối đến 21 giờ tối – Thời điểm cho đến giờ trông nhà.
- Hợi – Lợn: Từ 21 giờ tối đến 23 giờ khuya – Lúc lợn ngủ say giấc nhất.
III. Ý nghĩa của việc sắp xếp thứ tự 12 con giáp
Không phải ngẫu nhiên, thứ tự các con giáp được xây dựng dựa trên tính cách của con vật khi đứng gần nhau. Người xưa chia con giáp thành 6 cặp, mỗi cặp sẽ gồm hai con vật có tính cách tương hỗ, khi đứng gần nhau sẽ mang đến một bài học sâu sắc, cụ thể như sau:
1. Cặp con giáp Tý và Sửu
Chuột là biểu tượng của sự khôn ngoan và nhanh nhẹn. Trâu là hiện thân của sự siêng năng, chăm chỉ, hiền lành không ngại khó khăn gian khổ. Trong cuộc sống, cần phải kết hợp hai phẩm chất này với nhau để có thể tạo ra một người vừa có đầu óc, vừa biết lao động.
Ý nghĩa: Trong cuộc sống nếu thông minh nhanh nhẹn nhưng lười biếng, ngại khó thì không thể thành công ngược lại siêng năng, chăm chỉ không viết vận dụng sáng tạo thì khó có thể đạt được kết quả cao.
2. Cặp con giáp Dần và Mão
Hổ và Mèo là cặp con giáp cùng một họ nhưng tính cách hoàn toàn trái ngược nhau. Nhắc đến Hổ, người ta thường nghĩ ngay đến sự dũng mãnh, quyền uy còn nói đến mèo lại mang đến sự cẩn thận, khôn lanh.
Ý nghĩa: Một người mà lúc nào cũng cậy mạnh, thiếu đi sự cẩn thận sẽ trở thành một kẻ thô lỗ. Ngược lại, nếu quá cầu toàn, lúc nào cũng sợ sệt sẽ mãi là một kẻ nhút nhát, khó có thể chạm tới đỉnh cao của sự thành công.
3. Cặp con giáp Thìn và Tỵ
Rồng đại diện cho sự cứng rắn mạnh mẽ, đầy quyền uy; Rắn là biểu tượng cho sự mềm dẻo. Từ đó nhắc nhở cương và nhu phải luôn đi cùng nhau, bổ trợ cho nhau như thế mới có thể làm lên việc lớn.
Ý nghĩa: Người cứng rắn quá sẽ dễ trở nên bảo thủ, làm mất lòng mọi người xung quanh còn người quá mềm yếu sẽ mất đi chủ kiến, không có tiếng nói. Trong xã hội, để có thể sinh tồn và phát triển, cần phải cứng rắn đúng lúc, nhường nhịn khéo léo đúng hoàn cảnh như vậy mới có thể làm nên chuyện lớn.
4. Cặp con giáp Ngọ và Mùi
Ngựa là đại diện cho sự quyết tâm thực hiện, không ngại chùn bước trước khó khăn thử thách để có thể đạt tới mục tiêu đã định. Dê là loài vật tượng trưng cho sự chu đáo, cẩn trọng và đoàn kết nhưng hay do dự, yếu mềm.
Ý nghĩa: Nếu một người chỉ có sự quyết đoán, kiên trì nhưng thiếu đi sự chu đáo, cẩn trọng chắc chắn sẽ vấp phải sai lầm. Ngược lại, những người thận trọng nhưng không có chính kiến sẽ rất khó bứt phá. Do đó, cần phải hòa hợp giữa hai tính cách này để có thể đạt được thành công.
5. Cặp con giáp Thân và Dậu
Khỉ là loài vật tinh anh, nhanh nhạy yêu tự do. Gà là loài vật tuân thủ thời gian, nguyên tắc. Đây là cặp con vật có tính cách trái ngược nhau hoàn toàn nhưng bổ trợ cho nhau nhắc nhở con người ta cần phải có sự linh hoạt nhưng vẫn phải trong khuôn khổ.
Ý nghĩa: Con người không nên sống quá cứng nhắc. Sống tuân thủ theo nguyên tắc là tốt nhưng đôi khi cũng cần có sự linh hoạt nhất định. Đồng thời, một người năng động, nhạy bén cũng cần phải có nguyên tắc riêng, không nên hành động theo cảm xúc nhất thời.
6. Cặp con giáp Tuất và Hợi
Tuất và Hợi là cặp con giáp đối nhập với nhau hoàn toàn về tính cách. Trong khi chó là động vật thông minh, nhanh nhẹn và trung thành thì lợn lại là loài vật hiền lành, thân thiện và lười biếng.
Ý nghĩa: Trong các mối quan hệ thường ngày, nếu thân thiện nhưng không trung thành sẽ dễ dàng đánh mất đi các mối quan hệ sẵn có. Ngược lại, nếu trung thành mà thiếu đi sự thân thiện sẽ rất khó hòa nhập.
Hy vọng với những thông tin bổ ích mà ThuThuatPhanMem giới thiệu trên đây sẽ giúp bạn giải đáp hoàn toàn các thắc mắc như 12 con giáp là gì? Tên, thứ tự và ý nghĩa của 12 con giáp. Nếu thấy hữu ích, đừng quên chia sẻ bài viết đến mọi người. Chúc các bạn có những phút giây giải trí vui vẻ.