20 bộ phim hoạt hình hay nhất của Studio Ghibli - Phần 1
Nếu là một fan của phim hoạt hình Anime thì chắc hẳn các bạn không thể nào không biết đến tới hãng sản xuất Studio Ghibli – hãng sản xuất phim Anime nổi tiếng nhất Nhật Bản. Được thành lập năm 1985 bởi Hayao Miyazaki và Isao Takahata, Ghibli Studio được xem như một trong những tượng đài của phim hoạt hình châu Á. Trong thời đại mà tất cả phim hoạt hình đang được hiện đại hóa bằng các máy móc vẽ hiện đại, Ghibli vẫn trung thành với những nét vẽ tay truyền thống cho mỗi tác phẩm của mình. Đó có lẽ là nét riêng nhất của Studio danh tiếng này. Hãy cùng Xosomienbaczone.com đi tìm 20 bộ phim hoạt hình hay nhất của hãng Studio Ghibli nhé.
1. Sprited Away – Vùng đất linh hồn – 2001
Nếu một bộ phim hoạt hình chỉ được đánh giá dựa trên hình ảnh và trí tưởng tượng phong phú của nhà làm phim thì không có lý do gì khi xếp bộ phim Sprited Away của đạo diễn Hayao Miyazaki ở vị trí đầu tiên trong danh sách này. Sprited Away được coi là một phiên bản khác của “Alice lạc vào xứ sở thần tiên” theo phong cách Nhật. Phiên bản Á Đông này thêm những chi tiết tưởng tượng, ẩn dụ vô cùng đặc sắc thâm sâu. Không chỉ trẻ em mà người lớn cũng có thể xem và vắt óc suy ngẫm.
Bắt đầu từ một câu chuyện cảnh báo “Hãy cẩn thận với những điều ước của bạn” , Sprited Away theo chân một cô bé tên là Chihiro bị mắc kẹt trong thế giới ma thuật và phải làm việc cho mụ phù thủy Yubaba để cứu cha mẹ mình và trở về thế giới loài người. Cô bé đã vượt qua những thử thách và cám dỗ, cũng như thể hiện được tính cách nhiệt tình nhân hậu của mình để có thể đoàn tụ với bố mẹ cũng như làm quen với những người bạn mới tốt bụng.
Với những nhân vật đa dạng mang nhiều màu sắc khác nhau, khiến khán giả có thể cảm nhận một thế giới mới đầy huyền ảo, cổ xưa. Sprited Away nhanh chóng trở thành 1 tuyệt phẩm nổi tiếng trên toàn thế giới và đã đoạt giải Oscar cho hạng mục phim hoạt hình xuất sắc nhất tại Oscar lần thứ 75 và giải Gấu Vàng tại liên hoan phim Berlin năm 2002.
2. Grave of the FireFlies – Mộ đom đóm – 1988
Bộ phim Grave of the FireFlies do Takahata Isao viết kịch bản và đạo diễn, được nhiều người đánh giá là một trong những bộ phim hoạt hình hay nhất mọi thời đại.
Phim lấy bối cảnh giai đoạn cuối thế chiến thứ 2 ở Nhật Bản kể về câu chuyện chua xót đầy cảm động, về tình anh em của hai đứa trẻ mồ côi Seita và cô em gái của cậu Setsuko. Hai anh em mất mẹ sau vụ thả bom dữ dội của không quân Mĩ vào thành phố KoBe, trong khi cha của hai đứa đang chiến đấu cho quân Hoàng gia Nhật. Vì vậy Seita và Setsuko phải vật lộn để tồn tại giữa một bên là nạn đói và một bên là sự thờ ơ đến nhẫn tâm của những người xung quanh trong đó có cả những người họ hàng của hai đứa trẻ. Cuối cùng Setsuko chết vì thiếu ăn. Những hình vẽ miêu tả sự đau đớn về cái chết của cô bé có thể coi là cảnh phim bi thương nhất trong lịch sử phim hoạt hình Nhật Bản.
Nhà nghiên cứu lịch sử hoạt hình Ernest Rister nhận định rằng đây là bộ phim hoạt hình nhân văn nhất mà ông đã từng được xem. Bộ phim có thể khiến những chàng trai mạnh mẽ nhất cũng phải rơi lệ
3. My Neighbour Totoro – Hàng xóm của tôi là Totoro – 1988
Bộ phim My Neighbour Totoro là bộ phim đã dành được giải Animage Anime Grand Prix cho phim xuất sắc nhất vào năm 1988. Không phải ngẫu nhiên mà Ghibli chọn hình ảnh Totoro làm biểu tượng cho hãng, nhân vật đáng yêu này đã trở thành một biểu tượng cho phong cách làm phim hoạt hình sáng tạo, đáng yêu và đầy nhân văn.
Bộ phim kể về gia đình Kusakabe chuyển về một vùng thôn quê sinh sống, căn nhà mới mà họ sắp ở bị dân làng đồn đại là có ma ám nhưng điều ấy chẳng làm lay chuyển sự tò mò, hiếu động của hai chị em nhà Kusakabe là Satsuki và Mei. Trong một lần chạy chơi vào khu rừng gần nhà, cô em Mei 14 tuổi đã tình cờ gặp gỡ con thú khổng lồ, vị chúa tể của khu rừng nhưng cô bé không hề cảm thấy sợ hãi mà còn trèo lên cái bụng bự của nó làm nghịch ngợm và còn đặt tên cho con thú là Totoro. Mặc dù không xuất hiện nhiều xong sự đáng yêu của Totoro đã khiến nhiều người phát cuồng.
My Neighbour Totoro gần như là một bộ phim không kịch, với phần lớn thời gian cống hiến cho việc cô bé khám phá Thế giới xinh đẹp, lộng lẫy xung quanh nhà chúng. Với tất cả những điều kì quái tình cờ gặp thế giới ma thuật ấy giúp các em hiểu rõ thế giới đang sống. Một phần của việc lớn lên là hiểu ra rằng cuộc sống không phải lúc nào cũng phát triển theo hướng bạn cần mà mỗi người cần phải đối mặt với điều này theo cách riêng của họ. Bộ phim gợi ý rằng dù trẻ hay già thì tìm sự yên bình còn hơn là tìm kiếm câu trả lời vô ích. Bộ phim ca ngợi tình người một cách thật giản dị, toát lên sự dễ thương, diễn ra hàng ngày trong cuộc sống. Mọi chi tiết đều nhẹ nhàng, đơn giản nhưng sâu sắc đúng như phong cách kín đáo, thâm trầm của người Đông phương nói chung và dân tộc Nhật Bản nói riêng.
4. Pricess Mononoke – Công chúa Mononoke – 1997
Pricess Mononoke giữ một vị trí đặc biệt trong danh sách tác phẩm của Ghibli với cốt truyện xuất sắc. Pricess Mononoke xứng đáng là một mốc son trong thế giới phim hoạt hình. Bộ phim xoay quanh một cô công chúa chiến binh mang tên Mononoke – một nữ thợ săn dữ dội, hoang dã có thể phá hủy hoàn toàn những hình tượng ngoan ngoãn của Disney. Mononoke giới thiệu cho chúng ta về một thế giới xanh tươi, trong đó những vị thần rừng khổng lồ bị con người làm nhơ nhuốc và vũ trang hóa. Nỗi thèm khát công nghiệp của những người này đã và đang hủy hoại những tài nguyên thiên nhiên ở nơi đây.
Pricess Mononoke với tổng doanh thu lên đến 160 triệu USD , còn được đề cử phim Nhật cho giải Oscar. Bộ phim như là lời tuyên bố rõ ràng của Miyazaki về mối quan hệ mỏng manh giữa kiến thiết văn minh và môi trường. Một ý niệm vang mãi trong suốt chiều dài sự nghiệp của ông. Tuy là bộ phim hoạt hình Anime nhưng đối tượng phù hợp của Pricess Mononoke có lẽ là người lớn và thanh thiếu niên khi đề cập đến vấn đề của toàn nhân loại – bảo vệ môi trường sinh thái.
5. Tenkuu No Shiro Laputa – Lâu đài trên không – 1986
Tenkuu No Shiro Laputa là bộ phim chính thức đầu tiên của hãng, và với thành công của hãng đạt được là giải Animage Anime Grand Prix cho phim xuất sắc nhất cho tác phẩm này vào năm 1986.
Bộ phim được lấy cảm hứng từ hòn đảo bay Laputa trong tiểu thuyết Những chuyến du hành của Gulliver của tác giả Jonathan Swift viết vào thế kỉ thứ 18. Bộ phim kể về cuộc hành trình của đôi bạn Pazu và Sheeta trên đường tìm kiếm Laputa – một lâu đài trôi nổi giữa bầu trời, được đề cập đến trong truyền thuyết và trong bức ảnh mà cha của Pazu đã chụp được nhưng không ai tin. Trong suốt cuộc hành trình, hai bạn trẻ vừa phải tìm kiếm tòa lâu đài bí ẩn vừa phải chạy trốn khỏi sự truy đuổi của những thế lực săn tìm chiếc vòng cổ có gắn viên đá thần kì mà Sheeta mang vốn thuộc về hoàng tộc Laputa. Dù nội dung bộ phim hoạt hình này đơn giản, với kết thúc tươi vui nhưng đằng sau bộ phim là nhiều tầng nghĩa về sự sụp đổ của một xã hội lí tưởng cũng như vài chi tiết đề cập đến những huyền thoại trong Kinh thánh và đạo Hindu.
6. Howl’s Moving Castle – Lâu đài bay của Howl – 2004
Howl’s Moving Castle được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Diana Wynne Jones lấy bối cảnh 1 vương quốc tưởng tượng, vừa có sự tồn tại của khoa học kĩ thuật đầu thế kỉ XX, vừa có sự song hành của phép thuật. Nhân vật chính là cô thợ làm mũ Sophie, bị biến thành một bà lão do lời nguyền của một mụ phù thủy. Để thoát khỏi lời nguyền, cô đi tìm đến pháp sư Howl, nhưng lại bị quấn vào những rắc rối khác. Một trong số đó là cuộc chiến giữa hai vương quốc đang bùng nổ.
Bộ phim vừa có yếu tố phiêu lưu, viễn tưởng, vừa kì bí và lãng mạn nên rất được công chúng đón nhận rộng trãi cũng như được giới Hàn lâm đánh giá cao. Đây cũng là bộ phim mà Miyazaki cảm thấy hài lòng nhất. Phim còn gửi gắm thông điệp phản đối chiến tranh về việc Mỹ khủng bố Irac năm 2003 bên cạnh đó là đề cao nữ quyền và những phẩm chất tốt đẹp bên trong, thay vì vẻ bề ngoài phù phiếm. Bộ phim từng được đề cử giải Oscar cho phim hoạt hình hay nhất năm 2006.
7. From Up On Poppy Hill – Ngọn đồi hoa Anh Túc – 2011
From Up On Poppy Hill là bộ phim hoạt hình Anime có doanh thu cao nhất vào năm 2011, phim cũng đã dành được giải Phim hoạt hình của năm tại lễ trao giải Viện Hàn lâm Nhật Bản lần thứ 35 và lễ trao giải Anime Tokyo lần thứ 11 vào năm 2012.
Lấy bối cảnh Nhật Bản vào những năm 1960, bộ phim nói về cô bé Matsuzaki Umi sống cùng với gia đình trên đỉnh của một ngọn đồi ở sát biển. Cha cô đã mất tích trong chiến tranh, mỗi ngày Umi vẫn kiên nhẫn kéo cờ trong khoảng sân trồng đầy hoa anh túc làm hiệu hi vọng từ trùng khơi xa xôi cha có thể nhận ra trốn về. Sau đó Umi gặp Shun - một chàng trai cùng trường, họ cùng nhau đấu tranh sửa chữa lại ngôi trường cũ thay vì phá bỏ và xây ngôi trường mới. Tình cờ Umi và Shun nghi ngờ cả hai có mối quan hệ huyết thống với nhau, dù vậy tình cảm thầm lặng họ dành cho nhau vẫn không thể nào cắt đứt.
8. Ponyo – Cô bé người cá Ponyo – 2008
Bộ phim lấy cảm hứng từ bộ phim nàng tiên cá nổi tiếng, Phim đạt được nhiều giải thưởng khác nhau trong đó có giải dành cho phim hoạt hình hay nhất năm của Viện Hàn lâm Nhật Bản. Bộ phim đứng hạng 9 về những phim có doanh thu cao nhất trong tuần đầu tiên công chiếu tại Mỹ.
Câu chuyện kể về một cô bé cá vàng tên là Polumisharudin – con gái của Vua biển cả, nhưng lại luôn muốn trở thành con người sau khi cô đã trốn khỏi gia đình ở dưới đại dương. Tình cờ khi lên tới mặt biển cô đã được một cậu bé tên là Sousuke nhặt được khi cô đang mắc kẹt trong một cái chai. Cậu bé Sousuke đã đặt tên cho cô bé là Ponyo và mang cô về nhà nuôi vì biết rằng cô là cá thần vì đã giúp vết thương trên tay cậu bé biến mất một cách thần kỳ. Ông vua biển sau khi biết con gái đã bỏ trốn thì đã rất tức giận, lập tức kêu gọi tìm bắt mang bằng được Ponyo về nhưng lúc liếm vào vết thương của Sousuke thì cô đã nuốt máu người và trở nên mạnh mẽ một cách không ngờ, có thể biến hóa tay chân tùy ý. Lợi dụng những lúc cha mình vắng mặt, Ponyo đã nhờ các em của mình giúp sức để trốn thoát tìm gặp cậu bé Sousuke. Tuy nhiên cùng lúc trở thành người thì năng lực của Ponyo cũng từ từ biến mất.
Với lối tạo hình nhân vật cùng tính cách cực kỳ đáng yêu, cùng những thước phim về phong cảnh, đời sống và tâm hồn luôn hướng đến những điều thiện lành của các nhân vật trong phim. Ponyo luôn là bộ phim hoạt hình được rất nhiều tầng lớp yêu thích không riêng gì trẻ em.
9. The Wind Rises – Gió nổi – 2013
Không chỉ đạt doanh thu cao nhất Nhật Bản vào năm 2013 mà Phim đã nhận được các giải thưởng như giải Viện Hàn lâm Nhật Bản cho phim hoạt hình hay nhất, cùng nhiều đề cử danh giá như đề cử giải Oscar cho phim hoạt hình hay nhất, đề cử Quả cầu vàng cho phim nói tiếng nước ngoài hay nhất.
Nhân vật chính trong câu chuyện là Jiro – một chàng trai sinh ra đã có niềm yêu thích mạnh liệt với không trung, với giấc mơ được lái máy bay trinh phục bầu trời tuy nhiên ước mơ của cậu lại gặp một trở ngại không thể vượt qua đó là cậu bị cận nặng và không thể trở thành phi công. Những cảm hứng từ Caproni, một kỹ sư hàng không người Ý với vẻ ngoài bảnh bao đã đem lại cho Jirō một giấc mơ mới đó là tự tay thiết kế ra những chiếc máy bay chiến đấu cho nước Nhật sử dụng trong thế chiến 2. Vượt qua bao nhiêu khó khăn thì Jiro cũng trở thành một kỹ sư thiết kế máy bay chiến đấu và tìm thấy được tình yêu của mình với Naoko – một cô gái bé nhỏ yếu đuối luôn xinh tươi yêu đời.
"Gió vẫn thổi, ta phải sống" là câu nói ở đầu phim nhưng gần như đã báo trước kết thúc. Những thiết kế quý giá của Jiro sớm trở thành đống tro tàn trong thất bại của Đế quốc Nhật Bản, anh bơ vơ trong sự nuối tiếc và cô độc khi mà Naoko đã mất. Trong những giấc mơ, Jiro thấy Caproni và Naoko bên anh, động viên anh tiếp tục sống, vì gió vẫn thổi và ta phải tiếp tục sống và mơ ước dù biết ngọn gió cuộc đời không lặng bao giờ.
10. Porco Rosso – Chú heo màu đỏ - 1992
Porco Rosso là bộ phim hoạt hình hay nhất ra đời vào những năm 1992 với cốt truyện vô cùng thú vị và đầy sức lôi cuốn.
Porco Rosso lấy bối cảnh chiến tranh thế giới thứ nhất, kể về một phi công bị một lời nguyền mà khuôn mặt của ông bị biến thành mặt heo. Ông từng có tên là Marco Pagot nhưng từ khi bị lời nguyền thì mọi người lại biết đến ông qua cái tên Porco Rosso – theo tiếng Ý là “Heo đỏ” vì ông luôn lái máy bay màu đỏ. Ông từ là phi công chiến đấu cho lực lượng không quân Ý trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Porco ngày càng thất vọng và sau đó chuyển nghề thành săn tiền thưởng và bảo vệ các con tàu khỏi bọn cướp biển. Mặc dù là đối thủ của nhau nhưng Porco cùng bọn hải tặc đôi khi lại cùng uống rượu với nhau để học cách cùng tồn tại với nhau và cố làm cho mọi trận không chiến trở nên ít đổ máu nhất tại một quán rượu được điều hành bởi một người phụ nữ tên là Gina. Và ở đây đã diễn ra một mối tình lãng mạn, ngọt ngào giữa “Heo đỏ” và Gina. Porco Rosso tuy là một bộ phim hoạt hình, nhưng lại mang ý nghĩa lịch sử, minh chứng cho những người có tinh thần chống “Phát xít” bất khuất của những người muốn bảo vệ hòa bình.
Porco Rosso là bộ phim số 1 ở thị trường Nhật Bản năm 1992, thu được 2.8 tỷ yen lợi nhuận phát hành. Bộ phim này nhận được giải "Prix du long métrage (Phim chọn lọc) tại Liên hoan Phim hoạt hình Quốc tế Annency năm 1993. Nó cũng lọt vào danh sách 50 bộ phim hoạt hình hàng đầu của Time Out.
Đón đọc 20 bộ phim hoạt hình hay nhất của Studio Ghibli (Phần 2)