20 bộ phim hoạt hình hay nhất của Studio Ghibli - Phần 2
11. The Tale Of Pricess Kaguya – Chuyện nàng công chúa Kaguya – 2013
Được coi là tác phẩm cuối cùng của cây đại thụ hoạt hình Nhật Bản Isao Takahata - The Tale Of Pricess Kaguya đưa người xem đến với câu chuyện nàng công chúa ống tre đầy mộc mạc, để từ đó khơi dậy những cảm xúc chân thật, mạnh mẽ nhất của người xem. Phim từng được đề cử hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc trong giải Oscar năm 2015
Bộ phim kể về một cô gái bí ẩn có tên là công chúa Kaguya, cô được ông lão Okina – một người làm nghề đốn tre tìm thấy trong thân một búp măng phát sáng. Tin rằng đây là một món quà trời ban, ông đã đem cô về nhà. Okina cùng vợ của ông đã quyết định nhận Kaguya làm con của họ. Từ đó hành trình cuộc đời của Kaguya từ cô con gái nhỏ của cặp vợ chồng nghèo trên núi trở thành công chúa toàn sắc toàn tài của gia đình thịnh vượng là chuyện phi thường được chặt đều thành từng khúc nhỏ, hấp dẫn người xem bởi kỹ thuật kể chuyện khéo léo tài tình của mình.
Phim Ghibli nổi bật qua những tác phẩm đề cao giá trị của người phụ nữ với bản tính mạnh mẽ. nhưng lại mang một vẻ đẹp tinh tế, thanh thoát và tinh khôi. Chính vì thế bộ phim cuối cùng trong sự nghiệp đạo diễn của Isao Takahata cũng như một lời từ biệt sâu lắng của ông đến với khán giả.
12. Kiki’s Delivery Service – Dịch vụ chuyển phát phù thủy – 1989
Lại một kiệt tác khác được thực hiện bởi hãng Ghibli dưới sự đạo diễn của Hayao Miyazaki. Bộ phim được chuyển thể từ bộ tiểu thuyết cùng tên của Eiko Kadono. Phim đoạt giải Animage Anime Grand Prix cùng năm và phim đầu tiên Studio Ghibli ký hợp đồng phát hành với Disney của Mỹ.
Câu chuyện kể về cô gái phù thủy tập sự tên là Kiki – 13 tuổi, cô lên thành phố để gặp người bạn của mình tên là Jiji cùng với chú mèo của mình bằng một chiếc chổi bay. Kiki đã ở lại thành phố này để tập luyện thêm kỹ năng bay của mình bằng việc xây dựng một cửa hàng để giao hàng cũng như với tính cách tốt bụng của mình cô cũng làm mọi việc có thể để giúp đỡ mọi người trong thành phố. Cũng như nhiều bạn cùng tuổi, Kiki đã trải qua một giai đoạn khó khăn khi bỗng nhiên mất hết phép thuật và niềm tin vào bản thân mình. Thế nhưng, cô phù thủy nhỏ đã vượt qua bằng sự giúp đỡ của người thân và nỗ lực của chính bản thân.
Hình ảnh Kiki đáng yêu, thông minh và tốt bụng là một hình tượng đẹp cho nhiều khán giả trẻ em bởi chính những đức tính ấy khiến cuộc sống ngày càng tốt hơn.
13. Nausicaa Of The Valley Of The Wind – Nàng công chúa ở thung lũng gió – 1984
Trong danh sách này không thể không có sự hiện diện của kiệt tác “Nàng công chúa ở thung lũng gió” của Hayao Miyazaki. Tác phẩm này chính là tiền đề cho sự ra đời của hãng Ghibli 1 năm sau đó. Trang IMDb đưa nó vào danh sách “50 phim hoạt hình hay nhất mọi thời đại”.
Bối cảnh phim là 1000 năm sau cuộc chiến tranh tàn khốc “7 ngày khói lửa” xảy ra – con người đã sử dụng mọi thứ vũ khí sinh học, hóa học, hạt nhân để giết chóc lẫn nhau dẫn đến việc đã làm cho đất sông, suối, ao, hồ bị nhiễm độc một cách nặng nề. Những người còn sống xót tập trung rải rác thành các vương quốc nhỏ ở những khu vực bị ảnh hưởng nhẹ hơn bởi chất độc. Nausicaa – Nhân vật chính của bộ phim, là một cô gái mạnh mẽ, thông mình và là công chúa của vùng Thung Lũng Gió. Nausicaa đã phải tìm mọi cách để mọi người hiểu được là cách duy nhất để con người tồn tại là phải sống hòa hợp và làm bạn với thiên nhiên chứ không phải là khống chế thiên nhiên. Để làm được điều đó thì con người cần phải học cách tin tưởng lẫn nhau. Mặc dù Nausicaa có khả năng đánh bại mọi vị tướng quân của kẻ thù nhưng cô vẫn tin tưởng cách giải quyết bằng hòa giải.
Được xem là bộ phim không chỉ hấp dẫn về mặt giải trí mà còn giàu ý nghĩa giáo dục, không chỉ với trẻ em mà ngay cả người lớn.
14. Whisper Of The Heart – Lời thì thầm của trái tim – 1995
Lời thì thầm của trái tim ra đời đánh dấu nhiều thay đổi quan trọng trong lịch sử xưởng phim hoạt hình Ghibli. Thứ nhất, đây là lần đầu tiên trong lịch sử xưởng phim, một anime lại được giao vào tay một người đạo diễn khác ngoài Miyazaki Hayao và Takahata Isao. Quay lại thời điểm ra đời của bộ phim vào năm 1995, dường như Ghibli đã tìm được một tiếng nói mới cho mình, một đạo diễn có đủ tài năng để sánh ngang với hai nhà sáng lập xưởng phim. Những ai gắn bó với Ghibli hiển nhiên không xa lạ với cái tên Kondō Yoshifumi, vì ông đã góp mặt trong rất nhiều tác phẩm của Ghibli với vai trò giám chế hoạt hoạ. Nhưng đây là lần đầu tiên ông xuất hiện với vai trò đạo diễn.
Bộ phim kể về nhân vật nữ chính - Tsukishima Shizuku - một học sinh trung học 14 tuổi sống cùng bố mẹ trong một căn hộ chung cư ở Tama New Town, thuộc Tây Tokyo. Cô rất thích đọc sách và có một người bạn thân tên Harada Yuko. Chuyện bắt đầu khi cô phát hiện các thẻ mượn sách thư viện luôn xuất hiện cái tên Amasawa Seiji. Trong kì nghỉ hè, cô bé Shizuku đã bắt gặp một chú mèo có thể tự mình đi tàu. Với bản tính hiếu kì, cô đã quyết định đi theo con mèo ấy. Từ đây, cô đã gặp được chàng trai định mệnh Seiji và Baron – một búp bê mèo kì diệu giúp cô nghe được tiếng lòng mình. Từng thước phim trôi qua, người xem như được hoài niệm lại quá khứ, những buổi chiều đi thả diều, bắt dế hay nằm thảnh thơi trên bãi cỏ nhìn mây trôi.
15. Only Yesterday – Chỉ còn là hôm qua – 1991
Bao nhiêu năm đã trôi qua nhưng Only Yesterday vẫn luôn là một trong những bộ phim hoạt hình đáng xem nhất của Ghibli. Mang tới cho người xem 1 chuyện quá đỗi gần gũi, thần quen, bộ phim khiến ai cũng sẽ nhớ về những kỉ niệm tuyệt đẹp thời niên thiếu.
Bối cảnh trong phim diễn ra vào năm 1982. Nhân vật nữ chính, Taeko, 27 tuổi, là một cô gái sinh ra và lớn lên ở Tokyo. Cô là một viên chức bình thường, sống độc thân và không mấy hứng thú với công việc. Cuộc sống của Taeko trôi qua tẻ nhạt và bình lặng cho đến khi cô xin nghỉ phép một thời gian để về nông thôn giúp anh rể thu hoạch hoa rum (safflower- một loại hoa màu nghệ dùng để nhuộm vải). Trong suốt chuyến đi, những ký ức tuổi thơ về năm cuối tiểu học tràn ngập trong cô. Những mảnh ký ức cùng những việc xảy ra ở vùng quê này đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống tẻ nhạt của Taeko.
Only Yesterday là phim có doanh thu cao nhất năm 1991 ở Nhật Bản
16. Heisei Tanuki Gassen Ponpoko – Cuộc chiến Gấu mèo – 1994
Phim nói về một gia tộc tanuki một dạng sinh vật truyền thuyết giống như lửng chó Nhật Bản nhưng đã thành tinh có thể biến hình để hòa đồng vào xung quanh nhưng rất vui vẻ, yêu thương và rất ngây thơ đối với các mối đe dọa từ bên ngoài sống trong một khu rừng nơi mà sự xuất hiện của con người và quá trình đô thị hóa nhanh chóng làm ảnh hưởng đến cuộc sống tự nhiên và thu hẹp khu rừng lại. Đối mặt với mối hiểm họa ấy các thành viên trong gia tộc tanuki đã cố gắng làm nhiều cách để xua đuổi con người con người đi bằng rất nhiều cách khác nhau từ hù dọa bằng phép thuật, phá hoại cho đến vũ lực để làm chậm quá trình đô thị hóa này và bảo vệ ngôi nhà của mình. Khi thấy quá trình này vẫn không bị chặn đứng một số cũng tìm cách hòa đồng với môi trường sống mới với thuật biến hình hay đi tìm vùng đất mới.
Tác phẩm đã giành vị trí đầu bảng xếp hạng các phim có doanh thu cao nhất tại Nhật Bản năm 1994 cũng như nhận được các giải thưởng và được chọn cho việc gửi đi tham gia giải Oscar dành cho Phim nước ngoài xuất sắc nhất trong năm 1995. Ngoài ra Ponpoko còn là phim mà Ghibli sử dụng đồ họa máy tính vào phim
17. Tales From Earthsea – Huyền thoại đất liền và đại dương – 2006
Đây là một bộ phim anime chủ đề kỳ ảo kết hợp giữa các yếu tố và các nhân vật trong bốn cuốn sách đầu của bộ tiểu thuyết Earthsea do Ursula K. Le Guin thực hiện. Tuy nhiên, cốt truyện đã được thay đổi.
Cốt truyện xoay quanh Arren người đã ám sát vua của Enlad lấy đi thanh kiếm phép thuật sau đó anh được pháp sư Sparrowhawk cứu khi đang ở sa mạc. Cả hai người lên đường đến Hort Town nơi mà họ sẽ chiến đấu với một pháp sư khác người muốn đoạn lấy cuộc sống vĩnh cửu bằng việc sử dụng các phép thuật bị cấm. Thế giới trong Tales from Earthsea là nơi mà con người và rồng cùng sinh tồn. Một con rồng lớn xuất hiện khiến cuộc sống của con người bị hủy hoại, thế giới có nguy cơ bị diệt vong. Để ngăn chặn điều này, một nhóm người đã cùng lên đường đi tìm nguyên nhân.
Bộ phim từng được đề cử tại Giải Viện Hàn lâm Nhật Bản vào năm 2007
18. The Borrower Arrietty - Thế giới bí mật của Arrietty – 2010
The Borrower Arrietty là một phim hoạt hình kể về 1 gia đình tí hon tự gọi mình là những người vay mượn sống bên dưới nền nhà. Cô bé tí hon Arrietty – 14 tuổi là bạn thân của Sho - một cậu bé có vấn đề về bệnh tim mạch từ khi được sinh ra đang sống tại nhà của cô mình. Khi sự can thiệp của con người đe dọa đến cuộc sống của những Người Vay Mượn thì Arrietty và Sho đã cùng nhau hợp sức để bảo vệ cuộc sống của những người tí hon.
Bộ phim đã thắng giải Phim hoạt hình của năm tại Lễ trao giải Viện Hàn lâm Nhật Bản lần thứ 34 vào năm 2011
19. Omoide no Marnie – Hồi ức về Marnie – 2014
Bộ phim được dựa trên tiểu thuyết When Marnie Was There (Khi Marnie ở đó) bởi Joan G. Robinson. Kịch bản và đạo diễn phim là Yonebayashi Hiromasa, đã từng được đề cử tại Giải Viện Hàn lâm Nhật Bản (2015)
Satsuki Anna là một cô bé sống khép kín, không có bạn bè và sau khi bà ngoại chết thì cô bé được chuyển đến trại trẻ mồ côi và sau đó đến sống cùng với cha mẹ nuôi.Trong một lần phát hiện bức thư chứa nội dung liên quan đến tiền trợ cấp hàng tháng từ chính quyền địa phương. Anna bắt đầu nghi ngờ tình thương của cha mẹ nuôi.Sau một cơn hen suyễn nặng.Anna được gửi về nhà họ hàng của mẹ nuôi ở Kushiro, một thị trấn bên bờ biển để nghỉ ngơi, dưỡng bệnh.Tại đây, Anna bị thu hút bởi một ngôi nhà cũ kĩ bên kia đầm lầy và không ngừng tìm đến nó để khám phá. Nhờ đó, cô bé đã gặp được một cô gái bí ẩn bằng tuổi Anna tên là Marnie.
Mỗi ngày, hai người chơi với nhau từ sau năm giờ chiều và hứa giữ bí mật với người khác về tình bạn này. Nhưng sự kì lạ của tình bạn này khiến Anna bất an và sau sự kiện buổi tiệc, Marnie biến mất và Anna tin rằng Marnie chỉ là do mình tưởng tượng ra cho đến khi cô bé gặp Hisako, một họa sĩ và là người bạn thời thơ ấu của Marnie, và Sayaka, con gái gia đình mới chuyển đến sống ở ngôi nhà của Marnie. Sayaka tìm được cuốn nhật ký của Marnie và đưa nó cho Anna xem, nhưng nó bị thiếu vài trang cuối.
Marnie lại xuất hiện. Hai người bạn chia sẻ về vết thương lòng của nhau và cùng nhau đi đến kho thóc bị bỏ hoang gắn liền với nỗi sợ tuổi thơ của Marnie thì mưa to. Khi tỉnh lại, Marnie lại biến mất, để lại Anna bị sốt nặng và tổn thương với nỗi đau bị bỏ rơi. Khi Anna hạ sốt, Sayaka cho Anna xem những trang nhật ký Marnie bị thiếu và một bức hoạ,nhờ vậy Anna từ từ hiểu ra rằng mọi chuyện là do bản thân Anna tưởng tượng ra dựa theo những câu chuyện mà hàng đêm Anna được bà ngoại kể cho nghe lúc còn nhỏ.Sau đó,họ được nghe bà Hisako kể về cuộc đời buồn và đơn độc của một người con gái tên Marnie đã từng tồn tại.
Người mẹ nuôi của Anna tìm về quê để thăm hỏi tình hình của cô bé và khẳng định bà yêu Anna như con đẻ. Sau đó, bà đưa Anna xem một bức hình mà ngày nhỏ cô bé rất thích. Dòng ký ức thuở nhỏ quay về và Anna biết một điều rằng Marnie chính là người bà quá cố của mình.Người hay kể cho Anna những câu chuyện xảy ra với bản thân bà lúc bà còn sống ở ngôi nhà bên đầm lầy.
20. My Neighbors The Yamadas – Gia đình Yamada – 1999
My Neighbors The Yamadas là 1 bộ phim không thể bỏ qua trong lúc cả gia đình cùng tận hưởng niềm vui sum họp. Bằng những nét vẽ hoạt hình ngộ nghĩnh, dễ thương mang màu sắc riêng biệt trong bối cảnh giản dị đễ khiến "Chuyện Nhà Yamada" càng trở nên gần gũi và thật thân quen.
Mỗi thành viên trong gia đình được khắc họa với tính cách khác nhau khiến cuộc sống gia đình bớt nhàm chán và chân thật hơn bao giờ hết. Mỗi khán giả khi xem My Neighbors The Yamadas sẽ thấy bóng dáng mình đâu đó và hơn hết cảm thấy trân trọng hơn từng phút giây bên cạnh gia đình của mình.
Trên đây là danh sách 20 phim hoạt hình hay nhất của Studio Ghibli. Xosomienbaczone.com chúc các bạn sẽ tìm được những bộ phim hay để thưởng thức. Cảm ơn các bạn đã theo dõi!
Nếu các bạn chưa theo dõi phần 1 thì hãy đón đọc ở đây: