Bảng cân nặng thai nhi theo tuần các mẹ cần phải biết

Đối với những phụ nữ đang trong quá trình mang thai thì sức khỏe của cả mẹ và thai nhi luôn được quan tâm. Để biết được thai nhi phát triển có được bình thường hay không thì việc thăm khám ở các cơ sở y tế cũng phải thường xuyên và bố mẹ cũng nên biết cân nặng thai nhi phát triển theo tuần để chủ động theo dõi tình trạng của con trong quá trình phát triển. Hôm nay, bài viết mà tôi chia sẻ dưới đây sẽ cung cấp thông tin cho các mẹ đang mang bầu về cân nặng của thai nhi qua các tuần.

Bảng cân nặng thai nhi theo tuần các mẹ cần phải biết

Yếu tố ảnh hưởng cân nặng chuẩn của thai nhi.

Thông thường, sự phát triển của thai nhi cả về cân nặng và chiều cao sẽ dựa vào những yếu tố sau:

- Yếu tố do gen di truyền.

- Sức khỏe của mẹ bầu trong quá trình mang thai cũng sẽ ảnh hưởng tới thai nhi. Ví dụ như mẹ bầu bị bệnh tiều đường, béo phì thì con sinh ra sẽ lớn hơn những đứa trẻ bình thường về cân nặng.

- Thứ tự sinh con: Trên thực tế thì con thứ 2 sẽ lớn hơn con đầu. Tuy vậy, nếu khoảng cách giữa hai lần sinh gần nhau, có khả năng bé thứ 2 có thể bị nhẹ cân.

- Vóc dáng của người mẹ.

- Mức độ tăng cân của người mẹ. Trong trường hợp mẹ tăng cân ít hoặc không tăng cân, tức là chế độ dinh dưỡng cung cấp cho mẹ và cả thai nhi sẽ không đủ, thiểu chất sẽ dẫn đến thai nhi có thể bị thiếu cân, còi cọc, suy dinh dưỡng.

- Số lương thai nhi trong bụng mẹ. Nếu người mẹ mang đa thai (nhiều thai nhi), song thai (2 thai nhi) cân nặng của từng bé khi sinh ra sẽ thấp hơn bình thường.

Yếu tố ảnh hưởng cân nặng chuẩn của thai nhi

Để cân nặng thai nhi đạt chuẩn, cần lưu ý điều gì?

Trong thời kì mang thai của các mẹ bầu, các mẹ nên thực hiện theo một chế độ ăn uống “ăn cho cả mẹ và con” để thai nhi phát triển khỏe mạnh và toàn diện. Đặc biệt trong quá trình mang thai không nên ăn kiêng bởi nếu các bạn ăn kiêng thì dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi sẽ không đầy đủ, mẹ còn dễ đối mặt với tình trạng sinh non, bé sinh ra dễ bị thiếu chất, suy dinh dưỡng. Trung bình thai nhi tăng cân trong thai kì là khoảng 10 – 12 kg.

Những điều lưu ý trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu nên cẩn thận bảo vệ sức khỏe của mình tránh nhiễm độc thai nghén, tăng huyết áp, sản giật bởi mẹ không may mắc một trong những tình trạng trên thì thai nhi sẽ bị đe dọa chuyển dạ sớm ảnh hưởng nghiêm trọng tới thai nhi hoặc nếu ở những tháng đầu mẹ sẽ có nguy cớ bị mất con.

Ở những bà mẹ mang bầu nhẹ cân thì cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, sức khỏe cho 9 tháng mang thai để bé hấp thụ đầy đủ chất cho quá trình phát triển toàn diện.

Để cân nặng thai nhi đạt chuẩn, cần lưu ý điều gì?

Bảng cân nặng thai nhi phát triển theo tuần

Giai đoạn

Chiều dài

 Cân nặng

Tuần thứ 8

 1.6 cm

1 g

Tuần thứ 9

 2.3 cm

2 g

Tuần thứ 10

 3.1 cm

4 g

Tuần thứ 11

 4.1 cm

7 g

Tuần thứ 12

 5.4 cm

14 g 

Tuần thứ 13

 7.4 cm

23 g

Tuần thứ 14

 8.7 cm

43 g

Tuần thứ 15

 10.1 cm

70 g

Tuần thứ 16

 11.6 cm

100 g

Tuần thứ 17

 13 cm

140 g

Tuần thứ 18

 14.2 cm

190 g

Tuần thứ 19

 15.3 cm

240 g

Tuần thứ 20

 16.4 cm

300 g 

Tuần thứ 21

 25.6 cm

360 g

Tuần thứ 22

 27.8 cm

430 g

Tuần thứ 23

 28.9 cm

501 g

Tuần thứ 24

 30 cm

600 g

Tuần thứ 25

 34.6 cm

660 g

Tuần thứ 26

 35.6 cm

760 g

Tuần thứ 27

 36.6 cm

875 g

Tuần thứ 28

 37.6 cm

1005 g

Tuần thứ 29

 38.6 cm

1153 g

Tuần thứ 30

 39.9 cm

1319 g

Tuần thứ 31

 41.1 cm

1502 g

Tuần thứ 32

 42.4 cm

1702 g

Tuần thứ 33

 43.7 cm

1918 g

Tuần thứ 34

 45 cm

2146 g

Tuần thứ 35

 46.2 cm

2383 g

Tuần thứ 36

 47.4 cm

2622 g

Tuần thứ 37

 48.6 cm

2859 g

Tuần thứ 38

 49.8 cm

3083 g

Tuần thứ 39

 50.7 cm

3288 g

Tuần thứ 40

 51.2 cm

3462 g

Bà bầu tăng bao nhiêu cân trong thời gian mang thai?

Bên cạnh việc tham khảo bảng cân nặng chuẩn của thai nhi như bên trên, mẹ bầu cũng cần quan tâm tới bảng cân nặng của phụ nữ khi mang thai.

Thông thường, để tính cân nặng trung bình của phụ nữ mang thai dựa theo công thức: \(BMI = \frac{{trọng\,lượng}}{{chiều\,cao \cdot 2}}\)  (BMI là chỉ số khối lượng cơ thể)

Trước khi mang thai nếu khối lương cơ thể của mẹ bầu tức là BMI vào khoảng 18,5 – 24,9 nên tăng khoảng 9 – 12 kg trong cả giai đoạn thai kì và được chia là 3 giai đoạn sau:

  • Giai đoạn thứ nhất hay giai đoạn đầu tăng khoảng 1,5- 2 kg trong 3 tháng.
  • Giai đoạn giữa và cuối thai kì cần tăng 1 – 2 kg trong 1 tháng.

Trường hợp đặc biệt, mẹ mang song thai (thai đôi) thì BMI sẽ rơi vào khoảng 16- 20 kg và cũng chia thành những giai đoạn như sau với bà bầu thừa cân và thiếu cân.

Bà bầu thừa cân thì tăng ít hơn được phân chia như sau:

  • Giai đoạn thứ nhất hay giai đoạn đầu tăng khoảng 1kg trong 1 tháng
  • Giai đoạn giữa và cuối thai kì cần tăng 200 – 300g trong 1 tuần.

Đối với mẹ bầu bị thiếu cân thì phân chia như sau:

  • Giai đoạn thứ nhất hay giai đoạn đầu tăng khoảng 2,5 kg trong 1 tháng
  • Giai đoạn giữa và cuối thai kì cần tăng 500 – 600g trong 1 tuần.

Bà bầu tăng bao nhiêu cân trong thời gian mang thai?

Những thực phẩm bạn cần bổ sung để thai nhi tăng cân một cách khoa học.

Hải sản

Theo khuyến cáo của FDA, mỗi tuần thì các mẹ bầu nên ăn khoảng 340 g hải sản nấu chín để góp phần thúc đẩy sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Ngoài ra các mẹ cũng nên bổ sung các loại dầu cá như cá hổi, cá ngừ,… giàu Omega -3 tốt cho sự phát triển não bộ của bé. Các hải sản khác cũng rất tốt cho sức khỏe của các mẹ bầu là tôm, cá nước ngọt, cua….Một điều đặc biệt chú ý là các loại hải sản phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và nên diệt khuẩn trước khi chế biến.

Rau xanh và hoa quả

Các loại rau như cà rốt, bắp cải , đu đủ, gấc,… rất giàu vitamin A giúp bé phát triển khỏe mạnh và rất tốt cho xương. Bên cạnh đó các phụ nữ mang thai cũng nên bổ sung những loại rau quả chứa nhiều sắt như rau dền, đu đủ, táo tây, hồng xiêm…..

Thực phẩm giàu chất đạm

Thịt bò là một trong những thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng như chất sắt có tác dụng bổ sung lượng máu cho cơ thể, tránh nguy cơ cơ thể bị thiếu máu; giàu vitamin B6 giúp mẹ bầu xây dựng khả năng miễn dịch, và protein giúp chuyển hóa và tổng hợp thức ăn, giúp phục hồi cơ thể sau khi có nhưng hoạt đông mạnh. Bên cạnh đó các chất này rất cần thiết phát triển trí não của thai nhi và thể chất của thai để đáp ứng được sự phát triển theo đúng cân nặng thai nhi theo tuần.

Sữa

Trong sữa chứa rất nhiều chất khoáng giúp tăng cường phát triển xương và chiều cao của thai nhi. Ngoài việc uống các loại sữa dành cho mẹ bầu thì sữa chua chứa hàm lượng canxi, kẽm và vitamin rất tốt cho sức khỏe của cả 2 mẹ con.

Hy vọng bài viết của tôi ngày hôm nay sẽ giúp các mẹ bầu có thêm kiến thức về thai nhi trong quá trình phát triển và đừng quên để lại bình luận bên dưới để đóng góp ý kiến cho bài viết nhé.

Viết bình luận