Benchmark là gì? Các công cụ Benchmark phổ biến trên thế giới hiện nay
Mục lục nội dung
Benchmark là một thuật ngữ chúng ta thường thấy trên các trang tin tức, đặc biệt là tin tức liên quan đến công nghệ kỹ thuật. Vậy các bạn có biết Benchmark là gì và chúng có ý nghĩa quan trọng như nào hay không?
I. Benchmark là gì?
Benchmark là một thuật ngữ tiếng Anh cơ bản và khi chúng được dịch ra tiếng Việt thì có nghĩa là “Điểm chuẩn”. Cụm từ “Điểm chuẩn” ở đây nhằm chỉ hiệu suất, hiệu năng, sức mạnh của một sản phẩm nào đó đã trải qua bài kiểm tra (theo mẫu kiểm tra chung) và ghi lại kết quả. Sau khi có kết quả, mọi người sẽ sử dụng Benchmark – Điểm chuẩn đó để so sánh nhiều sản phẩm với nhau và đánh giá xem sản phẩm nào mạnh hơn, khỏe hơn. Trên thế giới công nghệ, Benchmark là một từ khóa được rất nhiều người nhắc đến, đặc biệt là trong những cuộc thảo luận liên quan đến so sánh hiệu năng của sản phẩm.
Một bài kiểm tra Benchmark sẽ bao gồm nhiều bước khác nhau (do nhà sản xuất thiết lập) và bất kỳ sản phẩm nào muốn ghi được điểm số Benchmark thì đều phải trải qua đầy đủ tất cả các bước. Toàn bộ quá trình ghi điểm Benchmark đều do máy móc làm việc và chuyện gian lận dường như là không thể, nếu có gian lận thì sớm muộn cũng bị lộ vì máy móc không biết nói dối.
Trong thực tế, Benchmark còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, điển hình như trong lĩnh vực kinh tế. Các nhà đầu tư sẽ dựa vào Benchmark – Điểm chuẩn để so sánh, đánh giá các doanh nghiệp, công ty trong cùng một lĩnh vực hoạt động. Ví dụ: So sánh tiềm năng của 02 doanh nghiệp kinh doanh nghiệp Xuất nhập khẩu A và Xuất nhập khẩu B.
Tuy nhiên, trong bài viết này, thuthuatphanmem.vn sẽ chỉ đề cập đến Benchmark trong mảng công nghệ vì chúng có nhiều yếu tố thú vị và hấp dẫn.
II. Ý nghĩa của Benchmark
Benchmark được biết đến là “thước đo chung” khi đem một sản phẩm công nghệ nào đó ra so sánh với nhau. Khi “thước đo chung” được ra đời, chúng đã giúp cho việc so sánh trở nên công bằng, minh bạch, rõ ràng hơn rất nhiều. Vậy nên, chúng ta thấy được rằng khi ai đó so sánh bất kỳ sản phẩm công nghệ nào đó thường đem các kết quả benchmark cụ thể để kết luận.
Trước đây, các công cụ Benchmark không có trên thị trường và hiệu năng của sản phẩm không có thước đo chung. Lúc này, các hãng sản xuất thường giới thiệu sản phẩm dựa theo kết quả mà họ thử nghiệm được, thông thường thì hãng nào cũng có một chút gian lận để nâng cao hiệu năng của sản phẩm khi giới thiệu với mục đích thu hút người xem. Câu chuyện này đã gây nhiều nhức nhối suốt một thời gian dài và buộc các đơn vị trung gian phải sản xuất ra các công cụ Benchmark với mục đích dùng kết quả đó làm “thước đo chung” cho các sản phẩm công nghệ. Từ khi có Benchmark, hiện tượng gian lận hiệu suất đã giảm đi đáng kể các hãng sản xuất buộc phải cạnh tranh công bằng.
Bên trên là ý nghĩa của Benchmark đối với các hãng sản xuất và người yêu công nghệ, đối với người dùng phổ thông thì chúng cũng có ý nghĩa khác. Ai ai cũng vậy, trước khi mua một sản phẩm nào đó họ sẽ thường quan tâm đến hiệu năng của sản phẩm. Khi Benchmark ra đời, người mua có một cái nhìn chung về hiệu suất của từng sản phẩm và từ đó sẽ lựa chọn được cho mình sản phẩm phù hợp nhất. Chúng ta thường gặp trường hợp này nhất vì có rất nhiều người dựa vào Benchmark để quyết định trả tiền cho sản phẩm.
III. Các công cụ Benchmark phổ biến
Trên thị trường hiện nay, chúng ta đang có rất nhiều công cụ Benchmark và mỗi công cụ Benchmark đều hướng tới việc đo hiệu suất của một số sản phẩm nhất định. Khi so sánh các sản phẩm, chúng ta sẽ phải sử dụng điểm số Benchmark trên cùng một nền tảng vì mỗi nền tảng Benchmark sẽ có cách tính điểm khác nhau. Dưới đây là những công cụ Benchmark dành riêng cho từng linh kiện cụ thể.
1. Công cụ Benchmark cho CPU máy tính
CPU dành cho máy tính là linh kiện thường xuyên được đem ra so sánh nhất vì chúng sẽ thể hiện rõ hiệu năng thông qua các con số. Dưới đây là danh sách những phần mềm Benchmark cho CPU tốt nhất và phổ biến nhất.
A. Cinebench
Trang chủ: Cinebench
Không phải bàn cãi quá nhiều, Cinebench hiện nay đang là phần mềm benchmark dành cho CPU tốt nhất và phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Sau nhiều năm phát triển, Cinebench đã đi đến phiên bản R20 với cách tính điểm mới và được xem là khai thác triệt để hiệu suất của CPU khi kiểm tra. Bài kiểm tra của Cinebench sẽ yêu cầu CPU phải dựng hình 3D và ghi lại thời gian dựng hình để tính thành điểm số.
B. Geekbench
Trang chủ: Geekbench
Xếp ngay sau Cinebench, chúng ta có công cụ Geekbench và thường được gọi với cái tên Geekbench 5. Trên nền tảng Geekbench hiện nay, hãng sản xuất đang nắm giữ hàng loạt điểm chuẩn khác nhau của rất nhiều sản phẩm CPU. Thông thường, điểm chuẩn của Geekbench thường xuyên được hé lộ trước khi một CPU nào đó được ra mắt.
C. Passmark
Trang chủ: Passmark
Nếu nói về mức độ nổi tiếng và phổ biến thì có lẽ Passmark không bằng 02 công cụ trên nhưng chúng cũng là nền tảng kiểm tra hiệu suất hiệu quả và được nhiều người sử dụng tin dùng. Điểm lợi thế lớn nhất của Passmark đó chính là miễn phí dịch vụ.
2. Công cụ Benchmark cho GPU máy tính
Tương tự như CPU, dòng GPU dành cho máy tính cũng có các công cụ kiểm tra riêng biệt với nhiều tính năng khác nhau, đối với công cụ kiểm tra GPU cho máy tính thì mức độ phổ biến như sau:
A. 3D Mark
Trang chủ: 3D Mark
3D Mark là công cụ được nhiều người sử dụng nhất khi muốn kiểm tra điểm chuẩn của GPU trên máy tính, hiện nay hãng đang có nhiều phiên bản nhưng phổ biến nhất là 3D Mark Time Spy, 3D Mark Fire Stricke. Công cụ này hiện đang được bán trên nền tảng Steam (dành cho người dùng cần kiểm tra) và bảng xếp hạng hiệu năng được cung cấp miễn phí trên trang chủ.
B. Unigine 2
Trang chủ: Unigine 2
Unigine 2 được biến đến là phần mềm benchmark đơn giản cho GPU nhưng có kết quả vô cùng chính xác và hiệu quả rất cao. Công cụ Unigine 2 cũng cung cấp danh sách hiệu năng các sản phẩm sau khi kiểm tra cho người sử dụng tham khảo.
C. Superposition
Trang chủ: Superposition
Superposition được ít người biết đến do chúng không được nhiều người dùng sử dụng, nhưng xét về mặt hiệu năng thì chúng hoàn toàn xứng đáng để dùng. Công cụ cung cấp bộ đo điểm chuẩn cụ thể, chính xác và hiệu quả rất cao.
3. Công cụ Benchmark cho HDD, SSD, USB
Đối với dòng thiết bị lưu trữ dữ liệu thì các công cụ Benchmark sẽ chủ yếu tập trung khai thác tốc độ đọc ghi ngẫu nhiên, tốc độ đọc ghi file lớn, tốc độ đọc ghi file nhỏ, file phức tạp cấu trúc,…
A. Crystal Disk Mark
Trang chủ: Crystal Disk Mark
Khỏi phải bàn cãi, khi các bạn tìm kiếm Benchmark cho ổ cứng thì chắc chắn các kết quả của Crystal Disk Mark sẽ nhiều nhất. Có thể nói rằng “Crystal Disk Mark là công cụ benchmark quốc dân dành cho ổ cứng”. Hiện nay, Crystal Disk Mark đang được phát hành hoàn toàn miễn phí và ai cũng có thể cài đặt để kiểm tra hiệu năng ổ cứng.
B. ATTO Disk Benchmark
Trang chủ: ATTO Disk Benchmark
Mặc dù không được nhiều người sử dụng do có quá nhiều tính năng nâng cao và phức tạo, ATTO Disk Benchmark thường được các chuyên gia sử dụng. Hiện nay, ATTO Disk Benchmark đang cung cấp chế độ kiểm tra hiệu suất tốc độ vô cùng chuyên sâu và hiệu quả.
4. Công cụ Benchmark cho CPU điện thoại
Trên điện thoại (Android), các ứng dụng benchmark cũng được nhiều người sử dụng săn đón vì chúng thể hiện rõ hiệu suất của một sản phẩm di động. Đối với điện thoại thì chúng ta chỉ có Benchmark trên Android vì các sản phẩm của Apple không cần nhiều đến việc so sánh hiệu năng.
A. Antutu
Trang chủ: Antutu
Khi nhắc đến phần mềm Benchmark cho điện thoại, có lẽ Antutu là ứng dụng duy nhất được mọi người nhắc đến nhờ sự phổ biến và chất lượng. Hiện nay Antutu đang miễn phí trên Android và bảng xếp hạng của Antutu được cập nhật theo tuần cho người sử dụng dễ dàng nắm bắt và kiểm tra.
Trong bài viết này là một loạt các thông tin liên quan đến vấn đề Benchmark trên thị trường công nghệ cao và các sản phẩm công nghệ có hiệu suất. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức mới!