Các hàm luận lý (logical) trong Excel
Các hàm luận lý (logical) được sử dụng rất nhiều trong quá trình xử lý dữ liệu trong Excel. Nếu các bạn chưa biết hết về các hàm luận lý thông dụng thì cùng theo dõi bài viết dưới đây. Bài viết tổng hợp cú pháp và chức năng của các hàm trong nhóm hàm luận lý trong Excel.
1. AND
Cú pháp:
=AND(logical1, logical2,…)
Trong đó:
- logical1, logical2,… là một hay nhiều biểu thức logic có thể định trị là TRUE hay FALSE.
Mô tả:
Hàm trả về TRUE nếu tất cả các đối số đều được định trị là TRUE và trả về FALSE nếu có một hay nhiều logical được định trị là FALSE.
Ví dụ:
2. IF
Cú pháp:
=IF(logical_test, value_if_true, value_if_false)
Trong đó:
- logical_test: bất kỳ giá trị hoặc biểu thức nào có thể định trị là TRUE hoặc FALSE.
- value_if_true: là giá trị mà các bạn muốn trả về khi logical_test là TRUE. Nếu logical_test là TRUE mà value_if_true được bỏ qua thì hàm sẽ trả về 0 (không).
- value_if_false: là giá trị mà các bạn muốn trả về khi logical_test là FALSE. Nếu logical_test là FALSE mà value_if_false được bỏ qua (không có dấu phẩy ở sau đối số value_if_true) thì hàm trả về giá trị logic FALSE. Nếu logical_test là FALSE mà value_if_false được bỏ qua (có dấu phẩy ở sau đối số value_if_true) thì hàm trả về giá trị 0 (không).
Mô tả:
Hàm trả về một giá trị nếu điều kiện mà các bạn đưa ra được định trị là TRUE và trả về một giá trị khác nếu điều kiện đó được định trị là FALSE.
Ví dụ:
3. IFERROR
Cú pháp:
=IFERROR(value, value_if_error)
Trong đó:
- value: biểu thức để kiểm tra xem có lỗi không.
- value_if_error: giá trị trả về nếu value lỗi, các kiểu lỗi sau đây: #N/A, #VALUE, #REF, #DIV/0!, #NUM!, #NAME? hoặc #NULL!.
Mô tả:
Hàm trả về giá trị value_if_error nếu value được định trị lỗi, nếu không trả về kết quả của công thức.
Ví dụ:
4. NOT
Cú pháp:
=NOT(logical)
Trong đó:
logical là một biểu thức, một điều kiện kiểu logic.
Mô tả:
Hàm trả về kết quả là phép phủ định của biểu thức logic, hàm NOT trả về TRUE nếu biểu thức logical là FALSE và ngược lại.
Ví dụ:
5. OR
Cú pháp:
=OR(logical1, logical2,…)
Trong đó:
- logical1, logical2,… là những biểu thức, điều kiện mà các bạn muốn kiểm tra TRUE hay FALSE.
Mô tả:
Hàm trả về TRUE nếu một hay nhiều logical là TRUE, trả về FALSE nếu tất cả các logical là FALSE.
Ví dụ:
6. FALSE() và TRUE()
Cú pháp:
=FALSE() =TRUE()
Không có đối số. Các bạn có thể nhập trực tiếp giá trị FALSE hoặc TRUE vào công thức hoặc hàm khi tính toán. Excel sẽ tự hiểu đó là giá trị luận lý có giá trị FALSE hoặc TRUE.
Ví dụ:
Bài viết đã giới thiệu tới các bạn các hàm trong nhóm hàm luận lý trong Excel, hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn. Chúc các bạn thành công!