Các thế hệ của chip CPU Intel từ trước tới nay
Cứ mỗi năm, nhà sản xuất Intel lại cho ra mắt các sản phẩm mới của mình nhằm đáp ứng được nhu cầu của người dùng trong thời đại mới. Các thế hệ CPU Intel ngày càng mạnh mẽ hơn so với trước, kèm với đó là hàng loạt công nghệ đỉnh cao. Cũng nhờ sự kiện ra mắt hàng năm mà Intel chứng tỏ được với người tiêu dùng là mình là “ ông lớn “ trong ngành vi xử lý máy tính. Hôm nay, Thuthuatphanmem.vn sẽ tổng hợp lại toàn bộ các thế hệ CPU Intel từ trước đến nay (3-12-2018).
I. Nahalem (Thế hệ thứ nhất)
Nehalem là nền kiến trúc Intel Core I đầu tiên có nhiệm vụ thay thế cho Intel Core Duo/Core 2 Duo đã lâu đời. Intel Core i Nehalem được phát triển trên tiến trình 45nm, nhưng có một số mẫu được sản xuất từ nền tiến trình 32nanomet nhưng chúng lại không được mấy thịnh hành và ít ai biết tới vì tại lúc đó số tiền bỏ ra để sở hữu quá cao. Nehalem là thế hệ đầu tiên được trang bị thêm công nghệ Turbo Boost với công nghệ siêu phân luồng dữ liệu Hyper Threading để ép xung nhịp xử lý của vi xử lý thêm để giúp CPU mạnh hơn. Từ khi thế hệ đầu ra mắt, Nehalem đã có một cuộc cách mạng lớn vào thị trường vi xử lý máy tính với sức mạnh vượt trội của mình.
II. Sandy Bridge (Thế hệ thứ hai)
Là người nhiệm tiếp theo cho kiến trúc Nehalem, tất cả kiến trúc Sandy Bridge đã được sản xuất ở tiến trình 32nm. Thêm vào đó, Intel trang bị thêm GPU tích hợp là Intel HD Graphic 3000 cũng đã được sản xuất luôn trên tiến 32nm thay vì 45nm như trước đây. Chính vì điều này làm cho Sandy Bridge vừa có thể tiết kiệm diện tích và vừa có thể tiết kiệm điện năng tiêu thụ hơn so với đười trước kia vì CPU và GPU dùng chung bộ nhớ đệm Cache.
Tính năng Turbo Boost cũng được nâng lên bảng 2.0 cho hiệu năng tốt hơn. Ngoài ra Sandy Bridge được hỗ trợ công nghệ Intel Quick Sync Video giúp việc giải mã video dễ dàng hơn.
Khi đến thế hệ thứ 2, Intel liên tục cải tiến các công nghệ và tiền trình của mình nhanh chóng để dần đưa các CPU Intel lên tầm cao mới.
III. Ivy Bridge (Thế hệ thứ ba)
Cũng giống như người em Sandy Bridge nhưng tiến trình sản xuất trên Ivy Bridge lại được thu nhỏ xuống còn 22nm với công nghệ bóng bán dẫn 3D Tri-Gate giúp giảm kích thước nhưng vẫn tăng được số lượng bóng bán dẫn lên rất nhiều. Ivy Bridge cũng là thế hệ đầu tiên hỗ trợ công nghệ chuẩn USB 3.0 với GPU tích hợp cũng được nâng cấp lên HD Graphics 4000 hỗ trợ DirectX 11.
GPU xử lý đồ hoạ đã được cải tiến đáng kể với thế hệ GPU đi kèm mới là Intel HD 2500 hoặc HD 4000 (trên Sandy Bridge là Intel HD 2000 hoặc HD 3000). Intel HD 4000 đủ mạnh để xử lý video độ phân giải 4K. Chip vi xử lý Intel Core thế hệ thứ 3 với xử lý đồ họa Intel HD Graphic 4000 giúp tăng gấp 2 lần hiệu suất đồ họa 3D so với thế hệ bộ vi xử lý trước. Card đồ họa Intel HD Graphic 4000 hỗ trợ Microsoft DirectX11, OpenGL 3.1 và OpenCL 1.1.
IV. Haswell (Thế hệ thứ tư)
CPU Intel Haswell là dòng chip xử lý chủ yếu dành cho cho những thiết bị lai laptop và tablet (2 in 1) hay các dòng Ultrabook. Với các công nghệ của mình, Intel đã làm CPU Haswell tiết kiệm điện năng hơn. Nhưng bù lại CPU Haswell nóng hơn so với thế hệ trước. Qua đó giúp thiết kế các thiết bị trên mỏng hơn nhưng hơi trong lúc sử dụng. Theo tuyên bố của Intel, thế hệ Haswell cho thời gian chờ gấp 20 lần thế hệ Sandy Bridge. Chip đồ họa cũng là một điểm lợi thế của đời thứ tư này. Ngoài Series Intel HD Graphic 4000 thì Intel còn trang bị thêm Series chip đồ họa mạnh mẽ Iris/Iris Pro cho các phiên bản cao cấp hơn.
V. Broadwell (Thế hệ thứ năm)
Broadwell là thế hệ CPU tiếp theo của Intel nhưng không phải là để thay thế hết cho Haswell mà chỉ thay thế tiến trình công nghệ sản xuất xuống còn 14nm giúp tiết kiệm điện năng hơn 30%. Điểm nổi bật nhất trên Broadwell đó là là phần cứng giải mã video Intel Quick Sync hỗ trợ mã hóa và giải mã VP8, tích hợp luôn GPU mới gồm các mã Series Intel HD Garphics 5000 và Iris 6100, Iris Pro 6200/6300P.
Ngoài ra, ở thế hệ Broadwell này, Intel còn công bố thêm một dòng CPU mới là Intel Core M với kiểu thiết kế SoC (giống trên bộ vi xử lý smartphone) dành riêng cho các thiết bị nhỏ gọn như máy tính bảng hoặc Ultrabook cực mỏng nhẹ với TDB vào khoảng 3.0W => 4.2W mà vẫn có được mức hiệu tốt.
VI. Skylake (Thế hệ thứ sáu)
CPU Intel Skylake vẫn được phát triển trên tiến trình 14nm và sử dụng Socket LGA1151 mới nên sẽ không còn sử dụng với các mainboard LGA1150 đang dùng trên thế hệ Haswell và Broadwell. Điểm mạnh lớn nhất của Skylake chính là hỗ trợ chuẩn RAM DDR4, chuẩn xuất hình ảnh HDMI 2.0 (4K 60Hz).
Đặc biệt đây cũng là phiên bản đầu tiên có hỗ trợ cổng kết nối mới đó là ThunderBolt 3 giúp truyển tải dữ liệu nhanh hơn, gắn thêm dock đồ họa rời xử lý các tác vụ nặng đồ họa, chơi game và công nghệ thực tế ảo (VR) đang phát triển mạnh mẽ.
VII. Kabylake (Thế hệ thứ bảy)
Đứa con tiếp theo của Intel thay cho Skylake đó chính là Kabylake. Ở thế hệ thứ bảy này tiến trình sản xuất đã được nâng cấp lên thành 14nm+ giúp tăng hiệu năng và tiết kiệm năng lượng hơn. Với việc bùng nổ của công nghệ thực tế ảo, Kabylake tập trung hỗ trợ vào khả năng xử lý hình ảnh với độ phân giải 4K trở lên, các video 360°
Đồng thời thế hệ Kabylake cũng hướng đến các game thủ với hiệu năng xử lý đồ họa. Kết hợp với khả năng kết nối 4 cổng ThunderBolt 3 sẽ giúp trải nghiệm hình ảnh các tựa game khủng hiện nay trở nên sống động và trung thực nhất. Đặc biệt là các trải nghiệm game VR.
VIII. Coffeelake (Thế hệ thứ tám)
Thế hệ thứ 8th ra mắt là một cuộc cách mạng lớn của Intel khi hãng đã nâng cấp gần như hầu hết các sản phẩm của mình. Đặc biệt không thể nhắc đến Core I3 8th khi hãng đã nâng lên 4 nhân/ 4 luồng (ngang với Core I5 7th thuộc phân khúc cận cao cấp). Và lần lượt Core I5 và Core I7 cũng được thêm 2 nhân thực. Chính vì điều đó Coffeelake đã đem cho người dùng rất nhiều trải nghiệm mới. Và Intel rất kì vọng rằng việc nâng cấp lần này đủ để đánh bại đối thủ của mình là AMD Ryzen.
IX. Coffee Lake Refresh (Thế hệ thứ chín)
Mới gần đây, Intel bắt đầu công bố thế hệ thứ 9th của mình nhưng vẫn chưa có tên gọi chính thức. Thế hệ thứ 9th thực tế chỉ là phiên bản nâng cấp của thế hệ thứ 8th và thêm vào đó cho mỗi CPU thêm chút xung nhịp để mạnh hơn. Các dòng sản phẩm hỗ trợ ép xung được cho ra mắt trước như: I9-9900K, I7-9700K, I5-9600K,….
Còn các CPU không hỗ trợ OC có thể chúng ta phải đợi thêm một thời gian nữa. Intel mạnh mẽ khẳng đinh rằng : “ CPU Core I9-9900K là CPU chơi game tốt nhất trên thế giới hiện nay ! “ Trên thị trường vi xử lý Intel ngày càng khẳng định tên tuổi của mình.