Cách cài Win 11 cho máy không hỗ trợ - 100% thành công

Hiện nay một số máy tính không đáp ứng được các yêu cầu cần thiết để nâng cấp lên Windows 11. Thật may có một số cách để việc cài đặt Windows 11 trên máy tính không hỗ trợ diễn ra suôn sẻ. Bài viết này sẽ chỉ bạn cách cài Win 11 cho máy không hỗ trợ đảm bảo 100% thành công.

Cách cài Win 11 cho máy không hỗ trợ - 100% thành công

I. Nguyên nhân khiến máy tính không hỗ trợ cài Win 11

Win 11 được xem là cách mạng của Microsoft khi hãng bổ sung thêm nhiều tính năng cũng như thay đổi chuyên sâu bên trong. Khi mang đến càng nhiều tính năng thì sẽ càng đồng nghĩa với việc yêu cầu phần cứng cao cấp hơn. Như vậy, những người dùng máy tính cũ khó lòng cài đặt được Win 11 nếu phần cứng không đủ yêu cầu. Một trong số những yêu cầu phần cứng cơ bản khi cài Win 11 đó chính là:

  • Yêu cầu về Chip (CPU): Hỗ trợ mọi loại chip có từ 2 nhân trở lên đến từ Intel và AMD. Xem danh sách chi tiết phía dưới
  • Yêu cầu về RAM: Windows 11 yêu cầu tối thiểu 4GB RAM cho phiên bản 64-bit (Windows 10 chỉ yêu cầu tối thiểu 2GB).
  • Yêu cầu về dung lượng ổ cứng: Windows 11 yêu cầu dung lượng tối thiểu từ 64GB (Windows 10 chỉ yêu cầu tối thiểu 32GB).
  • Yêu cầu Secure Boot và TPM: Windows 11 yêu cầu máy tính hỗ trợ Secure Boot và TPM phiên bản 2.0. Những tính năng này thường chỉ xuất hiện trên những bo mạch chủ, CPU đời mới. Nếu thiếu các tính năng này bạn sẽ không thể cài đặt được Windows 11.
  • Yêu cầu về đồ họa: Windows 11 yêu cầu card đồ họa tương thích với DirectX 12 trở lên và đi kèm với driver WDDM 2.0.
  • Yêu cầu về màn hình: Màn hình có độ phân giải HD (720p) trở lên và tối thiểu 9-inch.

Đọc qua các yêu cầu của hệ điều hành Windows 11, chúng ta sẽ thấy rằng yêu cầu Secure Boot và TPM chính là hai yêu cầu khó nhất đối với người sử dụng. 90% người dùng sử dụng máy tính đời cũ không thể cài được Windows 11 vì lỗi thiếu Secure Boot và TPM.

Danh sách CPU hỗ trợ Windows 11: CPU Intel | CPU AMD

II. Cách kiểm tra xem máy tính có hỗ trợ cài đặt Win 11 hay không?

Nhằm hỗ trợ cho người sử dụng, Microsoft đã cung cấp bộ kiểm tra máy tính trước khi cài đặt Windows 11 để người dùng có phương án phù hợp. Công cụ kiểm tra máy tính trước khi cài đặt Windows 11 của hệ thống có độ chính xác 100%. Nếu phần mềm không báo lỗi, bạn hoàn toàn có thể nâng cấp mà không phải lo lắng.

Bước 1: Bạn truy cập Health Check App và chọn Download PC Health Check app để tải công cụ về máy tính.

Chọn Download PC Health Check app

Bước 2: Sau đó, bạn mở phần mềm Health Check App để kiểm tra máy tính trước khi cài đặt Win 11.

Mở phần mềm Health Check App để kiểm tra máy tính trước khi cài đặt Win 11

Trong trường hợp này, bạn sẽ thấy máy tính của Thủ Thuật Phần Mềm báo các lỗi như sau:

  • Không hỗ trợ Secure Boot
  • Không hỗ trợ TPM 2.0
  • CPU không hỗ trợ Windows 11

III. Cách cài Win 11 cho máy không hỗ trợ

Trong trường hợp máy tính không hỗ trợ Win 11, bạn đừng lo vì vẫn có cách vượt qua các lỗi để cài đặt bản hoàn chỉnh với đầy đủ các tính năng. Dưới đây là 02 cách cài Win 11 cho máy không hỗ trợ tốt nhất và hiệu quả nhất.

Cách 1: Tạo USB cài Windows 11

Cài Windows bằng USB không còn xa lạ gì với những người yêu thích công nghệ. Trong trường hợp bạn muốn vượt lỗi Secure Boot và TPM 2.0 khi cài Win 11 thì bạn chỉ cần một số thủ thuật nhỏ can thiệp vào USB tạo bộ cài Win 11 là hoàn tất. Cách làm này áp dụng cho mọi máy tính, mọi cấu hình, đảm bảo 100% thành công.

Cách 2: Nâng cấp Windows 11 từ Windows 10 sẵn có

Trong trường hợp bạn không có USB để tạo bộ cài thì bạn cũng đừng lo, bạn chỉ cần thay đổi một số thông số trong Regedit của Windows 10 là có thể cài đặt Win 11 trực tiếp trên máy tính không hỗ trợ.

1. Tải file ISO Windows 11 chính thức

Để cài đặt Windows 11, bạn phải tải file ISO cài đặt chính thức từ trang chủ Microsoft. Bạn không nên tải file ISO Windows 11 từ các trang không chính thức vì rất dễ gặp phải file Virus làm ảnh hưởng đến máy tính.

Bước 1: Bạn truy cập trang chủ Windows 11 và chọn phiên bản phù hợp để tải về máy tính.

Chọn phiên bản phù hợp để tải về máy tính

Bước 2: Cuối cùng, bạn chọn 64-bit Download để tải bản cập nhật hoàn chỉnh về máy tính.

Chọn 64-bit Download để tải bản cập nhật hoàn chính về máy tính

2. Cách cài Win 11 cho máy không hỗ trợ từ USB Boot

Đối với những người đã từng cài Windows từ USB thì không còn xa lạ gì với công cụ Rufus với khả năng tạo USB hiệu quả cao và ổn định. Để vượt qua lỗi Secure Boot và TPM 2.0, bạn hay dùng Rufus để tạo USB Boot Win 11 đơn giản.

Bước 1: Bạn truy cập trang chủ Rufus và tải phiên bản mới nhất về máy tính để cài đặt.

Truy cập trang chủ Rufus và tải phiên bản mới nhất về máy tính để cài đặt

Bước 2: Sau khi cài đặt, bạn mở Rufus và chọn các mục nội dung như sau.

  1. Device: Chọn USB muốn tạo thành USB Boot Win 11
  2. Select: Chọn file ISO Win 11 đã tải trong bài viết
  3. Partition Scheme: Định dạng GPT
  4. Start: Bắt đầu tạo USB Boot Win 11

Chỉnh các tùy chọn trong Drive Properties

Bước 3: Khi bạn chọn file ISO Windows 11, Rufus sẽ hiểu được các vấn đề bạn đang mắc phải. Lúc này, bạn chỉ cần thiết lập như sau để khi cài Windows 11 không gặp lỗi.

  • Remove requirement for 4GB + RAM, Secure Boot and TPM 2.0
  • Disable data collection (Skip privacy questions)

Các thiết lập còn lại bạn chọn tùy theo từng nhu cầu riêng.

Thiết lập để Windows 11 không gặp lỗi

Bước 4: Lúc này, Rufus sẽ tiến hành tạo USB Boot Windows 11 cho bạn và tắt tính năng kiểm tra Secure Boot, TPM 2.0. Như vậy khi cài đặt bạn sẽ không cần lo đến việc máy tính không hỗ trợ.

Rufus sẽ tiến hành tạo USB Boot Windows 11 cho bạn và tắt tính năng kiểm tra Secure Boot, TPM 2.0

Bước 5: Bạn gắn USB cài windows đã tạo ở bước trên vào máy tính (đang tắt nguồn), sau đó bật máy tính lên vào BIOS và chọn khởi động từ USB.

Để vào BIOS bạn làm như sau:

+ Máy tính để bàn: Tùy vào các loại main khác nhau nhưng đa số để vào BIOS nhấn Delete, vào menu Boot nhấn Esc hoặc F11, F12.

+ Laptop Sony Vaio: Tắt nguồn rồi nhấn nút Assist sau đó nhấn F2 để vào BIOS. Để vào Recovery bạn nhấn F10.

+ Laptop HP:

  • Vào BIOS nhấn F10
  • Vào menu Boot nhấn F9

+ Laptop Lenovo:

  • Vào BIOS nhấn F1
  • Vào menu Boot nhấn F12

+ Laptop Dell:

  • Vào BIOS nhấn F2
  • Vào menu Boot nhấn F12

+ Laptop Acer:

  • Vào BIOS nhấn F2
  • Vào menu Boot nhấn F12

+ Laptop Asus:

  • Vào BIOS nhấn F2
  • Vào menu Boot nhấn Esc

Sau khi chọn boot vào USB bạn đợi một lát để máy tính khởi động vào giao diện cài Windows 11.

Bước 6: Cuối cùng, bạn chỉ cần chọn NextInstall là có thể cài đặt được Win 11 trên máy tính cấu hình yếu.

Lưu ý: Trong thiết lập Which type of installation do you want, bạn hãy chọn Customised.

Trong thiết lập Which type of installation do you want, bạn hãy chọn Customised

3. Cách cài Win 11 cho máy không hỗ trợ từ Windows 10

Trong trường hợp bạn đang sử dụng Windows 10, bạn chỉ cần sử dụng một số thủ thuật nhỏ là có thể cài đặt được Windows 11. Tuy nhiên, cách cài này sẽ yêu cầu bạn phải giữ lại các dữ liệu cá nhân của Windows 10. Bạn đừng lo, những thứ đó bạn có thể xóa sau khi cài đặt Win 11 thành công.

Bước 1: Mở file ISO đã tải trong bài viết và Click chuột phải chọn Mount.

Click chuột phải chọn Mount

Bước 2: Sau đó, bạn Click chuột phải vào Setup.exe và chọn Run as administrator để tiến hành cài thử.

Click chuột phải vào Setup.exe và chọn Run as administrator

Vì máy tính không hỗ trợ nên bạn sẽ gặp lỗi ngay ở bước này. Bạn chọn Cancer để thoát khỏi bộ cài Windows 11 và tìm cách xử lý lỗi.

Bước 3: Bạn nhấn tổ hợp Windows + R để mở RUN, nhập Regedit và nhấn OK để mở.

Nhập Regedit vào trong ô

Bước 4: Trong Regedit, bạn lần lượt mở các thư mục theo thứ tự sau.

HKEY_LOCAL_MACHINE\SYSTEM\Setup\MoSetup

Điều hướng tới thư mục MoSetup

Bước 5: Bạn Click chuột phải vào chỗ trống, chọn New => DWORD (32-bit) Value và đặt tên là AllowUpgradesWithUnsupportedTPMorCPU.

Đặt tên cho DWORD (32-bit) Value mới là AllowUpgradesWithUnsupportedTPMorCPU

Bước 6: Bạn mở AllowUpgradesWithUnsupportedTPMorCPU để đặt Value Data thành 1 và nhấn OK.

Đặt Value Data của AllowUpgradesWithUnsupportedTPMorCPU là 1 và nhấn OK

Bước 7: Tiếp theo, bạn truy cập lần lượt các thư mục sau.

\HKEY_LOCAL_MACHINE\SYSTEM\Setup

Bạn Click chuột phải vào thư mục Setup => New => Key => Đặt tên LabConfig.

Đặt tên cho Key mới là LabConfig

Bước 8: Bạn mở thư mục LabConfig mới tạo, click chuột phải chọn New => DWORD (32-bit) Value để tạo các DWORD tên như sau.

  • BypassCPUCheck
  • BypassRAMCheck
  • BypassSecureBootCheck
  • BypassStorageCheck
  • BypassTPMCheck

Tạo các DWORD (32-bit) Value với các tên như gợi ý

Bước 9: Bạn mở lần lượt 5 DWORD mới tạo, đặt Value Data thành 00000001 và nhấn OK để hoàn tất.

Đặt Value Data thành 00000001 và nhấn OK

Bước 10: Bạn thực hiện lại Bước 2 để bắt đầu cài Win 11 cho máy tính không hỗ trợ. Lúc này, máy tính của bạn đã có các file Check phần cứng sẵn rồi nên khi cài đặt sẽ không bị báo lỗi Secure Boot hay TPM 2.0.

Trong trường hợp bạn muốn giữ lại dữ liệu cá nhân, bạn hãy chọn Keep personal files and apps.

Chọn Keep personal files and apps

Trong bài viết này, Thủ Thuật Phần Mềm đã chia sẻ cách cài đặt Win 11 cho máy không hỗ trợ một cách nhanh chóng và dễ dàng. Chúc bạn một ngày vui vẻ!

Viết bình luận