Cách kiểm tra card màn hình Laptop
Mục lục nội dung
Bạn đang thắc mắc không biết Laptop của mình đang sử dụng Card màn hình gì? Chúng ta có rất nhiều cách khác nhau để thực hiện, tuy nhiên ở bài viết này Xosomienbaczone.com xin gửi tới bạn 2 cách đơn giản, dễ dàng giúp bạn có thể biết được chi tiết thông số chi tiết về card màn hình cũng như các chi tiết khác của máy tính / laptop. Hãy cùng đi xem đó là 2 cách nào nhé!
Cách 1: Kiểm tra card màn hình thông qua lệnh "dxdiag"
Bước 1: Tại giao diện desktop bạn ấn tổ hợp phím Windows + R để mở cửa sổ Run.
Bước 2: Sau đó bạn gõ lệnh "dxdiag" rồi chọn OK.
Bước 3: Sau đó cửa sổ DirectX Diagnostic Tool xuất hiện, bạn sẽ có cho mình một cái nhìn tổng thể về máy tính/laptop cá nhân của mình như: Hệ điều hành đang sử dụng - thông số CPU - số lượng RAM.
Bước 4: Để kiểm tra thông tin Card màn hình bạn hãy chuyển sang tab Display.
Ví dụ như trên thì Laptop chúng ta đang sử dụng Card onboard. Chúng thường có kí hiệu là Intel HD Graphics.
Còn đối với những Card màn hình hiển thị là Nvidia , AMD hoặc ATI thì máy tính đang sử dụng Card màn hình rời. Nó sẽ đem lại hiệu suất sử dụng cao hơn nhưng đi liền với đó là giá thành cũng sẽ cao hơn so với dòng card onboard.
Cách 2: Sử dụng phần mềm GPU-Z
Bước 1: Các bạn truy cập địa chỉ https://www.guru3d.com/files-details/gpu-z-download-techpowerup.html.
Sau đó tải và cài đặt phần mềm CPU-Z.
Bước 2: Sau đó bạn khởi chạy phần mềm. Các thông số của máy tính của bạn sẽ hiển thị đầy đủ tại đây. Phần Name trên cùng đó chính là tên của Card màn hình máy tính bạn đang sử dụng.
Cách 3: Sử dụng phần mềm CPU-Z
Cũng tương tự như phần mềm GPU-Z thì CPU-Z cũng sẽ giúp người dùng nắm bắt được rõ thông tin cấu hình cũng như linh kiện trong máy tính của mình.
Các bạn tải phần mềm CPU-Z tại: https://www.cpuid.com/softwares/cpu-z.html.
Để biết được card màn hình mình đang sử dụng, bạn hãy chuyển sang tab Graphics.
Trên đây là hướng dẫn cách kiểm tra card màn hình trên máy tính/laptop của mình. Hy vọng qua bài viết này bạn có thể dễ dàng tự mình nắm bắt được rõ hơn về cấu hình chi tiết cũng như linh kiện trong máy tính cá nhân của mình. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Chúc các bạn thực hiện thành công!