Cách kiểm tra URL có an toàn hay không
Mục lục nội dung
An toàn trên không gian mạng đang là một vấn đề mà bạn cần quan tâm. Trong quá trình lướt web, đôi khi bạn sẽ được dẫn dắt truy cập tới những đường link chứa virus, phần mềm độc hại và lừa đảo. Nếu cảm thấy đường link nào đó đáng ngờ, hãy kiểm tra nó ngay!
1. Sử dụng Norton Safe Web
Norton Web Safe phân tích các đường link để phát hiện xem có sự cố bảo mật nào, và sự cố đó sẽ gây ảnh hưởng đến bạn như thế nào.
Bước 1: Truy cập trang web Norton Safe Web.
Bước 2: Dán đường link bạn cần kiểm tra vào thanh tìm kiếm rồi ấn Enter.
Norton Safe Web sẽ đưa ra kết quả sau một vài giây như sau:
Như vậy, đường link đã trải qua quá trình kiểm tra của Norton Safe Web và nhận được kết quả OK – An toàn. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhận được các kết quả như gồm Màu đỏ - Không an toàn, và Màu cam – Cần lưu ý.
Nếu một liên kết được xếp hạng Màu cam, điều đó có nghĩa là trang web đang tiềm ẩn mối đe dọa, nhưng chưa đủ để được coi là nguy hiểm. Khi ấy, bạn vẫn có thể mở đường link, nhưng nên thận trọng với nội dung bên trong.
Safe Web sẽ cung cấp cho bạn thông tin về các vấn đề bảo mật mà nó phát hiện ra, để bạn kịp thời đưa ra quyết định có truy cập hay không. Safe Web cũng hiển thị các bài đánh giá của cộng đồng về trang web, bạn có thể tham khảo từ họ.
2. Trạng thái trang web của Google
Bằng cách duyệt web thông qua robot, Google vẫn liên tục và tự động tìm kiếm mối nguy hiểm trên toàn bộ Internet. Tính năng Trạng thái trang web là một phương tiện để bạn kiểm tra tính an toàn của một trang.
Hãy nhập đường link bạn muốn kiểm tra vào ô và nhấn Enter.
Google sẽ trả về kết quả liên quan đến trạng thái của trang, đây là nơi bạn tìm thấy những mối nguy hiểm, cũng như lần cập nhật cuối cùng. Nếu công cụ phát hiện ra một trong web không an toàn, nó sẽ hiển thị cảnh báo và chi tiết mối nguy hiểm.
3. PhishTank
PhishTank là một biện pháp rất tốt trong việc phát hiện những dấu hiệu lừa đảo.
Khi bạn nhập URL mà bạn nghi ngờ là có chứa hoạt động lừa đảo, PhishTank sẽ kiểm tra nó. Nếu liên kết đã có trong cơ sở dữ liệu, có nghĩa nó là liên kết xấu. Các dữ liệu bạn nhận được bao gồm ảnh chụp màn hình của trang, thông tin đăng ký tên miền,…
Dĩ nhiên, việc kiểm tra liên kết lừa đảo không đơn giản như phát hiện phần mềm độc hại. Vì vậy có thể bạn sẽ không nhận được kết quả như mong muốn. Nhưng bạn cũng có thể thêm một trang web vào tank để nó được phản hồi lại sau khi đã kiểm tra.
Có nhiều trang web không có trong chỉ mục của Phishtank. Phishtank chỉ chứa các trang xấu, nó không lưu lại các trang tốt, bởi vì chúng chưa được người dùng báo cáo là “xấu”.
4. VirusTotal
Một công cụ quét đa chức năng trên trình duyệt, VirusTotal phân tích các tệp và Url đáng ngờ để phát hiện phần mềm độc hại. Kết quả quét sau đó được chia sẻ với cộng đồng an ninh mạng.
Khi truy cập vào trang web, đầu tiên bạn cần chuyển sang mục URL.
Nhập đường link vào khung và nhấn Search.
Công cụ sẽ cung cấp cho bạn kết quả tức thì, nếu các phát hiện trong mục Detection được đánh dấu xanh – Clean thì có nghĩa là trang web an toàn, không phát hiện phần mềm độc hại.
Kết
Trên đây là 4 trang web tương đương với 4 cách đơn giản để kiểm tra một URL có an toàn để truy cập hay không. Nếu thấy nghi ngờ một đường link nào đó, đừng ngại ngần mà “đưa nó đi kiểm tra” ngay nhé!