Cách mở Task Manager, giới thiệu các chức năng trong Task Manager
Chắc hẳn ai trong chúng ta khi sử dụng máy tính đều biết đến chức năng Task Manager trong windows. Đúng với cái tên của nó thì Task Manager là một công cụ giúp chúng ta quản lý mọi tác vụ đang hoạt động trong windows. Tuy nhiên Task Manager không chỉ có mỗi tính năng đó mà nó còn có nhiều chức năng khác rất hữu ích với chúng ta. Bài viết sau đây của Xosomienbaczone.com sẽ giới thiệu đến các bạn cách mở Task Manager cũng như các chức năng chính của nó. Mời các bạn theo dõi.
1. Cách mở cửa sổ Task Manager
Có khá nhiều cách để mở cửa sổ Task Manager nhưng 2 cách nhanh nhất chúng ta thường dùng đó là nhấn tổ hợp phím Ctrl+Shift+Esc hoặc chuột phải lên thanh Taskbar và chọn Task Manager
Ngoài ra trong trường hợp bạn không dùng được 2 cách kia thì có thể nhấn tổ hợp phím Ctrl+Alt+Delete sau đó chọn Task Manager.
2. Cách chức năng chính của Task Manager
Khi cửa sổ Task Manager hiện lên các bạn sẽ thấy danh sách các ứng dụng đang hoạt động và một nút End Task để tắt một ứng dụng đang hoạt động.
Đa số mọi người mở Task Manager để sử dụng tính năng tắt các ứng dụng không hồi đáp, các ứng dụng không thể tắt theo cách thông thường do bị đơ. Rất đơn giản, các bạn chỉ cần chọn vào ứng dụng muốn tắt và nhấn End task.
Tuy nhiên đây chưa phải là tất cả, nhấn vào nút More details các tính năng mở rộng của Task Manager sẽ xuất hiện.
Tab Processes
Tại tab này vẫn là nơi các ứng dụng đang hoạt động xuất hiện theo danh sách, nhưng nó liệt kê thêm các dịch vụ đang hoạt động trong windows. Ngoài ra chúng ta có thể theo dõi mức sử dụng tài nguyên phần cứng của ứng dụng hoặc dịch vụ bất kỳ.
Ví dụ: bạn có thể xem trình duyệt web đang sử dụng bao nhiêu % bộ nhớ Ram, CPU, ổ cứng hay thậm chí là tốc động mạng.
Tab Perfomance
Đây là nơi cho chúng ta biết về hiệu năng hoạt động của phần cứng máy tính.
Bạn có thể thể xem mức độ hoạt động của CPU, RAM, GPU (Card đồ hoạ), Ổ cứng, tốc độ mạng một cách chi tiết.
Tab App history (windows 10)
Đây là nơi để các bạn có thể xem thời gian hoạt động của các ứng dụng Universal (các ứng dụng tải trên kho ứng dụng của Windows 10).
Tab Startup
Đây là mục cũng được người dùng sử dụng khá nhiều, tại đây các bạn có thể biết ứng dụng nào đang có trạng thái khởi động cùng windows.
Các ứng dụng khởi động cùng windows là các ứng dụng tự động chạy ngay khi bạn bật máy tính lên. Nếu như có quá nhiều ứng dụng khởi động cùng windows thì có thể làm chậm tốc độ khởi động máy tính.
Những ứng dụng nào đang có trạng thái Enabled là ứng dụng được khởi động cùng windows, ứng dụng nào có trạng thái Disable là đã tắt khởi động cùng windows. Để tắt ứng dụng khởi động cùng windows thì các bạn chuột phải lên ứng dụng đó và chọn Disable.
Tab Startup chỉ có trên windows 8 và 10.
Tab Users
Là nơi cung cấp cho chúng ta thông tin về trạng thái hoạt động của các User trong máy tính. Nếu là máy tính cá nhân thì thông thường sẽ chỉ có 1 Users hoạt động. Tuy nhiên nếu máy tính của bạn có nhiều tài khoản Users thì nhìn vào đây bạn sẽ biết tài khoản nào đang hoạt động và đang sử dụng bao nhiêu % tài nguyên phần cứng.
Bạn có thể đăng xuất một User bất kỳ bằng cách nhấp vào User đó và chọn Disconnect.
Tab Details
Tab Details hiển thị từng process riêng lẻ đang chạy - không có nhóm chương trình, tên thông dụng hoặc các hiển thị khác tại đây.
Tab Details hữu ích trong trường hợp để khắc phục các sự cố nâng cao, khi người dùng cần tìm một thứ gì đó dễ dàng chằng hạn như xác định chính xác vị trí file thực thi, PID hoặc một số thông tin khác mà người dùng không tìm thấy trên Task Manager.
Tab Details có sẵn trên Task Manager trên Windows 10 và Windows 8, và tab này gần tương tự như tab Processes trên các phiên bản Windows trước.
Tab Services
Services là nơi cho chúng ta biết về các dịch vụ chạy trên nền background. Hầu hết các chương trình này là các chương trình tự động chạy khi mở máy tính. Các dịch vụ này bao gồm các dịch vụ của windows và của các ứng dụng bạn cài vào máy tính.
Bài viết Cách mở Task Manager và các chức năng của Task Manager trên đây của Xosomienbaczone.com đã giúp cho bạn biết cách sử dụng cũng như hiểu rõ được bản chất của trình quản lý tác vụ có sẵn trên các hệ điều hành Windows này. Thông qua nó, bạn có thể quản lý và chấm dứt những tiến trình gây hại đến hệ thống. Cảm ơn các bạn đã theo dõi.