Cách sử dụng CIC để kiểm tra nợ xấu
Mục lục nội dung
Kiểm tra nợ xấu sẽ giúp bạn an tâm hơn rất nhiều trước khi đi ra ngân hàng vay vốn hoặc đi mua một sản phẩm trả góp nào đó ngoài các cửa hàng. Công cụ CIC cho phép bạn kiểm tra tình trạng sức khỏe tài chính, nợ ngân hàng, dịch vụ vay vốn của các bạn.
1. CIC là gì?
CIC - Credit Information Center là Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng trực thuộc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam. Nhiệm vụ của CIC đó chính là thu thập, lưu trữ, phân tích, khai thác các thông tin tín dụng cá nhân/ doanh nghiệp để phục vụ cho việc quản lý của ngân hàng nhà nước Việt Nam.
CIC là một doanh nghiệp được quản lý bởi ngân hàng nhà nước nên các thông tin trên CIC hoàn toàn chính xác và chúng chuẩn xác tới 100%. Hiện nay, CIC đang lưu trữ rất nhiều thông tin của người sử dụng cá nhân/ doanh nghiệp thông qua mã số thuế và số CMND. Vậy nên, bạn có thể tự kiểm tra sức khỏe tài chính, nợ xấu của mình trên CIC thông qua tài khoản, số điện thoại và CMND.
Ngoài việc tra cứu tình trạng sức khỏe, CIC còn chấm điểm dựa trên tình hình tài chính vay vốn của bạn tại ngân hàng hoặc doanh nghiệp.
2. Cách sử dụng CIC để kiểm tra nợ xấu
Không cần đi đến ngân hàng, bạn chỉ cần đăng ký CIC tại nhà và đăng nhập là có thể kiểm tra tài chính một cách hiệu quả, chính xác.
Bước 1: Bạn truy cập trang chủ của CIC và chọn Đăng ký để tạo tài khoản cá nhân.
Bước 2: Sau đó, bạn hãy chọn mục Đối tượng: Cá nhân và tiến hành điền đầy đủ các thông tin theo biểu mẫu yêu cầu của CIC.
Lưu ý: Khi điền các thông tin, bạn phải điền chính xác 100%, chỉ cần sai một thông tin là tài khoản của bạn sẽ bị từ chối.
Bước 3: Tiếp theo, hệ thống sẽ gửi mã xác nhận về điện thoại và bạn hãy nhập vào CIC để hoàn tất đăng ký.
Bước 4: Khi tài khoản đăng ký hoàn tất, CIC sẽ gửi thư về Gmail của các bạn và bạn hãy mở để xem thông tin đăng nhập (tài khoản/ mật khẩu). Sau khi có các thông tin đăng nhập, bạn hãy truy cập CIC để đăng nhập.
Bước 5: Khi đăng nhập vào CIC thành công, bạn hãy chọn mục Khai thác báo cáo.
Thông thường, báo cáo sẽ được khởi tạo sau 1 ngày làm việc nếu tài khoản của bạn mới đăng ký. Đối với những tài khoản đăng ký trước thì chỉ mất khoảng 1 tiếng.
Bước 6: Trong mục Khai thác báo cáo, bạn sẽ có rất nhiều quản lý khác nhau, bạn có thể kiểm tra sau. Để xem sức khỏe tài chính, báo cáo nợ xấu, bạn hãy chọn mục Xem/ Tải về của phần Danh sách báo cáo đã khai thác.
Ngoài việc xem trong CIC, bạn cũng sẽ nhận được thông báo xem sức khỏe tài chính, nợ xấu trong Gmail, bạn có thể nhấn vào link để kiểm tra.
Bước 7: Trong bản báo cáo, bạn sẽ có rất nhiều các thông tin khác nhau và bạn có thể dựa vào những thông tin này để biết được tình trạng nợ xấu của mình.
Nếu như bạn không có quá nhiều kỹ năng xem sức khỏe tài chính, bạn chỉ cần quan tâm đến Điểm tín dụng.
- Điểm tín dụng: Càng cao, tài khoản càng uy tín, càng dễ dàng vay vốn, vay thế chấp,…
- Mức độ rủi ro: Càng thấp càng tốt, tài khoản có mức độ rủi ro cao tức là tài khoản đang tiềm ẩn nợ xấu, chưa thanh toán hết các khoản nợ.
Trong bài viết này, Thủ thuật phần mềm đã hướng dẫn các bạn cách kiểm tra nợ xấu trên CIC. Chúc các bạn thành công!