Cách sửa lỗi lặp Automatic Repair trên Windows 10
Automatic Repair là tính năng tự động sửa lỗi trên Windows 10 mà không cần đến phần mềm thứ 3 can thiệp vào. Tuy nhiên, tính năng này đôi khi cũng không thể sửa lỗi hoàn hảo và đôi lúc không sửa được lỗi thì tính năng này sẽ tự khởi động lại máy và lặp lại hành động này khiến người dùng gặp khó chịu.
Mục lục nội dung
1. Nguyên nhân thường gây ra lỗi Automatic Repair
Automatic Repair thường xảy ra khi máy tính của bạn bị cúp nguồn đột ngột do mất điện hoặc do chúng ta tắt nguồn bằng nút Power. Ngoài ra, lỗi Automatic Repair xuất hiện khi tệp tin thực hiện quá trình Boot (Windows Boot Manager) bị lỗi. Bên cạnh đó thì cũng có rất nhiều nguyên nhân khách quan khác ảnh hưởng tới lỗi Automatic Repair như xung đột driver, màn hình xanh....
2. Các cách sửa lỗi Automatic Repair
2.1. Truy cập vào Command Prompt
Bước 1: Trên màn hình báo lỗi Automatic Repair, bạn hãy click vào Advanced options.
Tiếp theo, bạn nhấn vào Troubleshoot.
Sau đó, bạn chọn Advanced options.
Tiếp theo, bạn hãy chọn Command Prompt. Máy tính của bạn sẽ khởi động lại trong giây lát và cấu hình tính năng Command Prompt.
Sau khi khởi động lại máy thì Windows sẽ yêu cầu bạn chọn tài khoản trên máy. Bạn hãy click vào tài khoản và đăng nhập mật khẩu (nếu có).
Sau khi chúng ta truy cập vào Command Prompt như hình dưới là thành công!
2.2. Sử dụng lệnh Check disk để tự động sửa lỗi
Trong cửa sổ của Command Prompt, bạn hãy nhập lệnh sau và ấn Enter:
chkdsk /f /r C:
Sau đó, công cụ Check Disk sẽ tự động sửa lỗi và áp dụng các thay đổi cho bạn. Việc tiếp theo bạn cần làm đó là tắt cửa sổ Command Prompt và khởi động lại máy sau khi Check Disk hoàn thành.
2.3. Sử dụng lệnh Bootrec trong Command Prompt
Bước 1: Bạn hãy nhập lệnh sau và ấn Enter.
bootrec.exe /rebuildbcd
Bước 2: Bạn nhập tiếp lệnh sau và nhấn Enter.
bootrec.exe / fixmbr
Bước 3: Bạn nhập lệnh tiếp theo và ấn Enter.
bootrec.exe / fixboot
Sau khi hoàn tất các lệnh thì bạn hãy thoát CMD và khởi động lại máy.
2.4. Tắt Automatic repair trong Command Prompt
Để tắt Automatic Repair trong CMD thì bạn hãy nhập lệnh sau và ấn Enter:
bcdedit /set recoveryenables no
Để bật lại tính năng này thì bạn đổi lại từ No sang Yes trong câu lệnh trên.
bcdedit /set recoveryenables yes
2.5. Reset dữ liệu trong máy tính
Bước 1: Bạn click vào Advanced options trên màn hình Automatic Repair.
Bước 2: Bạn nhấn vào Troubleshoot.
Bước 3: Bạn nhấn vào Reset this PC.
Bước 4: Bạn chọn Keep my files để giữ lại tài liệu, file chưa backup trên ổ C. Còn nếu như bạn đã lưu lại file thì bạn nên chọn Remove everything để máy tính sau khi reset được "sạch" hơn và tránh những lỗi như xung đột phần mềm, driver.
Bước 5: Bạn nhấn vào Cloud download nếu như bạn không có bộ cài Windows trên máy còn tuỳ chọn Local reinstall nếu như bạn có sẵn ISO windows 10 trên máy. Sau khi chọn xong thì máy tính sẽ bắt đầu quá trình reset lại máy.
Với những cách giải quyết lỗi Automatic Repair trong bài viết thì bạn có thể tự mình sửa lỗi mà không cần đến tính năng này nữa. Chúc các bạn thành công!