Cách xin nghỉ việc qua tin nhắn kèm mẫu
Mục lục nội dung
Xin nghỉ việc qua tin nhắn là một trong số những cách đơn giản và nhiều người muốn làm thay cho những lời nói trực tiếp. Vậy làm thế nào để nhắn tin xin nghỉ việc một cách khéo léo và khôn ngoan, hãy cùng Thủ Thuật Phần Mềm tìm hiểu trong bài viết này nhé!
1. Những lợi ích của việc xin nghỉ việc qua tin nhắn
Trong quá trình công tác, việc xin nghỉ đột ngột là điều không ai mong muốn nhưng chúng ta luôn phải đối mặt với mọi vấn đề trong cuộc sống. Đối với những người hướng nội, việc đứng trước quản lý, giám đốc hay sếp để xin nghỉ việc trực tiếp là một điều vô cùng khó khăn. Giải pháp tốt nhất để xin nghỉ việc mà không làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh chính là nhắn tin xin nghỉ việc thông qua Email, tin nhắn riêng,… Trong thời đại công nghệ hiện nay, việc xin nghỉ thông qua tin nhắn không còn gì xa lạ và đây cũng là một phương thức xin nghỉ đang được nhiều công ty, doanh nghiệp, HR, nhân sự sử dụng.
Tuy nhiên, để tránh việc mất lòng mọi người thì khi xin nghỉ bạn hết sức chú ý trong việc sử dụng từ ngữ để tránh mất lòng hoặc làm quản lý khó chịu khi chấp thuận nghỉ việc cho bạn.
2. Có nên xin nghỉ việc qua tin nhắn hay không?
Nếu bạn đang cân nhắc việc xin nghỉ qua tin nhắn hoặc gặp khó khăn trong công việc thì bạn cần suy nghĩ thật kỹ trước khi đưa ra quyết định. Mặc dù việc xin nghỉ qua tin nhắn hiện nay đang được nhiều người sử dụng nhưng chúng ta phải nhớ rằng “Đến như nào thì đi như thế”. Câu nói trên trong trường hợp này có nghĩa là: Khi bạn xin đi làm, bạn được người quản lý trực tiếp gặp gỡ, trao đổi và phỏng vấn và họ không tiếc thời gian để gặp bạn trong những ngày đầu tiên. Chính vì điều đó mà khi bạn muốn rời công ty bạn cũng phải gặp gỡ trực tiếp người quản lý mình để trao đổi. Mặc dù việc gặp gỡ, trao đổi trực tiếp về vấn đề nghỉ việc này tương đối đơn giản nhưng đấy chính là sự tôn trọng. Vì vậy, nếu có cơ hội bạn vẫn nên xin nghỉ trực tiếp với người quản lý của mình thay vì chỉ gửi tin nhắn thông thường.
Một trong số những cách xin nghỉ việc khác cũng phổ biến và hiệu quả đó chính là viết đơn/ viết thư xin nghỉ việc và gửi trực tiếp cho những người quản lý. Việc viết đơn/ viết thư xin nghỉ việc hiện nay đang áp dụng trong hầu hết các doanh nghiệp, công ty từ nhỏ đến lớn. Việc làm này vừa thể hiện sự tôn trọng, vừa là bằng chứng để bộ phận nhân sự làm bằng chứng, phê duyệt và làm hồ sơ xin nghỉ cho bạn.
Nhìn chung, việc xin nghỉ việc qua tin nhắn không hẳn là không tốt, tuy nhiên chúng chỉ được lựa chọn khi những phương án trên không khả quan. Việc xin nghỉ qua tin nhắn thường được sử dụng khi bạn làm việc từ xa, không có khả năng gặp mặt người quản lý hoặc trong trường hợp cần xin nghỉ đột xuất… Nếu như bạn đang trong những trường hợp không thể gặp mặt trực tiếp, bạn hãy xin nghỉ thông qua tin nhắn để thuận tiện cho cả đôi bên.
3. Một số lưu ý quan trọng khi xin nghỉ việc qua tin nhắn
Trước khi nhắn tin xin nghỉ, bạn cần thuộc lòng những lưu ý dưới đây để tránh mất điểm trước người quản lý.
- Gửi tin nhắn ngắn gọn, lịch sự và hợp lý: Khi nhắn tin xin nghỉ, bạn không cần phải đi sâu vào lý do hay cảm xúc của bạn khi nghỉ việc. Các thứ bạn cần đưa ra trong tin nhắn chính là: Ngày bạn muốn nghỉ việc, tiến độ công việc hoàn thành và bàn giao công việc như nào.
- Gửi tin nhắn xin nghỉ vào giờ làm việc: Khi muốn xin nghỉ, bạn nên chủ động nhắn trong giờ làm việc thay vì nhắn vào cuối tuần/ ngày lễ/ ngày nghỉ vì trong trường hợp đó sẽ rất khó xử lý và không tiện cho những người quản lý.
- Gửi tin nhắn xin nghỉ cho quản lý trước khi thông báo cho những người khác: Đây là phép tôn trọng tối thiểu, bạn cần thông báo việc nghỉ cho người quản lý trước khi thông báo cho những người khác trong công ty, để tránh hiểu lầm cũng như sự đồn đoán.
- Gửi lời cảm ơn cho công ty: Cho dù bạn có gắn bó ít ngày hay lâu dài với công ty thì bạn vẫn nên gửi lời cảm ơn đến công ty vì đã tạo điều kiện cho bạn làm việc suốt thời gian qua. Đồng thời, đây cũng chính là cách giúp bạn giữ mối quan hệ và sẽ có được sự giúp đỡ trong công việc tương lai sau này.
4. Hướng dẫn cách viết tin nhắn xin nghỉ việc
Bạn đang muốn viết một tin nhắn xin nghỉ việc chuyên nghiệp, không ai có thể chê trách thì bạn cần nắm được những điều cơ bản như sau:
4.1 Xác định thời gian nghỉ việc, chấm dứt công việc
Trong các hợp đồng lao động theo pháp luật hiện nay, nhân sự muốn tạm dừng công việc cần thông báo cho nhà tuyển dụng ít nhất 30 ngày trước khi nghỉ việc. Trong thực tế, thời gian báo trước nghỉ việc có thể linh hoạt tùy theo từng công ty khác nhau. Nhiều công ty, doanh nghiệp tại Việt Nam chỉ yêu cầu báo cáo trước 2 tuần nghỉ việc. Bạn hãy tham khảo hợp đồng lao động giữa bạn và công ty để biết được thời gian thông báo cụ thể khi xin nghỉ việc.
4.2 Cách viết tin nhắn xin nghỉ việc
Để viết tin nhắn xin nghỉ việc, bạn cần soạn thảo đầy đủ các nội dung như sau:
- Lý do bạn muốn nghỉ việc: Bạn không cần phải chi tiết quá, chỉ cần nêu ra một lý do chung chung như "muốn tìm kiếm cơ hội mới", "muốn chuyển sang lĩnh vực khác" hoặc "muốn dành thời gian cho gia đình". Bạn không nên nói xấu công ty hay sếp của bạn, dù bạn có thấy không hài lòng với họ.
- Ngày cuối cùng bạn làm việc: Bạn nên ghi rõ ngày tháng năm để tránh nhầm lẫn. Bạn cũng nên xin lỗi vì đã gây phiền phức cho công ty và cảm ơn sếp đã tạo điều kiện cho bạn làm việc.
- Sự hợp tác trong quá trình chuyển giao công việc: Bạn nên cam kết sẽ hoàn thành các công việc đang đảm nhận và hỗ trợ người kế nhiệm trong thời gian còn lại. Bạn cũng nên để lại thông tin liên lạc của bạn để công ty có thể liên hệ với bạn khi cần thiết.
5. Mẫu tin nhắn xin nghỉ việc chuyên nghiệp
5.1 Mẫu tin nhắn xin nghỉ việc số 1
Kính gửi anh/chị, Tôi xin thông báo với anh/chị rằng tôi sẽ chấm dứt hợp đồng lao động với công ty vào ngày 30/10/2024. Lý do tôi quyết định nghỉ việc là tôi muốn tìm kiếm một cơ hội mới trong lĩnh vực khác. Tôi xin lỗi vì đã gây ra sự bất tiện cho công ty và anh/chị. Tôi rất biết ơn anh/chị đã cho tôi cơ hội làm việc và học hỏi trong suốt thời gian qua. Trong hai tuần tới, tôi sẽ hoàn thành các công việc đang trên tay và chuyển giao cho người kế nhiệm một cách kỹ lưỡng. Tôi hy vọng anh/chị sẽ giúp đỡ tôi trong quá trình này. Tôi mong muốn được giữ liên lạc với anh/chị và công ty trong tương lai. Số điện thoại của tôi là 00000000000, email là [email protected]. Trân trọng Tên của bạn. |
5.2 Mẫu tin nhắn xin nghỉ việc số 2
Xin chào anh Tuấn, Tôi xin thông báo với anh rằng tôi sẽ nghỉ việc tại công ty ABC từ ngày 15/9/2023. Lý do là tôi đã có một cơ hội mới phù hợp với sự phát triển của bản thân và gia đình. Tôi xin cảm ơn anh đã cho tôi làm việc dưới sự chỉ đạo của anh trong suốt hai năm qua. Tôi đã học được rất nhiều điều quý báu từ anh và các đồng nghiệp tại công ty. Tôi mong rằng công ty sẽ tiếp tục phát triển và thành công hơn nữa trong tương lai. Trong thời gian còn lại, tôi sẽ hoàn thành các công việc đang dở dang và hỗ trợ đồng nghiệp trong việc chuyển giao. Tôi cũng sẵn sàng trả lời bất kỳ câu hỏi nào của anh liên quan đến công việc của tôi. Tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ giữ liên lạc và hợp tác trong những dự án tiềm năng trong tương lai. Nếu anh cần liên hệ với tôi, xin vui lòng gọi số 0987654321 hoặc email [email protected]. Trân trọng Tên của bạn |
5.3 Mẫu tin nhắn xin nghỉ việc số 3
Kính gửi anh, Em xin thông báo với anh rằng em sẽ chấm dứt hợp đồng làm việc với công ty vào ngày 20/2. Đây là quyết định khó khăn của em sau khi cân nhắc kỹ lưỡng các cơ hội nghề nghiệp mới mà em có được. Em rất biết ơn anh và công ty đã tạo điều kiện cho em phát triển kỹ năng và kinh nghiệm trong thời gian qua. Em mong muốn được giữ mối quan hệ tốt đẹp với anh và đồng nghiệp trong tương lai. Em xin gửi anh thư xin thôi việc chính thức theo quy định của công ty. Em cũng cam kết sẽ hoàn thành tất cả các công việc và dự án đang trực tiếp tham gia trước khi nghỉ việc. Em hy vọng anh sẽ thông cảm và ủng hộ cho quyết định của em. Trân trọng Tên của bạn |
5.4 Mẫu tin nhắn xin nghỉ việc số 4
Kính gửi chị, Em xin phép thông báo với chị một quyết định khó khăn mà em đã phải đưa ra. Do có những hoàn cảnh bất khả kháng trong gia đình, em không thể tiếp tục công việc hiện tại được nữa. Em xin lỗi vì đã gây phiền phức cho chị và công ty. Em sẽ làm việc đến hết tuần sau và hoàn thành tất cả các nhiệm vụ được giao. Em rất biết ơn chị đã tạo điều kiện cho em làm việc tại đây và học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý báu. Em mong chị thông cảm và cho em xin thư từ chức chính thức để em có thể hoàn tất các thủ tục cần thiết. Trân trọng Tên của bạn |
5.5 Mẫu tin nhắn xin nghỉ việc số 5
“Gửi anh/chị [Tên quản lý], Em viết tin nhắn này vì muốn thông báo với anh/chị là em đã quyết định nghỉ việc, bắt đầu từ ngày [-]. Em xin lỗi vì sự bất tiện này, nhưng vì lý do khoảng cách địa lý từ nhà tới văn phòng quá xa, em mong anh/chị thông cảm vì em phải xin nghỉ việc qua tin nhắn. Em rất tiếc vì không thể đồng hành cùng [Tên công ty] trong thời gian sắp tới. Vì lý do gia đình xảy đến đột ngột và ngoài tầm kiểm soát nên em buộc phải dừng công tác tại đây. Để quá trình bàn giao công việc được suôn sẻ và nhanh chóng, em sẽ cố gắng hoàn thành mọi công việc thật hiệu quả và hỗ trợ anh/chị khi có thể trong thời gian chờ xét duyệt. Em rất biết ơn anh/chị và mọi người vì tất cả những bài học và trải nghiệm đáng quý trong thời gian làm việc tại công ty. Em cảm ơn anh/chị nhiều ạ!” |
Trong bài viết này, Thủ Thuật Phần Mềm đã chia sẻ với bạn những cách viết tin nhắn xin nghỉ việc chuyên nghiệp nhất hiện nay. Chúc bạn một ngày vui vẻ!