Card đồ họa (Graphics card) là gì?
Mục lục nội dung
1. Card đồ họa (Graphics card) là gì?
Trên máy tính, mỗi thành phần linh kiện sẽ có các công dụng và chức năng khác nhau. Để hoạt động được một cách hoàn chỉnh chúng sẽ cần tới sự phối hợp nhịp nhàng của các linh kiện.
Như chúng ta đã biết, CPU là bộ vi xử lý trung tâm và chúng đảm nhiệm việc tính toán dữ liệu, xử lý dữ liệu để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng. Tuy nhiên CPU chỉ có nhiệm vụ xử lý, chúng sẽ không có cách nào để giao tiếp với con người chúng ta, vì vậy mà card đồ họa (Graphics card) đã xuất hiện.
Nếu như CPU chỉ đảm nhiệm việc xử lý dữ liệu thì card đồ họa sẽ đảm nhiệm việc giao tiếp với con người và cụ thể là chúng giao tiếp qua hình ảnh và âm thanh. Điều này đồng nghĩa với việc card đồ họa là một thiết bị chuyên dụng để xử lý các thông tin về hình ảnh trong máy tính, các thông tin đó bao gồm: Màu sắc, mật độ điểm ảnh, độ phân giải, tương phản,….
Nếu như máy tính không có card đồ họa thì chúng sẽ không thể xuất hình và đồng nghĩa với việc người sử dụng sẽ không giao tiếp được với máy tính. Như vậy, card đồ họa đóng vai trò rất lớn trong máy tính để bàn và laptop.
Trong một card đồ họa, linh kiện đóng vai trò quyết định sức mạnh của sản phẩm đó chính là GPU – Graphics Processing Unit, chúng sẽ đảm nhiệm việc kết xuất hình ảnh và gửi tới màn hình. Một GPU mạnh nhất có nghĩa là GPU đó có khả năng xử lý được lượng lớn thông tin hình ảnh trong thời gian ngắn nhất.
2. Các dạng Card đồ họa (Graphics card) phổ biến hiện nay
Trên thị trường hiện nay, Card đồ họa được chia thành hai nhóm chính là: Card đồ họa tích hợp (iGPU) và Card đồ họa rời (GPU).
Thực thế, Card đồ họa tích hợp (iGPU) chỉ có tác dụng “chống điếc” vì chúng chỉ có nhiệm vụ xuất hình và hiệu suất của chúng không cao. Lý do tại sao hiệu suất của iGPU không cao chính là chúng nhỏ, nhỏ là vì phải tích hợp bên trong CPU và chúng chiếm quá nhiều diện thích thì sẽ không đủ chỗ cho các nhân nên các nhà sản xuất phải cân nhắc kích thước sao cho phù hợp. Chính vì kích thước nhỏ, nằm trong khuôn khổ của CPU, nguồn cung cấp năng lượng không cao nên iGPU yếu, tuy nhiên chúng lại rất rẻ. Card đồ họa tích hợp thường thấy trong CPU dành cho máy tính để bàn và Laptop thuộc phân khúc giá rẻ.
Card đồ họa rời (GPU) là một sản phẩm chuyên dụng cho việc xử lý hình ảnh và hiệu suất của chúng cao gấp hàng chục lần so với iGPU rẻ tiền được tích hợp sẵn. Tuy nhiên, sản phẩm Card đồ họa rời (GPU) sẽ có kích thước lớn, tốn điện, đắt và cần phải kết nối thông qua khe mở rộng (thông thường là PCI-Express).
3. Các hãng sản xuất card đồ họa cho máy tính
Thị trường Card đồ họa cho máy tính (bao gồm để bàn và Laptop) đang có 03 hãng sản xuất chính đó là: Intel, AMD, Nvidia và hiện nay Nvidia đang được cho là “ông trùm” của mảng card đồ họa.
Các dòng sản phẩm mà các hãng đang triển khai phổ biến là:
AMD
- AMD Radeon (dành cho máy tính để bàn)
- AMD Radeon Vega (dành cho Laptop)
Intel
- Intel Iris Xe/ Plus Graphics (dành cho Laptop)
- Intel Xe HPG (dành cho máy tính để bàn)
Nvidia
- Nvidia GeForce (dành cho máy tính để bàn)
- Nvidia GeForce M-Series (dành cho máy tính Laptop)
Trong bài viết này, Thủ thuật phần mềm đã chia sẻ đến các bạn rất nhiều thông tin liên quan đến Card đồ họa (Graphics Card). Chúc các bạn một ngày vui vẻ!