Clubhouse là gì? Tổng quan về mạng xã hội Clubhouse
Mục lục nội dung
Clubhouse đang là cái tên nổi lên như cồn trong thời gian gần đây khi chúng có hàng loạt người nổi tiếng tham gia và chúng ngày càng đe dọa ngôi vương của Facebook, TikTok, Twitter,… Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về mạng xã hội Clubhouse đang làm mưa làm gió trên thị trường ứng dụng hiện nay.
1. Clubhouse là gì?
Clubhouse là một mạng xã hội tương tự như: Facebook, Tiktok, Twitter, Instagram nhưng chúng lại độc đáo trong phương thức vận hành. Nếu như Facebook, Twitter sử dụng chữ viết, Tiktok sử dụng Video và Instagram sử dụng ảnh làm phương tiện truyền đạt thì Clubhouse lại sử dụng âm thanh làm phương tiện truyền đạt. Có thể thấy rằng, mỗi mạng xã hội mới đều có phương thức vận hành riêng và nếu càng độc đáo thì chúng càng có khả năng đánh bại thị trường. Đúng như vậy, Clubhouse là mạng xã hội “hiếm hoi” nhất trên thị trường hiện nay sử dụng âm thanh để làm phương tiện giao tiếp. Sự tiên phong và đột phá đã giúp Clubhouse dần chiếm lấy thị trường của Facebook, Twitter, Instagram và ông hoàng Tiktok mới nổi.
Trên mạng xã hội Clubhouse, người sử dụng có thể tạo các phòng riêng biệt để mọi người tham gia và cùng thảo luận về một chủ đề nào đó. Các chủ đề được thảo luận bao gồm mọi thứ “trên trời dưới biển” và không có giới hạn chủ đề hiện tại. Các phòng trò chuyện được tạo trên Clubhouse sẽ tương tự như những buổi thuyết trình, sẽ có người thuyết trình, người đọc câu hỏi và người lắng nghe… Có thể nói rằng Clubhouse đang tạo ra sân chơi thuyết trình thú vị cho những người sử dụng mạng xã hội. Không chỉ dừng lại ở việc thuyết trình, mọi người trong Clubhouse đều có quyền lên tiếng và họ sẽ chia sẻ về bất kỳ nội dung gì họ thắc mắc. Hiện nay, mỗi ngày trên Clubhouse đều đang có hàng trăm nghìn hàng phòng trò chuyện với đa số các dạng chủ đề khác nhau cho mọi người tìm kiếm. Thậm chí, những học giả, nhà văn, nhà diễn thuyết cũng tham gia mạng xã hội Clubhouse và phòng của họ luôn luôn có hàng chục nghìn người tham gia.
2. Hành trình phát triển của Clubhouse
Mạng xã hội Clubhouse được thành lập bởi Paul Davison và Rohan Seth vào khoảng tháng 03/2020. Chỉ trong vòng 02 tháng, mạng xã hội này đã đạt được 1500 người sử dụng và định giá 100 triệu USD. Sau 11 tháng phát triển, lượng người sử dụng đã tăng lên đột biến khi chúng cán mốc 4.000.000 lượt tải về với hơn 2.000.000 người sử dụng và định giá đã lên đến 1 tỷ USD (giá trị công ty tăng 10 lần).
Nếu so sánh với các mạng xã hội khác đang chiếm lĩnh thị trường như Facebook, Instagram, Twitter, Tiktok thì tốc độ phát triển này ngang hàng. Nếu Clubhouse tiếp tục duy trì được phong độ, sớm muộn chúng sẽ thống lĩnh thị trường mạng xã hội trong tương lai tới đây.
Hiện tại, ở Việt Nam đã có rất nhiều người sử dụng Clubhouse và các phòng trên Clubhouse sử dụng tiếng Việt đã rất phổ biến. Nếu như bạn đang tò mò về mạng xã hội này thì hãy tải ngay để sử dụng.
3. Lợi thế cạnh tranh của Clubhouse
Từ xa xưa đến nay, nguồn thông tin được chia sẻ đến con người luôn được thực hiện bằng cách truyền đạt bằng chữ viết và truyền đạt bằng âm thanh. Đến thời điểm hiện tại vẫn vậy, rất nhiều người sử dụng chọn cách nghe để tiếp nhận thông tin thay cho đọc vì chúng sẽ có nhiều lợi thế hơn. Điển hình là khi nghe âm thanh, não bộ của bạn vừa có thể tiếp nhận thông tin và bạn vừa có thể làm được thêm một việc khác. Đối với việc đọc chữ để nắm bắt thông tin thì bạn chỉ có thể tập trung vào việc đọc mà không thể làm được việc gì khác. Điều này thấy rõ ràng nhất đó chính là lúc chúng ta lái xe ô tô, người lái sẽ chỉ nghe Radio vì chúng đủ điều kiện đảm bảo an toàn, chú ý quan sát đường phố. Nắm bắt được thế mạnh của việc truyền đạt bằng âm thanh, Clubhouse đã lấy lòng được lượng lớn người sử dụng.
Bên cạnh đó, Clubhouse đã thu hút được rất nhiều người có tên tuổi trên thế giới tham gia, điển hình nhất là: Elon Musk (tỷ phú), Lindsay Lohan (diễn viên), Ai Weiwei (nghệ sĩ, nhà triết học, phê bình văn học,…) và Tổng thống Nga Vladimir V.Putin. Nổi bật nhất trong câu chuyện này chính là khi Tỷ phú Elon Musk gửi lời mời tham gia đến Tổng thống Vladimir V.Putin và ngay lập tức đã được đồng ý.
4. Sự tác động của Clubhouse đến thị trường mạng xã hội
Mỗi khi có một mạng xã hội mới được ra đời là các mạng xã hội cũ lại “lo lắng” vô cùng vì sợ mất thị phần và đúng như vậy. Clubhouse đang đe dọa một loạt các mạng xã hội khác nhau trên thị trường nhờ sự đột phá trong phương thức truyền tải và cách sử dụng. Có thể nói rằng, Clubhouse sẽ thống là nền tảng thống lĩnh nhóm mạng xã hội chia sẻ kiến thức và thông tin trong tương lai.
Khi một sản phẩm độc đáo mới được ra mắt, điều tiếp theo chúng sẽ bị đó chính là “sao chép”, đây là câu chuyện đã quá quen thuộc của các mạng xã hội. Điển hình nhất bạn có thể nhìn vào Story (chia sẻ tin), trước đây chúng chỉ có mặt độc quyền trên Instagram và đến bây giờ thì: Facebook, Twitter, Youtube, Google… đều sao chép tính năng Story của Instagram. Rất nhiều khả năng trong tương lai trên Facebook, Twitter, Instagram, Youtube,… cũng có các phòng chia sẻ âm thanh tương tự như Clubhouse.
Thế nhưng, Clubhouse đang có những bước đi “chậm chạp” về mặt mở rộng thị trường khi ứng dụng Clubhouse chỉ có mặt trên IOS, điều này đồng nghĩa với việc người dùng Android chỉ có thể nhìn. Chưa rõ chuyện phát triển ứng dụng này do độc quyền của Apple hay là chiến lược phát triển của Clubhouse. Thế nhưng với số lượng người sử dụng Android đông đảo như vậy thì chắc chắn Clubhouse sẽ không thể bỏ qua được nếu muốn chiếm lấy ngôi vương mạng xã hội.
5. Clubhouse và người sáng tạo nội dung
Khi một nền tảng mạng xã hội được phát triển, mục tiêu của chúng là phát triển cộng đồng và Clubhouse cũng không ngoại lệ. Đây là một sân chơi kết nối những người muốn chia sẻ kiến thức, tin tức tới những người muốn tiếp nhận kiến thức và chúng buộc phải có các chính sách đặc biệt cho những người sáng tạo nội dung. Các đặc quyền của người sáng tạo nội dung hiện nay chính là sự nổi tiếng, chưa rõ trong tương lai Clubhouse có trả tiền cho nhà phát triển nội dung giống Youtube hay không.
Clubhouse hiện nay đang có nguồn thu chính là các quảng cáo và chúng sẽ được tính vào doanh thu của ứng dụng. Bên cạnh đó, sự nổi tiếng của Clubhouse còn khiến công ty ký được nhiều hợp đồng quảng cáo với nhiều nhãn hàng hơn, nhưng họ vẫn đang hưởng nguồn thu đó một mình. Nhìn sang Facebook, Twitter, Instagram, Tiktok, họ cũng đều không chia sẻ doanh thu với những người phát triển nội dung. Thế nên, rất nhiều khả năng Clubhouse sẽ nối gót theo họ và trên thị trường chỉ có duy nhất Youtube là chia sẻ doanh thu với người phát triển nội dung.
6. Mặt trái của Clubhouse
Bất kỳ mạng xã hội nào cũng có mặt trái và ngay cả Clubhouse cũng vậy, mặt trái không đến từ những người sản xuất ứng dụng mà chúng xuất phát từ người sử dụng. Con người thường xuyên sử dụng “không đúng cách” và để lại ác cảm xấu cho rất nhiều người khác. Trên Facebook, Twitter,… cũng đã có nhiều mặt trái và gần đây nhất là cuộc chiến giữa Facebook – Úc về vấn đề thông tin truyền thông.
Mạng xã hội Clubhouse cũng có nhiều ghi nhận về mặt trái và số lượng người sử dụng “mù quáng” cũng rất nhiều, điều này khiến cho Clubhouse ngày càng khó kiểm soát. Trên Clubhouse đã có những phòng trò chuyện nhắm đến: Phụ nữ, người da màu, chủ nghĩa bài Do Thái, kỳ thị đồng tính, phân biệt chủng tộc, chống Vaccin, lôi kéo đa cấp…. Nhìn chung thì những chủ đề này cũng đã từ xuất hiện trên các mạng xã hội khác chứ không phải chỉ có mình Clubhouse gặp phải.
Để tránh khỏi các tệ nạn của Clubhouse, bạn phải là một người sử dụng tỉnh táo, biết phân biệt đúng sai và không được hùa theo các trò đùa vô nghĩa,… Đặc biệt, bạn phải tích cực lên án, phê phán, báo cáo các tệ nạn, những hành vi sai trái để bảo vệ sự trong sáng cho Clubhouse.
Với những chia sẻ hữu ích liên quan đến mạng xã hội Clubhouse trong bài viết thì chắc chắn bạn đã có đủ các thông tin trước khi sử dụng chúng. Chúc bạn có những giây phút vui vẻ với mạng xã hội âm thanh Clubhouse!