Có bao nhiêu quốc gia trên thế giới?
Bạn đã bao giờ tự hỏi: "Trên thế giới hiện nay có bao nhiêu quốc gia chưa?". Một câu hỏi tưởng đơn giản nhưng gây ra rất nhiều tranh cãi. Cùng ThuThuatPhanMem tìm hiểu xem hiện nay trên thế giới có bao nhiêu quốc gia nhé.
Mục lục nội dung
1. Có bao nhiêu quốc gia trên thế giới?
Theo Công ước Montervideo năm 1993, để được công nhận là một quốc gia độc lập phải đủ các tiêu chí: dân cư thường trú, lãnh thổ xác định, có chính quyền và khả năng tham gia vào quan hệ với các quốc gia khác. Trên thế giới hiện nay, có một số quốc gia tự nhận là độc lập nhưng một là được công nhận nhưng chính phủ không có đủ quyền hạn hoặc là không được quốc tế công nhận là thực thể chính trị.
Tính đến năm 2019, trên thế giới hiện nay có 195 quốc gia, trong đó:
193 quốc gia là thành viên của Liên Hợp Quốc
2 quốc gia là quan sát viên Liên Hợp Quốc là Thành Vatice và Palestine. Nhà nước Palenstine không được nhiều quốc gia trên thế giới công nhận.
2 quốc gia được nhiều nước trên thế giới công nhận và độc lập trên thực tế.
- Đài Loan (Taiwan) – bị Trung Quốc tuyên bố là một phần lãnh thổ, có 19 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc và Thành Vatice vẫn duy trì quan hệ chính thức.
- Kosovo – bị Serbia tuyên bố là một vùng lãnh thổ nhưng vẫn được 111/193 thành viên Liên Hợp Quốc, 23/28 thành viên Liên minh châu Âu, 24/28 thành viên NATO, 35/61 thành viên Tổ chức Hợp tác Hồi giáo công nhận.
1 quốc gia được nhiều nước công nhận nhưng không độc lập trên thực tế là Tây Sahara. Đây là quốc gia được Liên minh châu Phi và 41 quốc gia nhìn nhận là vùng lãnh thổ có chủ quyền nhưng đang bị chiếm đóng.
6 quốc gia tuyên bố độc lập nhưng không được công nhận:
- Abkhazia – Chỉ có Nga, Nicaragua, Nauru, Vanuatu, Venezuela công nhận.
- Bắc Síp – Chỉ Thổ Nhĩ Kỳ công nhận.
- Nam Ossetia – Có Nga, Nauru, Nicaragua, Venezuela công nhận.
- Somaliland, Transnistria và Nagorno – Karabakh: cả ba quốc gia này chưa được quốc gia hay tổ chức thế giới nào công nhận.
2. Phân chia các quốc gia theo châu lục
Khu vực châu Á
Châu Á gồm 50 quốc gia, được chia làm 5 vùng: Đông Á (6 quốc gia), Đông Nam Á (11 quốc gia), Nam Á (9 quốc gia), Trung Á (5 quốc gia) và Tây Á (18 quốc gia).
Các vùng tự trị, đặc khu, lãnh thổ không tự trị, tranh chấp: HongKong (China), Macao (China), Taiwan (China).
Khu vực châu Âu
Châu Âu bao gồm 44 quốc gia. Được chia làm 4 vùng là: Bắc Âu (10 quốc gia), Đông Âu (10 quốc gia), Nam Âu (15 quốc gia) và Tây Âu (9 quốc gia).
Các vùng tự trị, khu lãnh thổ không tự trị, tranh chấp: Channel Islands (U.K), Isle of Man (U.K), Faeroe Islands (Denmark), Gibraltar (U.K)
Khu vực Châu Mỹ
Châu Mỹ bao gồm 35 quốc gia. Gồm 4 vùng: Bắc Mỹ (2 quốc gia), Caribe (13 quốc gia), Nam Mỹ (12 quốc gia) và Trung Mỹ (8 quốc gia).
Các vùng tự trị, khu lãnh thổ không tự trị, tranh chấp: Anguilla (U.K), Aruba (Netherlands), Bermuda (U.K), British Virgin Islands (U.K), Caribbean Netherlands (Netherlands), Cayman Islands (U.K), Curacao (Netherlands), Falkland Islands (U.K), French Guiana (France), Greenland (Denmark), Guadeloupe (France), Martinique (France), Montserrat (U.K), Puerto Rico (USA), Saint Pierre & Miquelon (France), Sint Maarten (Netherlands), Turks and Caicos (UK), U.S. Virgin Islands (USA).
Khu vực châu Phi
Châu Phi bao gồm 54 quốc gia. Chia làm 5 vùng là Bắc Phi (6 quốc gia), Đông Phi (18 quốc gia), Nam Phi (5 quốc gia), Trung Phi (9 quốc gia) và Tây Phi (16 quốc gia).
Các vùng tự trị, khu lãnh thổ không tự trị, tranh chấp: Réunion (France), Western Sahara (tranh chấp), Mayotte (France), Saint Helenna (UK).
Khu vực châu Úc
Châu Úc bao gồm 14 quốc gia. Chia làm 4 vùng là Australia and New Zealand (2 quốc gia), Melanesia (4 quốc gia), Micronesia (5 quốc gia) và Polynesia (3 quốc gia).
Các vùng tự trị, khu lãnh thổ không tự trị, tranh chấp: American Samoa (USA), Cook Island (partly New Zealand), French Polynesia (France), Guam (USA), New Caledonia (France), Niue (Partly New Zealand), Northern Mariana Islands (USA), Tokelau (New Zealand), Wallis & Futuna (France).
Trên đây là toàn bộ bài viết trả lời cho câu hỏi "Có bao nhiêu quốc gia trên thế giới?". Hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn, cung cấp thêm những kiến thức về quốc gia trên thế giới.