Công nghệ sạc nhanh PD (Power Delivery) là gì?

Các sản phẩm công nghệ hiện nay đều được trang bị sạc nhanh và mỗi hãng sản xuất lại có cách đặt tên khác nhau. Vậy công nghệ sạc nhanh PD – Power Delivery có nghĩa là gì, chúng hoạt động ra sao?

Công nghệ sạc nhanh PD (Power Delivery) là gì

Công nghệ sạc nhanh PD bắt đầu phổ biến khi Apple chính thức đem chúng lên các sản phẩm điện thoại di động iPhone và lúc này PD mới bắt đầu nở rộ. Tại Việt Nam, công nghệ PD cũng được nhiều người quan tâm hơn để sử dụng cho các sản phẩm iPhone và một số sản phẩm khác. Các bạn sẽ thường xuyên bắt gặp cụm từ PD trên các củ sạc, sạc dự phòng,… dưới đây là toàn bộ các thông tin liên quan đến công nghệ sạc PD.

1. Sạc PD – Power Delivery là gì?

Sạc PD – Power Delivery là gì

PD – Power Delivery là tên gọi của một chuẩn công nghệ sạc nhanh, đây là một công nghệ đang có tham vọng trở thành tiêu chuẩn chung cho tất cả các thiết bị di động. Hiện nay, PD – Power Delivery đang được sử dụng chủ yếu trên các sản phẩm của Apple như: Macbook, iPhone, iPad và gần đây nhất là điện thoại Google Pixel…

Hiện nay, các chuyên gia đang dự đoán rằng công nghệ PD – Power Delivery sẽ trở thành tiêu chuẩn chung trên toàn cầu và chúng sẽ thay thế cho các công nghệ khác, ví dụ: Quick Charge, VOOC,…

2. Nguyên lý của sạc USB-PD

Nguyên lý của sạc USB-PD

Power Delivery có rất nhiều tiêu chuẩn khác nhau nhưng ngày nay phổ biến nhất là USB PD 3.0 và trong tương lai chúng sẽ có thêm các tiêu chuẩn mới với nhiều cải tiến hiện đại hơn. Đối với tiêu chúng USB PD 3.0, công nghệ PD - Power Delivery sẽ có khả năng cung cấp công suất lên tới 100W và bên cạnh đó là 5 mức cấu hình khác nhau, cụ thể như sau:

Cấu hình

Thông số

Công suất

1

5V – 2A

10W

2

5V – 2A, 12V – 1.5A

18W

3

5V – 2A, 12V – 3A

36W

4

5V – 2A, 12V/20V – 3A

60W

5

5V – 2A, 12V/20V – 5A

100W

Dựa vào bảng cấu hình bên trên, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra rằng bất kỳ cấu hình nào của sạc nhanh PD đều hỗ trợ chế độ sạc thông thường (không sạc nhanh) với dòng 5V – 2A, tuy nhiên khi cần sạc nhanh thì chúng sẽ đẩy công suất bằng cách tăng cường độ dòng điện và Ampere. Hiện nay, USB PD 3.0 đang đạt tối đa 100W khi cần xả dòng hết mức và mức công suất này phải đến 5 năm nữa mới cần cải thiện.

Các hãng điện thoại hiện nay chủ yếu sử dụng Quick Charge (công nghệ sạc nhanh của Chip Qualcomm) và VOOC (thường thấy trên Oppo). Tuy nhiên, những công nghệ sạc nhanh được kể trên đều có yếu điểm, đặc biệt là công suất tối đa. Đối với Quick Charge thì tối đa chỉ lên tới được 36W và VOOC có công suất tối đa chỉ 20W. Nếu so sánh với mức công suất 100W tối đa của USB PD 3.0 thì rõ ràng PD – Power Delivery đang có lợi thế rõ ràng.

Nếu so sánh với mức công suất 100W tối đa của USB PD 3.0 thì rõ ràng PD – Power Delivery đang có lợi thế

Mặc dù USB PD 3.0 hỗ trợ công suất tối đa lên đến 100W nhưng các hãng sản xuất điện thoại chỉ tận dụng dải công suất 18-36W (cấu hình 2 và 3) cho các sản phẩm vì đây là mức công suất an toàn. Trong khi đó, các thiết bị lớn hơn như Laptop thì các hãng sản xuất sẽ sử dụng công suất từ 60-100W, hiện nay Macbook của Apple chủ yếu sử dụng mức công suất 60W từ USB PD 3.0.

3. Ý nghĩa của công nghệ PD – Power Delivery

Ý nghĩa của công nghệ PD – Power Delivery

Công nghệ PD – Power Delivery không chỉ phục vụ cho việc rút ngắn thời gian sạc của các thiết bị công nghệ mà chúng còn mang trong mình một lý tưởng hết sức ý nghĩa – “Giảm rác thải điện tử ra ngoài môi trường”. Để hiểu được ý nghĩa trên của công nghệ PD – Power Delivery các bạn sẽ cần phải biết thêm rất nhiều thông tin như sau:

Các tiêu chuẩn sạc nhanh trên thị trường hiện nay không có khả năng tương thích ngược với nhau và điều này khiến cho người sử dụng sẽ có “nhiều hơn” một củ sạc nếu sở hữu nhiều thiết bị khác nhau. Việc sở hữu nhiều củ sạc và khi chúng hỏng hoặc cần nâng cấp sẽ xả ra môi trường lượng lớn rác thải điện tử.

Việc sở hữu nhiều củ sạc và khi chúng hỏng hoặc cần nâng cấp sẽ xả ra môi trường lượng lớn rác thải điện tử

Ví dụ: Bạn sử dụng điện thoại iPhone (PD) và Xiaomi (QC) nên bạn sẽ có 02 củ sạc, một củ hỗ trợ công nghệ PD và một củ hỗ trợ công nghệ QC. Nếu như cả iPhone và Xiaomi đều sử dụng tiêu chuẩn sạc nhanh PD thì các bạn chỉ cần 01 củ sạc có 02 cổng là có thể đáp ứng tốt cho cả hai điện thoại.

Nhìn chung, ý nghĩa của công nghệ PD – Power Delivery vô cùng to lớn và trong tương lai chắc chắn PD sẽ ngày càng phổ biến và được các hãng lựa chọn. Hiện nay, Apple và Google đang là hai nhà sản xuất giúp đỡ cho công nghệ PD phổ biến hơn, trong tương lai sẽ có thêm rất nhiều nhà sản xuất khác nữa.

Trên bài viết này là một loạt các thông tin liên quan đến công nghệ sạc nhanh PD – Power Delivery phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Mong rằng những thông tin hữu ích này sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức về công nghệ!

Viết bình luận