Công thức tính diện tích tứ giác và ví dụ minh họa
Mục lục nội dung
Cách tính diện tích tứ giác, phương thức tính diện tích tứ giác là một trong những kiến thức cần biết khi học hình học phẳng. Với bài viết này, ThuThuatPhanMem sẽ hướng dẫn các bạn cách tính diện tích tứ giác kèm thêm các ví dụ minh họa cách tính.
1. Công thức tính diện tích tứ giác
1.1. Công thức tính diện tích hình vuông
Công thức tính diện tích hình vuông là: \(S = a.a\)
Trong đó:
- S là diện tích hình vuông.
- a là chiều dài cạnh hình vuông.
1.2. Công thức tính diện tích hình chữ nhật
Công thức tính diện tích hình chữ nhật là: \(S = a.b\)
Trong đó:
- S là diện tích hình chữ nhật.
- a là chiều dài hình chữ nhật.
- b là chiều rộng hình chữ nhật.
1.3. Công thức tính diện tích hình thang
Công thức tính diện tích hình thang là: \(S = (a + b).h.\frac{1}{2}\)
Trong đó:
- S là diện tích hình thang.
- a và b là hai cạnh đáy của hình thang.
- h là chiều cao khoảng cách giữa hai đáy hình thang.
1.4. Công thức tính diện tích hình bình hành
Công thức tính diện tích hình bình hành là: \(S = a.h\)
Trong đó:
- S là diện tích hình bình hành.
- a là cạnh đáy của hình bình hành.
- h là chiều cao khoảng cách giữa hai đáy của hình bình hành.
1.5. Công thức tính diện tích hình thoi
Công thức tính diện tích hình thoi là: \(S = d1.d2.\frac{1}{2}\)
Trong đó:
- S là diện tích hình thoi.
- d1 và d2 là hai đường chéo của hình thoi.
2. Ví dụ minh họa tính diện tích tứ giác
Ví dụ 1: Tính diện tích hình vuông có cạnh là 5 cm.
Diện tích hình vuông có cạnh dài 5 cm là: \(S = a.a = 5.5 = 25(c{m^2})\)
Vậy diện tích hình vuông đó là \(25c{m^2}\).
Ví dụ 2: Tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài là 6 cm và chiều rộng là 4 cm.
Diện tích hình chữ nhật có cạnh dài là 6 cm và cạnh rộng là 4 cm là: \(S = a.b = 6.4 = 24(c{m^2})\)
Vậy diện tích hình chữ nhật đó là \(24c{m^2}\).
Ví dụ 3: Tính diện tích hình thang có chiều dài đáy rộng là 4 cm và chiều dài đáy hẹp là 3 cm cùng với chiều cao là 2 cm.
Diện tích hình thang có chiều dài hai đáy lần lượt là 4 cm và 3 cm cùng chiều cao 2 cm là: \(S = (a = b).h.\frac{1}{2} = (4 + 3).2.\frac{1}{2} = 7(c{m^2})\)
Vậy diện tích của hình thang đó là \(7c{m^2}\).
Ví dụ 4: Tính diện tích hình bình hành có cạnh đáy dài 5 cm và chiều cao dài 3 cm.
Diện tích hình bình hành có cạnh đáy dài 5 cm và chiều cao dài 3 cm là: \(S = a.h = 5.3 = 15(c{m^2})\)
Vậy diện tích của hình bình hành đó là \(15c{m^2}\).
Ví dụ 5: Tính diện tích hình thoi có hai đường chéo lần lượt là 4 cm và 6 cm.
Diện tích hình thoi có hai đường chéo là 4 cm và 6 cm là: \(S = d1.d2.\frac{1}{2} = 4.6.\frac{1}{2} = 12(c{m^2})\)
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của Xosomienbaczone.com chúng tôi về cách tính diện tích các tứ giác cùng các ví dụ minh họa đi kèm. Chúc các bạn thành công.