Đu đỉnh là gì? Thuật ngữ đu đỉnh trong chứng khoán, coin, bất động sản
Nếu bạn là người mới tham gia vào thị trường đầu tư có thể bạn đã nghe cộng đồng nói về thuật ngữ “đu đỉnh”. Vậy “đu đỉnh” thật sự đang nói về điều gì? Hãy cùng Thuthuatphanmem.vn lý giải ở bài viết dưới đây.
Mục lục nội dung
1. Đu đỉnh là gì?
Đu đỉnh là thuật ngữ được sử dụng khi các nhà đầu tư mua cổ phiếu/coin ở giai đoạn giá đang tăng cao, với hi vọng giá sẽ tiếp tục lên cao hơn để có lợi nhuận. Nhưng ngay sau đó thì giá cổ phiếu bắt đầu xuống và không có dấu hiệu tăng trở lại.
Khi nhìn vào biểu đồ chứng khoán, bạn thấy rằng mình đã mua cổ phiếu ở thời điểm giá lên “đến đỉnh”, rồi lại tụt dốc không phanh. Đây là lý do vì sao chúng ta gọi là “đu đỉnh”.
Khái niệm “đu đỉnh” trái ngược với định nghĩa “bắt đáy”. “Bắt đáy” nghĩa là khi nhà đầu tư mua cổ phiếu khi giá đã giảm ở mức thấp. Họ cho rằng sự sụt giảm giá chỉ là tạm thời, đây chính là cơ hội chín muồi để đầu tư. Và đúng như kỳ vọng, giá cổ phiếu đã tăng trở lại và lợi nhuận thuộc về tay nhà đầu tư.
Tất nhiên, không phải cứ “đu đỉnh” là sai, và “bắt đáy” là đúng. Khi bạn có được chiến lược phù hợp, bạn sẽ đu đỉnh thành công khi giá cổ phiếu tiếp tục tăng cao. Mặt khác, nếu bạn bắt đáy mà không bắt được, giá cổ phiếu tiếp tục giảm thậm trọng thì khi ấy bạn sẽ lỗ.
Đu đỉnh thường đến từ tâm lý thiếu cẩn trọng khi giao dịch chứng khoán, coin, bất động sản,... Bạn cần phải trang bị đầy đủ kiến thức về đầu tư, nghiên cứu kỹ thị trường và đưa ra những lựa chọn lý trí.
2. Những sai lầm thường gặp khi đầu tư chứng khoán
2.1 Áp dụng đòn bẩy quá mức
Một trong những lý do phổ biến khiến các trader thất bại là do sử dụng đòn bẩy quá mức. Điều này vừa có lợi nhưng cũng cực kỳ hại. Nếu kết quả của giao dịch thành công, nhà đầu tư sẽ có được khoản lợi nhuận đáng kể. Nhưng ở trường hợp “đu đỉnh”, bạn sẽ bị lỗ khủng khiếp.
Hơn nữa, tiền điện tử cực kỳ biến động và khó đoán. Vì vậy, bạn không nên sử dụng đòn bẩy vượt quá khả năng của mình cho giao dịch coin. Nếu là một người mới, hãy quan tâm đến việc bảo toàn vốn và hướng đến những chiến thắng nhỏ và ổn định.
2.2 Quản lý rủi ro kém
Các chiến lược quản lý rủi ro phải được chuẩn bị kỹ lưỡng để đối phó với tổn thất. Có nhiều sàn giao dịch hiện nay hỗ trợ lệnh cắt lỗ để giảm thiệt hại khi giao dịch. Cắt lỗ là phương án bán cổ phiếu đang bị rớt giá để thu lại vốn ngay lập tức, tránh bị lỗ thêm. Đây là phương án mà bạn có thể tham khảo để đảm bảo được quỹ đầu tư của mình.
2.3 Thực hiện giao dịch lớn vào rủi ro cao
Các trader mới thường rơi vào cái bẫy “được ăn cả, ngã về không”, đổ nhiều tài chính của họ vào một giao dịch duy nhất. Điều này thậm chí còn không được coi là một cuộc “đánh bạc” vì bạn không chỉ liều lĩnh mà cũng sai về logic.
Một giao dịch trị giá 10% được coi là rủi ro rất cao với hầu hết các nhà đầu tư. Ví dụ: bạn có 1000 đô, bạn bỏ ra 10% (100 đô) để giao dịch. Nếu gặp rủi ro, bạn sẽ mất 100 đô và chỉ có thể thực hiện thêm 9 giao dịch trước khi hết tiền. Thay vào đó, sẽ khôn ngoan hơn nếu giao dịch ở mức 1% và thấp hơn. Bằng cách này, bạn vừa tìm hiểu được thị trường và chịu lỗ mà không bị phá sản.
2.4 Thiếu cẩn trọng
Tâm lý và cảm xúc có ảnh hưởng lớn đến cách giao dịch của các trader. Đầu tư khi chưa tìm hiểu kỹ, nghe người khác giới thiệu, muốn gỡ gạc nhanh chóng… là những lý do phổ biến dẫn đến “đu đỉnh".
Hơn nữa, khi bắt đầu thua lỗ, việc giữ bình tĩnh để lật ngược tình thế là một thách thức lớn với bạn. Trong tình huống này, đôi khi giao dịch tốt nhất là không giao dịch gì cả.
Kết
Các trader thường rơi vào tình trạng “đu đỉnh” khi đầu tư không đủ nghiêm túc. Các lý do có thể xuất phát từ thiếu kinh nghiệm, tâm lý muốn làm giàu nhanh, và tiếp cận thị trường hời hợt. Các nhà đầu tư thành công phải có trách nhiệm về hành động của mình. Mỗi giao dịch đều cần được lên kế hoạch tốt và chu đáo.
Trên đây, Thuthuatphanmem.vn đã giải thích cho bạn định nghĩa “đu đỉnh”. Cảm ơn bạn đã theo dõi!