Fitness là gì? Những kiến thức về fitness bạn cần biết
Mục lục nội dung
Fitness là từ để diễn tả những bài tập thể thao tăng cường sức khoẻ và cải thiện vóc dáng. Ngoài ra, rất nhiều kiến thức hay và bổ ích về Fitness đang chờ bạn khám phá trong bài viết này!
1. Fitness là gì?
Fitness dịch sang nghĩa tiếng Việt là sự phù hợp, vừa vặn, cân đối, sung sức. Ở Việt Nam thì Fitness được hiểu nôm na là những bài tập thể dục thể hình nhằm mang lại lợi ích cho người tập thân hình cân đối, khoẻ mạnh.
Khác với Bodybuilding thì người tập không cần phải sở hữu cơ bắp cuồn cuộn, thân hình đô con mà Fitness chỉ hướng bạn đến thân hình cân đối, gọn gàng, cơ bắp phát triển đều và đẹp, mang lại sức khoẻ và sự tự tin cho người tập. Fitness thích hợp cho cả nam và nữ và phù hợp cho mọi lứa tuổi. Ngoài ra, Fitness có nhiều bài tập và có bài tập cần đến dụng cụ và có bài tập thì không cần đến dụng cụ, giúp bạn có thể tự cân đối tài chính và cân nhắc có nên tới phòng tập hay tự tập ở nhà với những dụng cụ sẵn có.
2. Những kiến thức về Fitness bạn cần biết
2.1. Fitness bao gồm những bộ môn gì?
Các trung tâm thể dục thể thao thường dùng từ Fitness để nói về các bộ môn và bài tập trong trung tâm và từ Fitness mang nghĩa rộng và bao hàm các môn thể dục mà bạn biết đến. Ví dụ như: Gym, Yoga, Dance, Aerobic, Group X (Body Balance, Body Combat, Body Jam, Body Pump, CX Work, RPM, SH' Bam…) và các bộ môn khác.
2.2. Những yếu tố quan trọng trong Fitness
Có 5 yếu tố quan trọng sau đây trong Fitness bạn cần nhớ:
- Tập luyện sức khoẻ, sức bền (Cardio)
Những bài tập sức khoẻ, sức bền Cardio (Cardiorespiratory Endurance) mang lại cho người tập sức khoẻ, sức bền, tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện hệ tim mạch, hệ hô hấp. Những bài tập Cardio thường gặp là: Chạy bộ, nhảy dây, plank…
- Tăng cường sức mạnh, cải thiện cơ bắp (Muscle)
Những bài tập cải thiện sức mạnh và cơ bắp được đo bằng mức cân nặng và số lần tập trong một buổi. Những bài tập này được áp dụng cho người tập muốn làm săn chắc cơ bắp, giảm mỡ các vùng cơ thể, tăng vẻ hấp dẫn và khoẻ mạnh cho người tập. Những bài tập dạng này thường là các bài tập tạ thông thường như đẩy tạ, gánh tạ, tập với máy…
- Tăng cường độ dẻo dai, thăng bằng cho cơ thể (Balance & Flexibility)
Tiêu chí này được đánh giá sau khi một nhóm cơ mà người tập có thể kéo giãn tốt hơn, các khớp vận động linh hoạt và không gặp khó khăn khi bạn thực hiện các động tác kéo, uốn cơ thể. Ngoài ra, khả năng giữ thăng bằng được cải thiện và hệ thần kinh của bạn cũng được cải thiện, giảm thiểu các triệu chứng bệnh tiền đình hoặc thiếu máu não. Những bài tập kích thích sự dẻo dai và tăng khả năng tập trung, giữ thăng bằng tốt đó là Yoga, Ballet, Dance…
- Cải thiện tốc độ (Speed)
Tốc độ được đánh giá bằng tiêu chí thời gian hoàn thành mục tiêu từ điểm bắt đầu tới điểm đích của người tập. Những bài tập cải thiện tốc độ giúp người tập có thể chạy nhanh hoặc đi nhanh hơn, các cơ quan hô hấp hoạt động hiệu quả hơn. Những bài tập tốc độ mà chúng ta thường gặp đó là chạy bộ, bật nhảy…
- Kiểm soát thành phần cơ thể và chế độ dinh dưỡng (Body composition)
Tiêu chí cuối cùng này yêu cầu người tập phải có kế hoạch trong việc tập luyện và bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết để mang lại sự cân đối cho cơ thể. Những lợi ích khi kiểm soát thành phần cơ thể giúp bạn có một vóc dáng cân đối hơn, giảm mỡ thừa và phòng tránh các bệnh về tim mạch.
Với những chia sẻ về Fitness trong bài viết này thì bạn có thể nắm được những kiến thức cơ bản về Fitness và những yếu tố quan trọng trong Fitness mà bạn cần biết. Chúc các bạn thành công!