Hàm COUPNCD - Hàm trả về ngày phiếu lãi kế tiếp trong Excel
Hiện nay đầu tư chứng khoán không còn xa lạ với mọi người, vấn đề được quan tâm hàng ngày hàng giờ. Chính vì vậy bài viết dưới đây giới thiệu chi tiết hàm COUPNCD giúp các bạn tính ngày phiếu lãi kế tiếp.
Mô tả: Hàm trả về ngày phiếu lãi tiếp theo sau ngày kết toán của chứng khoán.
Cú pháp: COUPNCD(settlement, maturity, frequency, [basis]).
Trong đó:
- settlement: Là ngày thanh toán chứng khoán (Chính là ngày chứng khoán được bán cho người mua, chỉ sau ngày phát hành), là tham số bắt buộc.
- maturity: Ngày hết hạn hay đáo hạn của chứng khoán, là tham số bắt buộc.
- frequency: Số lần thanh toán phiếu lãi theo năm, là tham số bắt buộc. Có các giá trị:
+ frequency = 1 => thanh toán hàng năm.
+ frequency = 2 => thanh toán với tần suất nửa năm.
+ frequency = 4 => thanh toán theo quý.
- basis: Cơ sở xác định để tính số ngày, là tham số tùy ý. Có các giá trị sau:
+ Basis = 0 hoặc bỏ qua: tính số ngày theo chuẩn US số ngày trong tháng/ số ngày trong năm là 30/360.
+ Basis = 1: số ngày trong tháng/ số ngày trong năm là số ngày thực tế trong tháng/ số ngày thực tế trong năm.
+ Basis = 2: số ngày trong tháng/ số ngày trong năm là số ngày thực tế trong tháng/360.
+ Basis = 3: số ngày trong tháng/ số ngày trong năm là số ngày thực tế trong tháng/365.
+ Basis = 4: Dựa theo chuẩn châu Âu European số ngày trong tháng/ số ngày trong năm là 30/360.
Chú ý:
- Nếu các tham số có giá trị là số thập phân =. Hàm lấy giá trị các tham số là số nguyên.
- Nếu settlement >= maturity => hàm trả về giá trị lỗi #NUM!.
- Nếu basis nằm ngoài các giá trị 0, 1, 2, 3, 4 => hàm báo lỗi #NUM!.
- Nếu frequency nằm ngoài giá trị 1, 2, 4 => hàm trả về lỗi #NUM!.
Ví dụ:
Tính ngày phiếu lãi kế tiếp của chứng khoán khi biết tham số sau:
Tại ô cần tính nhập công thức sau: =COUPNCD(D6,D7,D8,D9).
Kết quả đã tính được ngày phiếu lãi kế tiếp:
Chú ý: Ở bài này các bạn lưu ý chọn định dạng ô trả về kết quả của hàm COUPNCD theo định dạng ngày giống như định dạng ngày kết toán chứng khoán và ngày hết hạn chứng khoán. Các bạn có thể sử dụng chổi quét để định dạng cho ô kết quả.
Trên đây là cách sử dụng hàm COUPNCD hy vọng giúp ích cho các bạn khi đầu tư chứng khoán.
Chúc các bạn thành công!