Hàm NPER - Hàm tính số kỳ của một khoản đầu tư trong Excel
Thông thường tính lãi suất chứng khoán thường được tính theo kỳ. Vì vậy nếu bạn là người chơi cổ phiếu hãy nắm rõ cách tính này nhé để có thể chủ động tính lãi suất nhận được. Bài viết dưới đây hướng dẫn cách sử dụng hàm NPER tính số kỳ của một khoản đầu tư.
Mô tả: Hàm được sử dụng để tính số kỳ của một khoản đầu tư với 1 loại hình chứng khoán nào đó dựa trên các khoản thanh toán bằng nhau và lãi suất cố định.
Cú pháp: NPER(rate,pmt,pv,[fv],[type]).
Trong đó:
- rate: Lãi suất của chứng khoán theo kỳ hạn, tham số bắt buộc.
- pmt: Các khoản thanh toán cho mỗi kỳ, tham số bắt buộc. Thông thường pmt chứa tiền gốc và tiền lãi.
- pv: Giá trị hiện tại hoặc số tiền trả một lần tương ứng với các khoản thanh toán trong tương lai, nó là tham số bắt buộc.
- fv: Giá trị tương lai hoặc chính là số dư mong muốn của bạn sau khi thực hiện thanh toán cuối cùng, tham số này không bắt buộc, nếu bỏ qua mặc định hiểu là 0.
- type: Xác định thời điểm thanh toán, có 2 giá trị là 0 => thanh toán cuối kì và bằng 1 => thanh toán đầu kỳ.
Ví dụ: Cho bảng dữ liệu sau.
- Tính số kì của khoản đầu tư.
- Tính số kì của khoản đầu tư có trừ các khoản thanh toán ban đầu.
- Tính số kì của khoản đầu trừ khi giá trị tương lai bằng 0.
1. Tính số kì của khoản đầu tư
- Tại ô cần tính nhập công thức sau: =NPER(D5/12,D6,D7,D8,D9).
- Kết quả:
2. Tính số kì của khoản đầu tư có trừ các khoản thanh toán ban đầu
- Tại ô cần tính nhập công thức: NPER(D5/12,D6,D7,D8) ngầm hiểu thanh toán cuối kì.
- Kết quả:
3. Tính số kì của khoản đầu trừ khi giá trị tương lai bằng 0
- Tại ô cần tính nhập công thức sau: =NPER(D5/12,D6,D7).
- Kết quả:
Kết quả so sánh 3 trường hợp nếu thanh toán cuối kì số kì tăng lên hơn so với đầu kì, trường hợp giá trị tương lai bằng 0 số kỳ quá nhỏ mang giá trị âm.
Hy vọng với bài viết trên đây bạn sẽ có sự lựa chọn đúng đắn nhất.
Chúc bạn thành công!