HDR là gì? HDR 4K TV là gì? Sự khác biệt của HDR so với Dolby Vision
Nếu bạn không biết nhiều về công nghệ này, HDR có vẻ giống như một định nghĩa chẳng đáng quan tâm, bạn có thể đã nghe ở đâu đó rằng HDR mang đến “chất lượng hình ảnh tốt hơn”. Trên thực tế, HDR thực sự là một công nghệ đáng kinh ngạc, có thể nâng cấp chất lượng hình ảnh lên đáng kể. Tại đây, Thuthuatphanmem.vn sẽ giải thích những điều bạn cần biết về HDR, không chỉ để hiểu hơn về công nghệ thú vị này mà còn giúp bạn mua sắp một cách hợp lý hơn.
Mục lục nội dung
HDR là gì?
HDR (high dynamic range), tạm dịch là dải tần nhạy sáng cao, là khái niệm để chỉ sự khác biệt cao nhất giữa vùng sáng và vùng tối mà các thiết bị có thể ghi nhận. Khi bạn sử dụng chế độ HDR trên các máy quay, máy ảnh thì hình ảnh mà bạn ghi lại sẽ được tăng dải chênh lệch sáng – tối, tạo điều kiện thể hiện hình ảnh chính xác và cảm giác rõ nét hơn.
Đây có thể được coi là bước phát triển đáng kể nhất về chất lượng video kể từ khi chuyển từ SD sang HD. Những gì công nghệ này thực hiện là cho phép cả video và hình ảnh tĩnh có độ sáng, độ tương phản và độ chính xác màu sắc cao hơn nhiều. Khi bạn xem một nội dung HDR, điều thu hút sự chú ý là độ tương phản bên trong: tỷ lệ giữa mà trắng và màu đen được ghi trên màn hình. HDR sẽ khiến cho các phần tối của hình ảnh trở nên mờ hơn, trong khi các vùng sáng xuất hiện rực rỡ.
Như bạn mong đợi trên các thiết bị màn hình, TV,... HDR chủ yếu là một chức năng của độ sáng, độ tương phản và độ sâu màu sắc, đem lại trải nghiệm thị giác ấn tượng hơn. Các thông số kỹ thuật như HDR10, HDR10+ hoặc Dolby Vision, không có nhiều ý nghĩa riêng, đa phần tương ứng với độ sáng tối đa, không chỉ định rào cản chất lượng tối thiểu và không phải lúc nào cũng được cung cấp.
HDR 10 so với HDR 10+ và Dolby Vision
Hiện nay, phiên bản chính của HDR được cung cấp trên hầu hết các TV được gọi là HDR 10, với số 10 đề cập đến 10 bit màu mà HDR có khả năng hiển thị. Nhưng cũng giống với các cuộc chiến định dạng từ trước tới giờ như VHS và Betamax, Blu-ray và HD-DVD. Các công nghệ mới vẫn đang tìm cách cạnh tranh nhau để giành được số tiền mà bạn bỏ ra cho mục đích giải trí.
Đối thủ cạnh tranh chính của HDR hiện nay là Dolby Vision, có được nhiều đặc điểm tương tự như HDR 10, đồng thời được bổ sung thêm định hình màu sắc trong hoạt ảnh động. Mặc dù hai công nghệ này vốn dĩ giống nhau (cung cấp độ tương phải tốt hơn và tăng cường màu sắc). Dolby Vision cho phép các nhà quay phim và chuyên gia chỉnh màu thay đổi mức độ HDR áp dụng cho mỗi cảnh một cách linh hoạt, thay vì một thông số màu duy nhất xuyên suốt toàn bộ chương trình hoặc bộ phim.
Một điểm khác biệt quan trọng khác là màn hình được trang bị Dolby Vision tương thích với HDR 10 (do đó có thể hiển thị tốt cả hai loại nội dung), trong khi trang bị HDR chỉ có thể xử lý HDR 10.
Chính vì thế, HDR 10+ được ra đời, mang tất cả những lợi ích tương tự như bạn nhận được với Dolby Vision, nhưng là một công nghệ rẻ hơn để các nhà sản xuất TV có thể sử dụng.
Làm thế nào để xem phim HDR?
Hiện tại, hai cách chính để xem nội dung hỗ trợ HDR là thông qua đầu phát Blue-Ray UHD 4K hoặc qua các dịch vụ phát trực tuyến như Netflix, Amazon,... trên một thiết bị có trang bị công nghệ HDR.
Netflix cũng đang bị cuốn vào cuộc chính định dạng này, với các show nổi tiếng như Glow chỉ hoạt động với Dolby Vision, trong khi các series Netflix originals chỉ hiện thị ở HDR 10.
Lựa chọn thế nào khi mua màn hình, TV HDR?
Khi bạn đi tham khảo để lựa chọn cho mình một chiếc màn hình, TV, nhiều sản phẩm sẽ chỉ được quảng cáo là “có hỗ trợ HDR” hoặc chỉ đề cập đến HDR10, nhưng bạn cần đào sâu một chút để hiểu cách HDR hoạt động trên một màn hình cụ thể.
Khi tìm kiếm “hdr monitor” trên Amazon và xem qua thông số của một vài màn hình BenQ. Tại đây ta thấy, một màn hình hỗ trợ HDRi, có màn hỗ trợ HDR 10, còn lại xuất hiện thêm DisplayHDR 400. Những thông số kỹ thuật này có nghĩa là gì? BenQ định nghĩa những cái tên này như sau:
- Màn hình hỗ trợ HDRi có độ sáng tối đa là 350 nits.
- Màn hình HDR 10 có độ sáng tối đa 300 nits với độ tương phải động kém hơn.
- Màn hình DisplayHDR 400 có độ sáng tối đa 400 nits với độ tương phản động tương đương màn hình HDRi.
Như bạn có thể thấy, thống số HDR mà nhà sản xuất trang bị cho thiết bị không thực sự quá quan trọng và khác biệt nhau.
Một nguyên tắc chung khi xác định xem màn hình có mang lại cho bạn trải nghiệm HDR tốt hay không là độ sáng: hãy tìm một màn hình cung cấp 1000 nits và tăng độ sáng lên tối đa.
Ở 1000 nits màn hình của bạn có thể đủ sáng để thực sự phát huy hiệu ứng HDR, mô phỏng màu đen đậm, sâu và vùng trắng cực kỳ nổi bật. Như vậy, mỗi khi bạn muốn kiểm tra hoặc so sánh một màn hình HDR, hãy tăng độ sáng của màn hình lên mức cao nhất và tự mình đánh giá nhé!
Bạn có đang thất vọng với các màn hình, TV HDR được bán trên thị trường không? Bạn có từng bối rối trước những màn hình trang bị HDR nhưng lại không mang đến cải tiếng đáng kể? Hãy chia sẻ quan điểm của mình ở phần bình luận nhé!