Hồ nước ngọt lớn nhất thế giới - Top 10 hồ nước ngọt lớn nhất thế giới 2024
Mục lục nội dung
Trên hành tinh xanh của chúng ta có khoảng 71% tổng diện tích bề mặt là nước nhưng lượng nước ngọt trong các sông, hồ chỉ chiếm vài phần trăm. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng khám phá 10 hồ nước ngọt lớn nhất thế giới hiện nay.
1. Hồ nước ngọt lớn nhất thế giới
Danh hiệu hồ nước ngọt lớn nhất thế giới thuộc về hồ Baikal. Hồ Baikal có khoảng 22-23% tổng lượng nước ngọt không bị đóng băng quanh năm trên bề mặt với độ sâu lên tới 1.642 m (5.387 ft).
Hồ Baikal nằm ở miền đông Siberia của nước Nga, được ví như "hòn ngọc" của nước Nga bởi trữ lượng nước ngọt không đóng băng khổng lồ tại đây với khoảng 20% trữ lượng nước ngọt trên toàn thế giới. Theo tính toán, lượng nước này đủ dùng cho cả nhân loại trong vòng 40 năm.
Có nhiều bí ẩn và câu chuyện về hồ Baikal. Có thể kể đến đó là tuổi đời của hồ (rơi vào khoảng 25 đến 30 triệu năm) và nếu như số liệu này chính xác thì hồ Baikal sẽ nhận thêm danh hiệu là hồ nước ngọt lâu đời nhất trên thế giới. Có nhiều giả thuyết về nguyên nhân hình thành nên hồ Baikal đó là do thiên thạch đâm vào Trái đất và tạo nên hồ nước ngọt này hay câu chuyện cổ tích về anh chàng Baikal và cô gái Angara đã góp phần nào nên hồ nước ngọt kì lạ này.
Tuy nhiên, hồ Baikal chỉ là hồ nước ngọt có trữ lượng nước ngọt lớn nhất thế giới nhưng hồ nước ngọt có diện tích bề mặt lớn nhất thế giới thuộc về hồ Thượng (hồ Superior) nằm ở Bắc Mỹ. Hồ Superior chiếm khoảng 10% trữ lượng nước ngọt nhưng lại có diện tích bề mặt lên tới 82.100 km² (so với diện tích 31.722 km² của hồ Baikal).
2. Top 10 hồ nước ngọt lớn nhất trên thế giới
Trong bảng thống kê lần này thì tiêu chí đánh giá hồ nước ngọt lớn nhất trên thế giới tính theo diện tích bề mặt. Mời bạn đọc cùng theo dõi:
2.1. Hồ Thượng (hồ Superior)
Hồ Superior hay còn gọi là hồ Thượng nằm kề cận với tỉnh Ontario (Canada) và tiểu bang Minnesota của Mỹ về phía bắc; với hai tiểu bang Wisconsin và Michigan về phía nam. Đây là một trong năm hồ lớn trong nhóm Ngũ Đại Hồ nổi tiếng ở Bắc Mỹ.
Với diện tích bề mặt hơn 82.100 km², đây là hồ nước ngọt có diện tích lớn nhất, chiếm 10% lượng nước ngọt của thế giới. Theo World Atlas, hồ Superior dài khoảng 563 km, rộng 257 km và đạt độ sâu tối đa 406 m.
2.2. Hồ Victoria
Với diện tích 69.000 km², chu vi 3.440 km, Victoria là hồ nước ngọt lớn nhất châu Phi và thứ nhì thế giới. Hồ nằm trong vùng thuộc biên giới các quốc gia Uganda, Kenya và Tanzania. Nửa phía bắc thuộc Uganda, nửa phía nam thuộc Tanzania, và một phần đông bắc thuộc Kenya.
Là nơi quy tụ hơn 80 hòn đảo tuyệt đẹp, cũng là nơi sinh sống của hàng triệu ngư dân, cung cấp sinh kế cho hầu hết các ngư dân và doanh nghiệp nằm rải rác hai bên bờ hồ.
2.3. Hồ Huron
Hồ Huron là một trong năm hồ lớn của Bắc Mỹ. Về mặt thủy văn, nó bao gồm phần đông của hồ Michigan, được nối với Eo biển Mackinac. Nó được chia sẻ ở phía bắc và phía đông của tỉnh Ontario của Canada và ở phía nam và phía tây của tiểu bang Michigan ở Hoa Kỳ.
Huron là một trong năm hồ lớn ở Bắc Mỹ. Nằm trên biên giới giữa Hoa Kỳ và Canada, nó có diện tích 59.587 km² và đứng thứ hai trong Ngũ đại hồ. Độ cao mặt hồ 176 m. Độ sâu nước tối đa 228 m.
2.4. Hồ Michigan
Với diện tích lên đến 57.750 km², Michigan cũng là hồ nước ngọt lớn nhất nước Mỹ, nằm hoàn toàn trong biên giới Hoa Kỳ và nó kết nối với Hồ Huron qua eo biển Mackinac.
Độ sâu trung bình của hồ là 85m, nơi sâu nhất có thể lên đến 281m, có thể chứa lượng nước lên tới 4.918km³. Hàng năm, hồ có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước sinh hoạt cho khoảng 12 triệu người trên thành phố cảng lớn như Milwaukee, Wisconsin và Chicago, Illinois.
2.5. Hồ Tanganyika
Hồ Tanganyika ở châu Phi dài nhất thế giới, nằm trên lãnh thổ bốn quốc gia Burundi, Cộng hòa Dân chủ Congo, Tanzania và Zambia. Hồ trải dài 673 km theo hướng Bắc - Nam, rộng khoảng 32.900 km².
Hồ Tanganyika là một trong những hồ có sự đa dạng sinh học nhất thế giới với hơn 2.000 sinh vật, trong đó tới 600 loài đặc hữu sinh sống ở hồ.
2.6. Hồ Baikal
Với diện tích mặt nước hơn 31.700 km² (không tính các đảo), hồ Baikal đứng thứ 6 trong danh sách này. Nằm nép mình trong vùng Siberia hoang dã, hồ Baikal rộng lớn, có hình thù giống như một chiếc lưỡi liềm khổng lồ. Đặc điểm dễ nhớ này khiến cho những người không giỏi địa lý cũng có thể dễ dàng tìm thấy nó trên bản đồ nước Nga.
Cả Baikal và các vùng ven bờ đều được phân biệt bởi hệ thực vật và động vật phong phú, làm cho những nơi này thực sự độc đáo, luôn hấp dẫn các nhà khoa học và đông đảo những người yêu thích du lịch và những người tìm kiếm mạo hiểm thực sự.
2.7. Hồ Gấu lớn (Great Bear)
Hồ lớn nhất hoàn toàn nằm trong lãnh thổ Canada (Hồ Superior và Hồ Huron dọc theo cả hai bên biên giới Canada-Hoa Kỳ thì lớn hơn), nó là hồ lớn thứ ba ở Bắc Mĩ, và là hồ lớn thứ 8 trên thế giới. Hồ Gấu Lớn nằm ở Vòng Bắc Cực giữa vĩ độ 65 và vĩ độ 67 của vĩ độ bắc, và giữa kinh độ 118 và kinh độ 123 của kinh độ tây. Nó ở độ cao 186 m (610 ft) trên mực nước biển.
Hồ này có diện tích là 31.153 km² và có dung tích tổng cộng là 2.236 km³. Chiều sâu tối đa của nó là 446 m. Bờ của hồ dài tổng cộng 2.719 km và lưu vực tổng cộng là 114.717 km².
2.8. Hồ Malawi
Hồ Malawi có diện tích tổng cộng của hồ là khoảng 29.600 km². Các đường bờ hồ nằm ở miền tây Mozambique, miền đông Malawi và miền nam Tanzania. Phần lớn nhất của diện tích hồ Malawi thuộc về Malawi; trong khi khoảng 1/4 diện tích thuộc về Mozambique. Phần diện tích này gồm cả phần nước bao quanh các đảo nhỏ Likoma và Chizumulu của Malawi, là 2 đảo duy nhất trên hồ có người cư ngụ. Sông lớn nhất chảy vào hồ này là sông Ruhuhu. Hồ nước ngọt lớn này có một lối thoát ở cuối phía nam là sông Shire, một chi lưu chảy vào sông Zambezi rất lớn ở Mozambique.
Hồ Malawi là nơi hấp dẫn du khách quốc tế và địa phương vì có các bãi bờ hồ cùng các đảo trong hồ. Người Malawi tới hồ trong dịp nghỉ lễ giáng sinh cùng các ngày lễ khác để vui chơi.
2.9. Hồ Slave lớn (Great Slave)
Hồ Slave Lớn (Great Slave Lake) là hồ lớn thứ hai ở lãnh thổ Tây Bắc của Canada (sau Hồ Gấu Lớn), hồ sâu nhất ở Bắc Mỹ với độ sâu 614 mét. Chiều dài hồ vào khoảng 469 km và rộng 203 km cùng với diện tích khoảng 27.200 km². Lượng nước trong hồ dao động từ 1.070 km³ đến 1.580 km³ và thậm chí lên tới 2.088 km³.
Hồ nước và vùng bao quanh hồ nước là nơi các loài động thực vật sinh sống, phát triển phong phú, đa dạng. Trong số đó, có những loài sinh vật chỉ sống tại hồ Great Slave như cá hồi, cá chó phương bắc…
2.10. Hồ Erie
Hồ Erie là hồ nước ngọt tự nhiên lớn thứ 10 trong danh sách này. Với diện tích mặt nước khoảng 25.700 km² và độ sâu trung bình là 19 m và nó chứa đựng được 484 km³ nước. Ngoài việc cung cấp nước uống và sinh hoạt cho người dân vùng lân cận, hồ Eric còn là nguồn giao dịch thương mại thông qua những chuyến hàng đường biển và sản xuất.
Với những kiến thức chia sẻ trong bài viết sẽ mang đến cho bạn những hiểu biết thú vị về những hồ nước ngọt lớn nhất trên thế giới. Chúc các bạn ngày mới tốt lành!