Hướng dẫn chụp ảnh màn hình bằng Snagit

Snagit là một phần mềm hữu ích mà các bạn có thể chụp ảnh màn hình và chỉnh sửa hình ảnh sau khi chụp. Hỗ trợ nhiều lựa chọn tính năng chụp ảnh, giúp các bạn có thể chụp ảnh màn hình theo ý muốn.

Bài viết dưới đây hướng dẫn cách sử dụng các tính năng để chụp ảnh màn hình và chỉnh sửa hình ảnh.

Bước 1: Nếu chưa cài đặt phần mềm Snagit các bạn có thể tải và cài đặt Snagit ở đây.

Bước 2: Khởi động chương trình Snagit, các bạn chọn Start và nhập từ khóa Snagit trong Search program and files sau đó chọn Snagit.

Chọn Snagit

Giao diện của chương trình như sau:

Giao diện Snagit

Các phần chính trên giao diện của chương trình Snagit.

STT

Tên phần

Mô tả

1

Quick Launch Mở công cụ chỉnh sửa ảnh Snagit Editor và thư mục chứa hình ảnh.

2

Relate Tasks Thực hiện một số thao tác như chuyển đổi hình ảnh, chụp hình nhanh, cài đặt máy in…

3

Profiles Chứa các cấu hình tương ứng với các kiểu chụp ảnh.

4

Profile Toolbar Thanh công cụ quản lý, tạo mới và chỉnh sửa các Profile.

5

Profile Settings Chọn các kiểu chụp, đầu ra và hiệu ứng cho ảnh sau khi chụp.

6

Options Một số tùy chỉnh khác như: chụp cả chuột, hẹn giờ chụp…

7

Capture Mode Chọn hình thức chụp ảnh màn hình với các lựa chọn khác nhau.

8

Nút Capture Nút chụp ảnh màn hình, các bạn có thể sử dụng phím Print Screen trên bàn phím để thay thế.

Bước 3: Sử dụng Snagit để chụp ảnh màn hình.

Các kiểu chụp trong Profiles

Trên giao diện của Snagit 10, trong phần Profiles bao gồm 7 cấu hình mặc định, tương ứng với các kiểu chụp màn hình. Tùy từng mục đích mà các bạn có thể chọn kiểu chụp màn hình phù hợp.

Các kiểu chụp trong Profiles

1. All-in-One – chụp màn hình theo ý thích.

Các bạn chọn All-in-One trong Profiles và chọn biểu tượng chụp Capture (có thể nhấn phím Print Screen trên bàn phím) để bắt đầu chụp.

All-in-One

Màn hình máy tính sẽ mờ đi, xuất hiện hai đường tọa độ màu cam các bạn sử dụng chuột để chọn vùng cần chụp bằng cách nhấn giữ chuột trái từ điểm bắt đầu cần chụp và di chuyển đến hết vùng cần chụp.

Chụp All-in-one

Vùng các bạn chọn được sáng lên, sau khi chọn xong các bạn thả con trỏ chuột, vùng các bạn vừa chọn sẽ được chụp lại và hiển thị trong Snagit Editor 10. Các bạn có thể dễ dàng lưu lại.

Lưu lại All-in-one

Ngoài ra kiểu chụp All-in-One còn có thể giúp các bạn chụp các trang web hay các trang có nội dung dài hơn màn hình. Khi chọn chụp, kiểu chụp này xuất hiện các nút mũi tên 2 chiều ở các vị trí cần thiết, muốn mở rộng nội dung chụp các bạn nhấn vào các nút mũi tên 2 chiều ở vị trí phù hợp.

Chụp trang web All-in-one

Thường khi các bạn chụp ảnh màn hình, các bạn sẽ cho ứng dụng cần chụp hiển thị lên trên cùng màn hình máy tính. Nhưng với kiểu chụp All-in-One các bạn có thể chụp được ứng dụng bên dưới một ứng dụng chồng lên khác. Các bạn chỉ cần rê chuột vào ứng dụng dưới để vùng chọn sáng lên, nó sẽ tự động chụp lại ứng dụng các bạn chọn mà phần bị che không bị ảnh hưởng.

Chụp All-in-one 2

2. Full Screen – chụp toàn màn hình.

Chọn Full Screen trong Profiles và chọn biểu tượng chụp Capture (có thể nhấn phím Print Screen trên bàn phím) để bắt đầu chụp.

Full Screen

Snagit sẽ tự động chụp ảnh toàn màn hình máy tính và hiển thị hình ảnh trong Snagit Editor.

3. Shape - chụp ảnh theo hình dạng nhất định.

Các bạn có thể chụp ảnh theo hình dạng nhất định như hình tam giác, hình vuông, hình bầu dục… và hai kỹ thuật cắt theo hình nhiều cạnh (Pylygon), cắt tự do (Free Hand).

Trong phần Profile Settings các bạn chọn trong mục Input -> Shape -> chọn hình dạng các bạn muốn chụp. Sau đó nhấn nút Capture (hoặc phím Print Screen) để chụp.

Shape

Sau đó các bạn chọn vùng cần chụp.

Chụp Shape

Sau khi chọn xong các bạn thả con trỏ chuột, Snagit sẽ tự động chụp phần các bạn chọn và hiển thị hình ảnh trong Snagit Editor.

4. Fixed Region – chụp ảnh theo kích thước đã được định trước.

Các bạn muốn chụp ảnh theo kích thước chính bạn đặt ra, trong Profile Settings ở mục Input các bạn chọn biểu tượng kiểu chụp -> Advanced -> Fixed Region.

Fixed Region

Sau đó các bạn chọn trong mục Input và chọn Properties.

Properties

Trong hộp thoại Input Properties các bạn chỉnh sửa kích thước Width, Height và nhấn OK.

Input Properties

Sau đó các bạn nhấn Capture để chụp.

5. Multiple Area – chụp nhiều vị trí trên một màn hình.

Để chụp nhiều vị trí trên một màn hình các bạn chọn chế độ chụp All-in-One trong Input. Sau đó chọn biểu tượng mũi tên bên cạnh chế độ chụp và chọn Multiple Area.

Multiple Area

Sau đó các bạn nhấn Capture để chụp, các bạn lần lượt chọn vùng cần chụp, vùng chọn xong sẽ hiển thị màu đen. Khi chọn xong các vùng cần chụp, các bạn nhấn chuột phải và chọn Finish.

Finish

6. Copy text to clipboard – chụp lấy nội dung văn bản có trong ảnh.

Kiểu chụp này sẽ giúp các bạn chụp lại nội dung văn bản có trong ảnh mà sau đó các bạn có thể định dạng lại font, color cho phần nội dung văn bản này.

Các bạn chọn Copy text to clipboard trong Profiles và chọn biểu tượng chụp Capture (có thể nhấn phím Print Screen trên bàn phím) để bắt đầu chụp.

Copy text to clipboard

Xuất hiện 2 đường tọa độ màu cam các bạn nhấn giữ chuột trái và chọn phần nội dung văn bản mà các bạn muốn chụp.

Chụp Copy text to clipboard

Sau đó các bạn thả con trỏ chuột, văn bản sẽ được hiển thị trong Snagit Editor, các bạn có thể định dạng cho đoạn văn bản theo ý muốn trong phần Edit của Text.

Edit

7. Menu with time delay – chụp một trình đơn.

Khi các bạn cần chụp một chương trình, ứng dụng nào đó trên màn hình máy tính thì các bạn có thể sử dụng tính năng chụp Menu with time delay.

Các bạn chỉ cần chọn Menu with time delay trong Profiles và nhấn nút Capture để chụp. Các bạn có thể thiết lập thời gian hẹn giờ chụp trong Time Capture của phần Options.

Menu with time delay

Sau đó các bạn nhấn chuột vào chương trình, ứng dụng cần chụp để Snagit chụp lại (ứng dụng cần chụp phải được hiển thị lên trên màn hình máy tính). Sau thời gian các bạn hẹn giờ chụp, Snagit sẽ tự chụp ứng dụng và hiển thị hình ảnh trong Snagit Editor.

Một số tùy chỉnh cho Snagit:

- Để chụp ảnh chứa cả con trỏ chuột các bạn nhấn chọn vào biểu tượng Cursor trong Options.

Cursor

- Hẹn giờ chụp ảnh các bạn nhấn chọn Timed Capture trong Options.

Timed Capture

Sau đó tùy chỉnh thời gian trong hộp thoại Timer Setup, thời gian tính bằng giây.

Timer Setup

- Chèn phụ đề (Caption) vào hình ảnh sau khi chụp.

Đầu tiên các bạn chọn kiểu chụp và chọn mũi tên trong phần Effect -> Caption.

Caption

Trong hộp thoại Caption các bạn nhập text trong phần Caption Text, nếu muốn tạo phụ đề ở ngoài hình ảnh các bạn chọn vào ô vuông Place caption outside of image.

Nhấn Caption settings nếu các bạn muốn thiết lập font chữ, kiểu chữ, cỡ chữ cho Caption text.

Các bạn cũng có thể lấy phụ đề là Computer name (tên máy tính), User name (tên người dùng), Time/date (thời gian và ngày tháng) bằng cách đánh dấu chọn vào phần tương ứng trong System caption.

System caption

Sau đó các bạn chụp ảnh, hinh ảnh sẽ chứa Caption mà các bạn đã thiết lập.

- Đóng dấu (Watermark) vào hình ảnh sau khi chụp.

Các bạn chọn kiểu chụp ảnh và chọn mũi tên trong phần Effects -> Watermark

Watermark

Trong hộp thoại Watermark các bạn chọn biểu tượng thư mục mở trong phần File để tìm đến hình ảnh các bạn muốn làm watermark. Chọn kiểu hiển thị trong phần Display effect: Underlay và Overlay. Các bạn có thể chỉnh sửa vị trí hiển thị cho watermark trong phần Advanced settings.

Advanced settings

Như vậy các bạn chỉ cần nhấn chụp, Snagit sẽ chụp lại hình ảnh và tự động chèn watermark mà các bạn vừa thiết lập.

Chỉnh sửa ảnh bằng Snagit Editor

Snagit Editor là công cụ chỉnh sửa ảnh của Snagit. Hinh ảnh sau khi các bạn chụp bằng Snagit sẽ mặc định được hiển thị trong công cụ này. Snagit Editor là công cụ chỉnh sửa ảnh khá đầy đủ giúp các bạn chỉnh sửa bức ảnh như ý muốn.

1. Cắt một phần hình ảnh.

Trong tab Draw của Snagit Editor các bạn chọn biểu tượng Selection và dùng chuột để chọn vùng ảnh muốn cắt. Sau đó các bạn nhấn chuột phải và chọn Crop để cắt.

Crop

Phần hình ảnh các bạn chọn đã được đưa ra, các bạn chỉ cần lưu hình ảnh đó lại.

Lưu lại hình ảnh vừa crop

2. Thêm text vào hình ảnh.

Các bạn có thể sử dụng Text hoặc Callout trong tab Draw.

- Để sử dụng Text các bạn nhấn chọn biểu tượng Text (chữ A) và dùng chuột chọn vùng viết chữ sau đó các bạn viết chữ trong vùng vừa chọn.

Biểu tượng Text

Các bạn định dạng kiểu chữ, font chữ… trong thanh công cụ khi nhấn chuột phải và chọn hiệu ứng trong phần Styles.

Định dạng font

- Nếu sử dụng Callout, trong Draw các bạn chọn biểu tượng Callout sau đó chọn vùng cần viết chữ và nhập chữ vào phần được chọn. Các bạn có thể chọn các styles khác nhau trong phần Styles.

Styles

3. Thêm đoạn thẳng, mũi tên vào hình ảnh.

Chèn đoạn thẳng, đoạn cong, đoạn đứt quãng.. các bạn chọn biểu tượng đường chéo trong phần Draw. Chọn kiểu trong phần Styles, chọn màu, độ dày nét trong phần Outline, chọn hiệu ứng trong phần Effect.

Effect

Để chèn mũi tên các bạn chọn biểu tượng mũi tên trong tab Draw, chọn kiểu, màu, độ dày nét, hiệu ứng tương tự như chèn đoạn thẳng.

Chèn mũi tên

4. Thay đổi kích thước và xoay hình ảnh.

Khi các bạn muốn thay đổi kích thước hinh ảnh, các bạn chọn tab Image -> Resize -> Resize Image.

Resize Image

Xuất hiện hộp thoại Resize Image các bạn chọn Scale to specific size (pixels) và nhập chiều rộng vào Width, chiều cao vào Height. Sau đó nhấn Close để đóng hộp thoại.

Scale to specific size (pixels)

Nếu các bạn muốn xoay hình ảnh theo các hướng khác nhau các bạn chọn tab Image -> Rotate và chọn góc xoay tương ứng. Ngoài ra các bạn có thể chọn Flip trong Rotate để xoay ảnh đối xứng theo phương thẳng đứng (Vertical) hoặc phương ngang (Horizontal).

Rotate

5. Thêm hiệu ứng cho hình ảnh.

- Hiệu ứng tạo vùng cắt trên hình.

Các bạn chọn tab Image -> Cut Out -> chọn kiểu cắt (thẳng đứng, ngang).

Cut Out

Xuất hiện đường cắt theo phương các bạn đã chọn, các bạn di chuyển chuột đến vị trí cần cắt và nhấn chuột trái để cắt. Hình ảnh sẽ được cắt theo kiểu cắt các bạn chọn.

Kết quả cắt

- Ngoài ra các bạn có thể chọn nhiều hiệu ứng khác trong phần Image Style.

Image Style

- Các bạn có thể chọn Effects và chọn các hiệu ứng cho ảnh.

Chọn Effects

- Trong Edges cũng có rất nhiều hiệu ứng các bạn có thể lựa chọn cho hình ảnh của mình.

Edges

- Làm mờ một phần bất kỳ trong hình ảnh: các bạn chọn vùng cần làm mờ sau đó nhấn chọn Blur -> chọn tỉ lệ làm mờ, tỉ lệ càng lớn thì càng mờ.

Blur

6. Tạo watermark cho hình ảnh.

Snagit Editor giúp các bạn đánh dấu bản quyền hình ảnh bằng cách chèn watermark vào hình ảnh.

Trong tab Image các bạn chọn Watermark, xuất hiện hộp thoại Watermark các bạn chọn biểu tượng thư mục mở và chọn đến hình ảnh cần làm watermark. Sau đó chọn hiệu ứng hiển thị trong phần Display effect: Underlay (chìm sau hình), Overlay (nằm trên hình). Các bạn cũng có thể chọn Advanced settings để thiết lập vị trí hiển thị watermark và một số thiết lập nâng cao khác.

Display effect

7. Lưu hình ảnh sau khi chỉnh sửa xong.

Sau khi các bạn đã chỉnh sửa hình ảnh như ý muốn, các bạn có thể sao chép hình ảnh hoặc lưu hình ảnh lại. Để lưu hình ảnh các bạn chọn nút Snagit Button -> Save (hoặc các bạn nhấn tổ hợp Ctrl + S).

Save

Xuất hiện hộp thoại Save As các bạn chọn thư mục lưu hình ảnh, đặt tên hình ảnh trong phần File name, chọn định dạng ảnh trong phần Save as type. Cuối cùng nhấn Save để lưu lại.

Save 2

Bài viết trên đã hướng dẫn các bạn cách chụp ảnh màn hình bằng Snagit và chỉnh sửa hình ảnh bằng Snagit Editor. Trong khuôn khổ bài viết không thể giới thiệu hết các tính năng của Snagit và Snagit Editor được, vì vậy các bạn có thể tìm hiểu thêm trong quá trình sử dụng. Chúc các bạn thành công!

Viết bình luận