Không nỡ hay không lỡ? Từ nào mới đúng chính tả tiếng Việt?
Mục lục nội dung
Không nỡ hay không lỡ? Bạn đang thắc mắc từ nào mới đúng chính tả tiếng Việt? Cả hai cụm từ trên đều có ý nghĩa riêng biệt và được sử dụng trong tiếng Việt. Bài viết này sẽ cho bạn biết từ nào đúng chính tả và hay được sử dụng nhất.
I. Không nỡ hay không lỡ?
Để có thể phân tích được từ không nỡ và không lỡ thì ta cần phân tích từ "nỡ" và "lỡ".
1. Nỡ là gì?
Nỡ được biết đến là một động từ, từ này có ý nghĩa là bằng lòng để làm một việc gì đó mặc dù bản thân mình không mong muốn làm.
Ví dụ của từ nỡ:
- Ép dầu ép mỡ, ai lại nỡ ép duyên.
- Nhìn thấy thằng bé như vậy, tôi lại không nỡ lòng nào rời đi.
- Tôi không nỡ nào đánh anh ta.
2. Lỡ là gì?
Lỡ cũng được biết đến như là một động từ, từ này đồng nghĩa với từ “nhỡ”. Lỡ có nghĩa là do sơ xuất nên đã khiến một điều không hay, một điều rất tồi tệ xảy đến khiến cho người đó phải cảm thấy rất ân hận, rất lấy làm tiếc vì hành động mà mình đã làm.
- Lỡ (tính từ): Từ này sẽ đồng nghĩa với từ nhỡ (tùy thuộc theo nghĩa của một số các địa phương). Từ lỡ trong trường hợp này thường sẽ mang ý nghĩa dùng để chỉ kích thước trung bình. VD: Áo tay lỡ, quần lỡ, nồi lỡ, size nhỡ,…
- Lỡ (động từ): Từ lỡ ở dạng này sẽ thường được dùng để chỉ một hành động sơ suất làm một điều không hay xảy ra khiến cho bản thân phải cảm thấy hối tiếc hoặc trở nên ân hận (không muốn chuyện đó xảy ra, chuyện đó xảy ra đã làm suy nghĩ nhiều, cảm thấy ân hận vì việc đó xảy ra).
- Lỡ: Một việc gì đó qua đi mất khiến cho bản thân phải cảm thấy hối tiếc, tiếc nuối. Việc qua đi đó thường sẽ là những sự việc tương đối quan trọng và không thể làm lại được, thất bại trong việc nắm bắt cơ hội trong thời điểm nhất định
- Lỡ: Lỡ có nghĩa là làm một việc gì đó không tốt ngoài chủ đích do sự sơ suất, bất cẩn của bản thân trong quá trình làm việc, do quên hoặc không thể lường được trước hậu quả trong tương lai. VD: Tôi lỡ quên khóa cửa mất rồi, Tôi lỡ tay làm vỡ bình hoa…
- Lỡ: Cũng có thể mang ý nghĩa là phòng khi, giống với từ nhỡ. VD: Em mang ô theo lỡ như trời mưa còn có cái che.
II. Không nỡ hay không lỡ mới đúng chính tả?
Theo như phân tích ở phần trên thì “nỡ” và “lỡ” không phải là những từ viết sai chính tả, nhưng những từ này sẽ trở thành từ sai chính tả nếu như được sử dụng không đúng với hoàn cảnh, đúng với tình huống. Thông thường thì từ “nỡ” sẽ được dùng khi bạn đang giúp người khác làm một công việc nào đó cho dù bản thân mình không thực sự muốn làm chúng. Còn về từ “lỡ” lại được dùng khi có một việc gì đó không hay xảy ra do sự sơ xuất của bản thân.
Chính vì vậy "không nỡ" là từ đúng chính tả dùng để chỉ một sự việc mà bản thân không muốn làm
Bài viết trên đây chúng tôi đã giải đáp cho bạn về không nỡ hay không lỡ? Từ nào mới đúng chính tả tiếng Việt? Chúc bạn một ngày tốt lành!