Malware là gì? Các cách phòng chống Malware hiệu quả
Chắc hẳn dạo gần đây các bạn hay thấy trên báo đài tivi thường nhắc đến cụm từ Malware và cảnh báo chúng ta về sự nguy hiểm của chúng. Vậy thì Malware là gì, chúng nguy hiểm như thế nào và làm như thế nào để có thể phòng chống Malware lây lan vào máy tính của chúng ta? Bài viết sau đây của Xosomienbaczone.com sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho các bạn.
1. Malware là gì?
- Malware là viết tắt của cụm từ malicious software, malicious = độc hại, software = phần mềm vì vậy Malware chính là từ để nói về các phần mềm độc hại gây nguy hiểm đến thiết bị điện tử của chúng ta. Các bạn cần hiểu rằng Malware không phải là tên của một loạ virus cụ thể nào đó mà Malware bao gồm nhiều loại phần mềm độc hại khác nhau như: virus, worm, trojan, adware và ransomware...
- Một số định nghĩa về các loại Malware:
- Adware (Chương trình quảng cáo): Đặt những mẩu quảng cáo lên màn hình máy tính bằng nhiều phương tiện khác nhau.
- Spyware (Phần mềm gián điệp): Được dùng để thu thập thông tin dữ liệu trên máy tính và chuyển hướng đến một địa chỉ khác. Những thông tin như thông tin cá nhân người dùng, lược sử trình duyệt, tên đăng nhập và mật khẩu và số thẻ tín dụng.
- Hijacker: Hijacker nhắm đến Internet Explorer. Chúng kiểm soát các phần của trình duyệt web, bao gồm trang chủ, các trang tìm kiếm và thanh tìm kiếm. Chúng chuyển hướng bạn tới những site mà bạn không muốn truy cập.
- Thanh công cụ: Một thanh công cụ được cài đặt qua những phương tiện không rõ ràng kéo theo một loạt malware.
- Dialer: Chương trình thay đổi cấu hình modem để thiết bị quay tới một số nào đó làm gia tăng hóa đơn tiền điện thoại, gây thiệt hại cho người dùng đồng thời kiếm lời cho kẻ xấu.
- Deepware: Đây là một thuật ngữ mới để chỉ mã độc hoạt động sâu hơn vào OS và có hành vi giống như một rootkit mức rất thấp, hầu như không thể bị phát hiện bởi chương trình diệt virus thông thường.
- Tác hại của các loại Malware đến máy tính của bạn:
- Làm chậm kết nối.
- Làm chậm máy, gây lỗi máy bởi các mã độc.
- Gây hiển thị thông báo lỗi liên tục.
- Không thể tắt máy tính hay khởi động lại khi malware duy trì cho những process nhất định hoạt động.
- Kẻ xấu lợi dụng malware để thu thập thông tin cá nhân hoặc dữ liệu từ máy tính.
- “Cướp” trình duyệt, làm chuyển hướng người dùng đến những site có chủ đích.
- Lây nhiễm vào máy và sử dụng máy làm một vật chủ quảng bá nhiều file khác nhau hay thực hiện các cuộc tấn công khác.
- Gửi spam đi và đến hộp thư người dùng.
- Gửi những email mạo danh người dùng, gây rắc rối cho người dùng hay cho công ty.
- Cấp quyền kiểm soát hệ thống và tài nguyên cho kẻ tấn công.
- Làm xuất hiện những thanh công cụ mới.
- Tạo ra các biểu tượng mới trên màn hình desktop.
- Chạy ngầm và khó bị phát hiện nếu được lập trình tốt.
2. Cách phòng chống Malware hiệu quả
- Cách tốt nhất để phòng chống các loại Malware đó là bạn phải thay đổi cách sử dụng máy tính của mình. Hãy luôn cảnh giác với những đường link lạ và không click vào chúng nếu không biết rõ đó là gì.
- Không nền cài đặt những phần mềm không rõ nguồn gốc hay được tải về từ những trang web lạ.
- Hãy luôn kích hoạt chế độ tường lửa trong windows để bảo vệ máy tính của bạn khỏi tác động từ bên ngoài.
- Thường xuyên cập nhật Windows để nhận các bản vá lỗi từ Microsoft
- Cài đặt các phần mềm diệt virus để bảo vệ máy tính, một số phần mềm nổi tiếng có thể kể đến như: Kaspersky, Bitdefender, Norton..v.v..
- Sau khi đã cài phần mềm diệt virus các bạn hãy thường xuyên quét máy tính của mình để phát hiện các phần mềm độc hại.
- Phải thường xuyên cập nhật phần mềm diệt virus để có thể phát hiện những loại malware mới nhất.
- Có thể cài thêm các phần mềm diệt Malware song song với phần mềm diệt virus để có thể phòng chống hiệu quả nhất. Một số phần mềm diệt Malware tốt nhất hiện này có thể kể đến như: Malwarebytes, HitmanPro, Zemana AntiMalware…v.v..Những phần mềm này có cách hoạt động khác với phần mềm diệt vius và có thể phát hiện những loại malware mới nhất nhờ sử dụng dữ liệu đám mây.
Có thể nói Malware là một phần trong thế giới internet, khi các hãng phần mềm diệt virus phát triển các công nghệ chống lại malware ngày một tiên tiến thì những kẻ xấu cũng ngày đêm phát triển các phần mềm mã độc mới để có thể vượt qua mọi sự ngăn cản. Tóm lại đây là một cuộc rượt đuổi không hồi kết, quan trọng là người dùng phải luôn cảnh giác để hạn chế việc lây nhiễm ít nhất có thể.