Netizen là gì?
Có lẽ đối với giới trẻ, thuật ngữ Netizen dường như đã trở lên quá quen thuộc. Không chỉ xuất hiện trên mạng xã hội, thuật ngữ này được rất nhiều báo đài nhắc đến những vụ việc có liên quan đến Netizen. Vậy Netizen là gì? Cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu thêm về Netizen nhé!
Mục lục nội dung
Nitezen là gì?
Netizen là một từ được ghép từ hai từ "Internet" và "Citizen" trong tiếng Anh được dịch ra có nghĩa là cộng đồng mạng hay cư dân mạng. Hiểu nôm na, họ có thể là những thực thể, cá nhân hoạt động tích cực trên mạng xã hội, cộng đồng trực tuyến như facebook, Instagram, Twitter, …. Họ có thể tự do trò chuyện, thảo luận, đưa ra ý kiến cá nhân thông qua các hình thức của mạng xã hội. Trong tiếng Anh, cư dân mạng cũng thường được gọi là cybercitizens dịch ra là cư dân ảo hay cộng đồng ảo bởi nó có ý nghĩa ngang nhau.
Nhiều người thường cho rằng mạng xã hội là ảo, những người trên mạng cũng chỉ là ảo, bằng không cũng chỉ là những anh hùng bàn phím, chỉ giỏi những lý lẽ trên mạng xã hội chứ chắc cũng chẳng có tài cán gì. Thế nhưng, những gì mà cộng đồng mạng, nơi mọi người cho là ảo đấy lại có sức ảnh hưởng vô cùng to lớn. Những lời lẽ tưởng chừng vô hại ấy, ảo ấy đã đẩy biết bao nhiêu mảnh đời vào bế tắc, không lối thoát.
Netizen ở một số quốc gia còn được dùng cho cộng đồng mạng khi bàn về các vấn đề liên quan đến ca sĩ, thần tượng của mình. Một trong những cộng đồng netizen hoạt động sôi nổi, mạnh mẽ nhất châu Á phải kể đến Netizen Kpop của xứ Hàn. Nội dung những Netizen Kpop bàn luận chủ yếu là những gì liên quan tới nhóm nhạc, thần tượng từ những chuyện liên quan đến chuyên môn cho đến những câu chuyện đời tư. Có một khoảng thời gian rất dài, Netizen chính là nỗi ám ảnh của các idol Kpop.
Tầm ảnh hưởng của Netizen
Bất cứ ai trong số chúng ta đều có thể là Netizen chỉ cần tham gia bất cứ thao tác nào trên internet, từ chat, trao đổi e-mail, phim ảnh, voice chat, chia sẻ file, blog và cả xã luận. Chính internet đã giúp Netizen trên toàn thế giới kết nối với nhau một cách nhanh chóng, trở thành một phần tất yếu của cuộc sống hiện đại. Số lượng Netizen có xu hướng ngày một tăng, không giới hạn độ tuổi, giới tính hay công việc. Họ tìm đến nhau dựa vào các group, sở thích cá nhân, lĩnh vực quan tâm, …
Ở Việt Nam, hiện nay cộng đồng này cũng khá phát triển xuất phát từ chính những chiêu trò đánh bóng tên tuổi của nhiều người nổi tiếng. Họ không ngần ngại mà buông những phát ngôn tranh cãi, gây sốc, tung ảnh khỏa thân, phát tán những cảnh nóng, đánh nhau, ăn mặc hở hang, tuyên bố đồng tính, tranh luận, nói xấu người khác một cách gay gắt rồi lại viết tâm thư lên mạng xã hội nhằm kêu gọi cư dân mạng vào đánh giá. Trước những vụ việc như thế, Netizen sẽ lên tiếng, phán xét và tham gia bàn luận những gì họ cho là đúng.
Tuy nhiên, netizen cũng được chia thành ba hướng: tích cực, tiêu cực và trung lập. Netizen tiêu cực, là những người chiếm số đông trên mạng xã hội. Những người này thường nhìn sự việc theo chiều hướng xấu, sẵn sàng chỉ trích, mắng mỏ, kêu gọi tẩy chay, … mà không cần tìm hiểu sự việc đó đúng hay là sai. Việc họ quan tâm duy nhất lúc này là quan điểm của mình, họ sẽ bảo vệ quan điểm của mình bằng mọi giá. Đến khi sự việc sáng tỏ, tất cả không như quan điểm của họ, họ sẽ lặng lặng xóa đi như chưa từng có điều gì xảy ra. Còn nếu bạn chống đối họ, họ sẽ không hề khoan dung kể cả khi bạn xin lỗi. Đối với Netizen tích cực, họ sẽ có cái nhìn bao dung, thân thiện, có xu hướng đồng cảm hơn trước sự việc. Còn những người thuộc phe trung lập, họ thường không có ý kiến hoặc không bày tỏ thái độ gì.
Chính sự nhạy cảm một cách thái quá đã khiến không ít Netizen bị cuốn vào những chiêu trò câu like dắt mũi nhằm mục đích bán hàng, những chiêu trò đánh bóng tên tuổi khiến cho không ít người sau một đêm đã trở lên nổi tiếng với lượng Follows tăng một cách đột biến. Tuy nhiên, phương thức này còn được nhiều người sử dụng để hãm hại, bôi xấu ai đó, bất kể bạn có thành công đến đâu, nổi tiếng đến đâu cũng sẽ bị vùi dập không thương tiếc. Tiêu biểu nhất là những nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực ca hát hay diễn xuất đã từng rơi vào trầm cảm, có nhiều người dẫn đến tự sát.
Ở Hàn Quốc, việc các sao hẹn hò không được các fan ủng hộ, sự nghiệp của các sao vì thế cũng không ít lần bị điêu đứng. Tiêu biểu như nữ thần tượng Sulli, sau khi tin tức giữa cô và đàn anh Choiza lan truyền, cô đã bị netizen chỉ trích không ngừng nghỉ. Trước những lời miệt thị của cộng đồng mạng, cô đã chọn tự tử hôm 14/10/2014.
Còn nhớ năm 2012 trở về trước, T-ara là một trong những nhóm nhạc nữ rất thành công, sở hữu lượng người hâm mộ đông đảo. Thế nhưng, ánh hào quang bỗng chốc vụt tắt khi T-ara bị bị vướng vào scandal là bắt nạt thành viên trong nhóm – Hwa Young khiến thành viên này bị loại khỏi nhóm. Dù chưa có một thông tin cụ thể, chính thức nào, Netizen lại lên tiếng bênh vực cho rằng Hwa là nạn nhân. Do đó, T-ara đã bị hủy bỏ hợp đồng quảng cáo với các thương hiệu, cắt vai diễn ở những dự án phim theo yêu cầu của netizen. Từ đó các hoạt động của T-ara đều bị khán giả quay lưng, bất chấp bao nỗ lực lấy lại hình ảnh của nhóm. Sau 5 năm, nhóm được minh oan, nhưng ánh hào quang không thể quay lại.
Cách hạn chế sự bùng nổ Netizen
Để hạn chế bùng nổ Netizen, rất nhiều quốc gia đã đưa ra Luật An ninh mạng, trong đó có cả Việt Nam. Luật An ninh mạng đưa ra giúp hạn chế những nick ảo, đòi hỏi người dùng phải cung cấp những thông tin cần thiết như tên thật, số chứng minh nhân nhân, … phục vụ cho mục đích quản lý. Nhờ có luật an ninh mạng, lượng thông tin được kiểm soát, nhằm hạn chế những tin bôi nhọ danh dự người khác, những tin nhạy cảm và những tin không có tính xác thực nhằm câu like câu view để bán hàng hay nhằm một mục đích nào đó. Do đó, buộc netizen phải trở thành những người thông thái, biết chọn lọc thông tin, có trách nhiệm với những thông tin mà mình đưa ra.
Nên nhớ, không có gì đáng sợ bằng lời đồn của dư luận, của cộng đồng mạng. Vì vậy, hãy là một Netizen chân chính, hướng đến một cộng đồng mạng sạch sẽ, tốt đẹp.
Mong rằng qua bài viết này có thể giúp bạn hiểu Netizen là gì, tầm ảnh hưởng của họ ra sao trong xã hội hiện tại.