Ngành Marketing là gì? Học những gì? Ra trường làm gì?
Marketing là ngành khá hót hiện nay, nó chiếm khoảng hơn 10% nhu cầu tuyển dụng tương đương trên 30.000 nhân lực cho ngành này. Vậy lý do vì sao ngành này lại thu hút nhân lực đến vậy. Ở bài viết này tìm hiểu ngành marketing là gì, có chuyên ngành nào và quan trọng sau khi ra trường bạn có thể làm những công việc gì khi theo Marketing.
1. Ngành Marketing là gì?
- Marketing là một hình thức không thể thiếu trong kinh doanh. Nó bao gồm tất cả các hoạt động liên quan tới việc làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng dựa trên lợi nhuận của doanh nghiệp trong kinh doanh.
- Giáo sư người Mỹ Philip Kotler đưa ra định nghĩa về Marketing: "Marketing là quá trình tạo dựng các giá trị từ khách hàng và mối quan hệ thân thiết với khách hàng nhằm mục đích thu về giá trị lợi ích cho doanh nghiệp, tổ chức từ những giá trị đã được tạo ra".
- Để có thể Marketing thành thạo sinh viên cần biết cách nghiên cứu thị trường, xây dựng và phát triển các mối quan hệ của khách hàng, phân phối sản phẩm, định giá cho sản phẩm và đặc biệt quảng bá thương hiệu của sản phẩm, …
2. Ngành Marketing học những gì?
Tùy trường đại học và chuyên ngành đào tạo thì ở mỗi trường Marketing được chia thành các chuyên ngành khác nhau.
Chương trình đào tạo ngành Marketing tại trường đại học tài chính UEF gồm 3 chuyên ngành chính:
- Chuyên ngành quản trị Marketing
+ Với ngành này sinh viên được trang bị kiến thức về: Cách quản lý, phương thức xây dựng và quảng bá thương hiệu, tìm kiếm thị trường mục tiêu; Cách phân tích, lập kế hoạch thực hiện và kiểm tra.
+ Các môn học trong ngành Quản trị Marketing: Quản trị sản phẩm, Chiến lực Marketing cho thế giới mạng, Quản trị kênh phân phối, Nghiên cứu Marketing, Marketing dịch vụ, Digital Marketing, Marketing quốc tế.
- Chuyên ngành Quản trị thương hiệu
+ Với Quản trị thương hiệu người học sẽ nắm rõ những kiến thức cơ bản về Marketing, kiến thức chuyên môn về thương hiệu, quản trị thương hiệu, phân tích thông tin, lập kế hoạch và triển khai chương trình phát triển thương hiệu.
+ Các môn học trong ngành Quản trị thương hiệu là: Quản trị thương hiệu, nhượng quyền thương hiệu, Quan hệ công chúng, Quảng cáo và khuyến mại, phát triển sản phẩm mới, …
- Chuyên ngành quảng cáo:
+ Ngành này sẽ trang bị cho sinh viên kiến thức về văn hóa hiện đại, kiến thức về lĩnh vực truyền thông, chiến lược và chiến thuật quảng cáo trực tuyến,…
+ Các môn học trong ngành quảng cáo: Quản trị quảng cáo, Quảng cáo và xã hội, Chiến lược quảng cáo, Xu hướng tiếp thị, Quan hệ công chúng, marketing online, …
3. Học ngành Marketing ra trường làm công việc gì?
Để giải đáp câu hỏi trên bạn cần nắm được loại hình công ty học Marketing sau khi ra trường mình sẽ làm việc trong 4 nhóm loại hình công ty:
- Công ty quảng cáo ( Advertising agency):
+ Là những công ty cung cấp dịch vụ tư vấn chuyên môn cao (expertise) về thương hiệu (brand), truyền thông (communication), sáng tạo và thực thi.
+ Công ty nổi tiếng trong ngành này: Ogilvy & Mather (Mỹ), Dentsu (Nhật), JW Thomson (Mỹ), …
- Công ty truyền thông (Media agency)
+ Là những công ty sử dụng công cụ giúp truyền tải sản phẩm sáng tạo đến với người tiêu dùng tiềm năng.
+ Công ty lớn trong lĩnh vực này ở Việt Nam: GroupM, Publics, Đất Việt Group – VAC, …
- Công ty nghiên cứu thị trường ( market research agency):
+ Tham gia nghiên cứu sâu về quá trình thử nghiệm từ ý tưởng sản phẩm đến hiệu quả mà truyền thông mang lại.
+ Công ty lớn trong lĩnh vực này: AC Nielsen, Taylor Nielsen, …
- Các dịch vụ hỗ trợ:
+ Là những công ty cung cấp dịch vụ hỗ trợ như quay phim, chụp hình, ghép ảnh, lồng tiếng, …
Như vậy sau khi học xong ngành Marketing sinh viên có thể làm việc trong các công ty như:
- Các công ty quảng cáo
- Công ty truyền thông
- Công ty nghiên cứu thị trường.
- Công ty cung cấp dịch vụ hỗ trợ.
Ngoài ra sau khi ra trường bạn có thể làm việc trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp có đào tạo ngành Marketing.
Tuy nhiên bạn cần xác định rõ để trở thành Marketer cần phải có những đức tính sau:
- Tính kiên trì.
- Tính tự tin, năng động linh hoạt và phải thật sáng tạo.
- Phải có kỹ năng quản lý.
- Kỹ năng lắng nghe người nói.
- Kỹ năng mềm trình bày và xử lý thông tin.
Như vậy bạn đã có thể dễ dàng xác định có nên theo và học ngành Marketing hay không. Chúc các bạn thành công!