Những câu nói hay thời xưa của cổ nhân mang trí tuệ lớn lao
Mục lục nội dung
Từ thời xa xưa đã có rất nhiều câu nói hay của các bậc cổ nhân hiền tài để răn dạy cho con cháu cũng như thế hệ tương lai sau này. Những câu nói hay từ thời cổ xưa của các cổ nhân mang trí tuệ lớn lao sẽ được bật mí trong bài viết này.
I. Những câu nói của cổ nhân
1. Sách không muốn xem lại càng phải xem
Ban ngày học tập nếu như cảm thấy phiền não bất an, vậy hãy tập trung tĩnh tọa, loại bỏ phiền não. Cũng như đọc sách, dù không muốn cũng nhất định phải xem, nó cũng như là kê thuốc đúng bệnh, cũng là một phương pháp đúng đắn.
Cảm ngộ: Những ưu phiền nông cạn trên bề mặt thường được bắt nguồn từ bản năng tránh khổ tìm sướng của con người. Tuy nhiên khi chúng ta càng muốn cuộc sống thanh nhàn hưởng thụ sự dễ chịu thoải mái thì lại càng không thể trưởng thành, không thể tiến xa hơn, thậm chí càng khiến bản thân thêm phiền toái lo âu.
Vậy nên, người càng muốn an nhàn thoải mái thì lại càng phải vượt lên nghịch cảnh, vượt lên chính mình. Khi chúng ta càng không muốn làm một điều gì đó thì lại càng phải cố gắng đi thực thi, đây cũng chính là sự tôi luyện tâm tính của chính mình
2. Không được có tư tâm
Muốn khắc chế bản thân mình thì nhất định phải loại bỏ tư tâm, một chút cũng không thể để lại. Một khi con người còn tư tâm thì còn ác niệm, còn tư tưởng xấu chế ngự bản thân.
Cảm ngộ: Khắc chế dục vọng bản thân cũng như con người ta đắp đê chặn lũ. Đê phải chắc, thế phải vững, dù một giọt cũng không được rỉ, nếu không sớm muộn cũng có ngày đê thủng, bờ tan, dã tràng xe cát. Con người nếu như còn một chút dục vọng tư tâm thì cũng giống như khoan một lỗ trên đê chống lũ, rất dễ khiến cho nước tràn đê vỡ.
3. Không sợ quỷ ba mắt, chỉ sợ người hai lòng
Quỷ ba mắt rất đáng sợ, nhưng đáng sợ hơn là lòng người khó đoán. Lô cốt đều là bị đánh từ trong đánh ra, đối thủ có mạnh tới đâu cũng không địch lại được sự đồng tâm hiệp lực của mọi người, sợ là sợ có người hai lòng, bán đứng đồng đội. Lòng người cách một lớp da, da người dày mỏng khó đoán, kết giao bạn bè nhất định phải thận trọng.
Đường dài biết sức ngựa, ngày dài biết lòng người, tình bạn bên nhau lâu dài, cùng nhau trải qua khó khăn vất vả bao giờ cũng đáng tin cậy hơn.
4. Giữa bạn bè: Khiêm nhường, chân thành là điều trọng yếu
Trong mối quan hệ ứng xử bạn bè, khiêm nhường chân thành ắt thọ ích, thu lợi, kỳ kèo so đo, tự đại ắt chịu tổn thương.
Cảm ngộ: Con người thì ai cũng có tư tâm, muốn thu lợi riêng cho mình, coi trọng lợi ích bản thân, khi cho đi đều mong muốn nhận lại. Đây cũng là lẽ thường tình dễ hiểu. Vậy nên trong mối quan hệ bạn bè, khiêm nhường, chân thành chính là nền tảng bền lâu, nó không chỉ giúp mỗi người đều thu được lợi ích mà còn khiến cho đôi bên thêm phần gắn kết, cộng sinh cộng hưởng, lợi ích thêm nhiều.
5. Hối hận chính là liều thuốc tốt nhất của đời người
Hối hận chính là liều thuốc quý để trị bệnh, quý ở chỗ biết sửa đổi. Tuy nhiên nếu như cứ mãi ôm chặt sự hối hận trong lòng thì lại vì thuốc mà sinh bệnh.
Cảm ngộ: Con người đâu phải bậc thánh nhân, sao có thể tránh khỏi sai lầm? Biết sai, sửa sai, quý là ở chỗ biết tỉnh ngộ mà sửa đổi. Vậy nên điều thứ nhất là cần biết tỉnh ngộ, điều thứ hai là cần biết sửa đổi, điều thứ ba là không được mãi ôm giữ sự hối hận trong lòng. Đây cũng chính là quá trình trưởng thành của mỗi người.
6. Cuộc sống bận rộn bất an, tất cả đều do tâm thái truy cầu được – mất tạo thành
Xử lý công việc xuất hiện tình trạng có lúc tốt có lúc không, khiến cho tình cảnh tệ hại. Đây phần nhiều đều do liên quan đến tâm lý đắn đo được và mất tạo thành, trên thực tế là không làm được tốt so với những gì lương tri có thể.
Cảm ngộ: Trong xã hội ngày nay, có rất nhiều người phải xử lý công việc đầu tắt mặt tối, cả ngày chân tay bận bịu, càng vội càng loạn khiến cho sự việc càng làm càng rối. Ngay cả bản thân rơi vào cảnh khốn đốn lúc nào cũng chẳng hay,. Tại sao lại vậy?
Vương Dương Minh từng nói: “Nguyên nhân tất cả những điều này đều chỉ vì tâm coi trọng được – mất quá nặng, chỉ muốn có kết cục tốt, sợ những điều bất hạnh cho nên tự mình đã che đậy mất khả năng vốn dĩ có thể xử lý nó được tốt hơn. Kỳ thực, cuộc sống được – mất đó là lẽ thường tình, sống nếu như có thể đối đãi vạn sự vạn vật một cách tùy kỳ tự nhiên mới là thái độ lý tưởng nhất”.
7. Muốn cười thì phải khóc
Chỉ có niềm vui sau đau khổ mới là niềm vui thực tại, còn như chưa có khóc ắt cũng chẳng có vui. Tuy có đau khổ nhưng lại nhờ đó mà được an vui, mà được vui vẻ.
Cảm ngộ: Ví dụ một người ngày nào cũng ăn sơn hào hải vị, sau một thời gian cũng cảm thấy hương vị bình thường, không còn thơm nữa. Và ngày ngày sống cuộc sống đủ đầy như ăn tết, đến khi tết đến lại chẳng biết cảm giác tết là gì.
Vậy nên làm người thì đừng ngại khổ, bởi đó cũng chính là nền tảng cho sự vui vẻ hạnh phúc mai sau. Cũng như người muốn thành công thì phải trải qua thất bại, muốn nên người thì phải trải đắng cay, người mà không qua rèn giũa thì đâu thể trưởng thành.
8. Chê bai người khác cũng chính là khinh thường tự thân
Dùng lời hạ thấp người khác, đây cũng chính là hành vi ngu xuẩn nhất, nông cạn của kẻ kém hiểu biết. Nếu như bản thân không có sự hiểu biết mà chỉ nói những lời sáo rỗng trên bề mặt thì đây cũng là hành vi tự phỉ báng chính mình.
Cảm ngộ: Kỳ thực hành vi này chính là thể hiện sự hiểu biết nông cạn của bản thân, không nhìn ra bản tính hẹp hòi, không đủ bao dung, đem sức lực đặt không đúng chỗ và để rồi bản thân lại không có thời gian đi cải thiện khuyết điểm của chính mình.
9. Đấu gạo dưỡng ân, gánh gạo dưỡng thù
Một người khi rơi vào hoàn cảnh khốn khó, bức bách, bạn cho họ một đấu gạo, chính là đang giúp họ giải quyết một vấn đề lớn, họ sẽ cảm kích vô bờ. Nhưng, nếu bạn tiếp tục cho họ gạo, họ sẽ cảm thấy đó là đương nhiên. Một đấu gạo không đủ, hai đấu gạo không đủ, một gánh gạo vẫn khiến họ cảm thấy bạn chỉ là đang cho họ hạt muối bỏ biển.
Cuộc sống rất thường xuyên xảy ra những chuyện như vậy, lần đầu tiên bạn giúp đỡ họ, họ cảm thấy biết ơn bạn, lần thứ hai tâm lý biết ơn của họ nhạt dần, tới lần thứ n, họ sẽ cho rằng những điều bạn làm là đương nhiên, bạn vốn dĩ nên giúp đỡ họ. Thậm chí, khi bạn không giúp họ nữa, họ sẽ cảm thấy bực bội và oán hận bạn.
Vì vậy, lòng tốt của con người cũng cần phải có mức độ. Khi đối mặt với một người không có chí tiến thủ, chỉ biết ngồi đợi người khác tới giúp đỡ, làm ơn hãy kịp thời thu lại sự lương thiện của bạn!
10. Trốn tránh sẽ không thể có tiền đồ
Con người cần phải rèn luyện hướng lên trên, trong công việc cần phải dụng tâm mới có thể thu được lợi ích. Làm người nếu như chỉ muốn yên tĩnh, nhẹ nhàng, đến khi gặp việc ắt sẽ hoảng loạn, sau cùng sẽ chẳng thể tiến bộ. Trốn tránh phiền phức chỉ được yên cái yên nhất thời, trên thực tế lại chính là tự dấn thân chỗ nguy hiểm.
Cảm ngộ: Xã hội ngày nay vô cùng phức tạp, cuộc sống ngày một áp lực, vậy nên ắt cần phải kiên cường mạnh mẽ, can đảm đối diện với khó khăn. Có như vậy mới có thể trưởng thành, trốn tránh chỉ làm chúng ta ngày một yếu đuối, vĩnh viễn không thể nào có tiền đồ.
11. Thứ đánh lừa chúng ta, vĩnh viễn đều là dục vọng vật chất
Nếu như không có sự cám dỗ của vật chất, tất cả đều dựa theo lương tri của chúng ta mà phát huy, vậy thì không lúc nào, không ở đâu là xa rời với Đạo. Thế nên bình thường đại đa số đều bị ham muốn vật chất dắt mũi đánh lừa, không thể thuận theo lương tri mà làm.
Cảm ngộ: Vương Dương Minh nói đến lương tri ở đây chính là nói tới “bản tính”. Bản tính lương tri mỗi người đều có, Vương Dương Minh nói cho chúng ta biết một điều: Đại đa số chúng ta không thể giữ vững được lương tri của mình đều là do dục vọng vật chất làm cho mê mờ.
Đặc biệt đối với xã hội ngày nay, khi con người coi trọng cuộc sống vật chất hơn bất kỳ điều gì khác thì tình trạng vì ham muốn cuộc sống vật chất làm cho lương tri bị mê mờ lại càng trở nên nghiêm trọng.
Đưa đò đưa tới bờ bên kia, xây tháp phải xây tới đỉnh
12. Làm bất cứ một việc gì cũng cần kiên trì tới cùng, kiên trì là thắng lợi
Trên thế gian này, phần lớn mọi người sở dĩ thất bại, không phải vì tư chất không đủ, cũng không phải vì vận may không tốt, mà là bởi không kiên trì được tới cuối cùng.
Có một định luật tên là định luật hoa sen, ngày đầu tiên sen chỉ nở một phần nhỏ, ngày thứ hai sẽ nở với tốc độ gấp đôi. Tới ngày thứ 30 nó sẽ nở đầy cả một ao nước. Bạn có biết khi nào hoa sen nở được một nửa không? Rất nhiều người cho rằng là ngày thứ 10, nhưng không phải như vậy, phải tới ngày thứ 29 sen mới nở được một nửa, cho tới ngày cuối cùng, nó sẽ nở nốt nửa phần còn lại. Tốc độ của ngày cuối cùng là nhanh nhất, bằng tổng của 29 ngày trước đó. Còn phần lớn mọi người trên thế giới đều dừng ở tại ngày thứ 29, thành công tưởng chừng như rất xa vời, nhưng thực ra, nó lại chỉ cách bạn một bước cuối cùng mà thôi.
13. Làm việc gì chú tâm vào việc đó
Có câu chuyện kể về lão hòa thượng trước và sau khi đắc Đạo:
Một vị hành giả hỏi lão hòa thượng: “Trước khi đắc Đạo ngài làm gì?”.
Lão hòa thượng trả lời: “Chặt củi, gánh nước, nấu cơm”.
Vị hành giả lại hỏi: “Vậy sau khi đắc Đạo thì sao?”.
Lão hòa thượng nói: “Chặt củi, gánh nước, nấu cơm”.
Hành giả lại hỏi: “Như vậy nghĩa là đã đắc Đạo rồi sao?”.
Hòa thượng già trả lời: “Trước khi đắc Đạo, khi chặt củi thì ta nhớ đến gánh nước, khi gánh nước ta lại nhớ đến nấu cơm. Sau khi đắc Đạo, chặt củi là chặt củi, gánh nước là gánh nước, nấu cơm là nấu cơm thôi”.
Kỳ thực chuyên nhất cũng chính là sự tu dưỡng, người có thể chuyên tâm làm gì nghĩ đó chính là người đang tu dưỡng.
Cuối cùng, đời người chính là không ngừng nỗ lực bằng chính đôi chân của mình, và chỉ có nỗ lực cho đi thì thực sự mới có thể thu về.
14. Từ bi không đi đánh trận, đạo nghĩa không giữ được tiền
Người quá nhân từ, mềm yếu không thích hợp đem binh đánh trận, người trọng nghĩa khí không thích hợp quản lý tiền tài. Chiến trường là nơi ranh giới giữa sự sống và cái chết, vào thời khắc mấu chốt, không được để sự yếu đuối làm lỡ đại sự. Nuôi binh ngàn ngày, dụng binh một giờ, trong "một giờ" này, người chủ soái nhất định phải cứng rắn và quyết tâm chỉ huy hành sự, tuyệt đối không được để sự từ bi, yếu lòng làm hỏng đại sự.
Tương tự như vậy, người trung nghĩa giao tiếp rộng, có nhiều bạn bè tốt, họ là những người trọng nghĩa khinh tài, luôn hết lòng giúp đỡ người khác, kể cả trong chuyện tiền bạc, một khi giúp được, họ nhất định không từ chối, cũng chính vì vậy mà họ không giữ được tiền bạc, mà cũng giữ không nổi, bởi lẽ họ không quan trọng tiền bạc mà quan trọng là tình nghĩa.
15. Trách kỳ sở nan, tắc kỳ dị giả bất lao nhi chính; Bổ kỳ sở đoản, tắc kỳ trường giả bất công nhi toại”
(Phụ trách cái khó thì cái dễ không mệt nhọc mà thành; Bổ sung chỗ yếu thì chỗ mạnh không tốn công sức cũng thành).
Làm việc cần tập trung trọng điểm và tinh lực vào chỗ khó, chỉ cần giải quyết được chỗ khó thì chỗ dễ dàng đơn giản tự nhiên sẽ được giải quyết. Làm người cần lấy sở trường bù cho sở đoản, chỉ cần giải quyết được những sở đoản của mình thì sở trường tự nhiên sẽ được tăng cường.
II. Những câu nói cổ xưa mang trí tuệ lớn lao
1. Một nghề cho chín, còn hơn chín nghề
Các cụ nói rất đúng, tham thì thâm nhầm thì thiệt. Sức lực và năng lượng của một người là có hạn, muốn đạt được thành tựu ở một ngành nghề nào đó, cần phải liên tục tìm hiểu, đào sâu ngành nghề này, cái gì cũng muốn học, kết quả cuối cùng lại là cái gì cũng học không tốt.
Thà làm một nghệ nhân ưu tú tạo ra những sản phẩm tốt nhất còn hơn làm một nhân viên bình thường cái gì cũng biết một chút và chỉ tạo ra được những sản phẩm nhàm nhàm.
2. Không rơi xuống biển không biết biển sâu, không sinh con cái không biết lòng cha mẹ
Không rơi xuống biển không biết biển sâu tới mức nào, không sinh con dưỡng cái, không biết làm cha mẹ không dễ dàng ra sao. Chỉ khi ở vào hoàn cảnh của người khác thì khi đó mới cảm thấy đồng cảm với họ một cách đúng nghĩa.
Một người không làm cha mẹ sẽ vĩnh viễn không biết cha mẹ vì mình mà bỏ ra bao nhiêu, vì mình mà phải lao tâm khổ tứ, lo lắng tới như nào. Chỉ khi làm cha làm mẹ rồi mới "ngộ" được ra, mới hiểu thế nào là biết ơn, biết hiếu thuận với cha mẹ.
3. Dụng nhân như khí, các thủ sở trường
(Dùng người như dụng cụ, sử dụng sở trường riêng của mỗi người)
Sử dụng người như sử dụng đồ vật dụng cụ, mỗi người chọn sở trường của họ. Đồ vật dụng cụ cần theo chức năng riêng của nó mà sử dụng. Dùng nhân tài cũng phải căn cứ sở trường của mỗi người mà dùng, không những phát huy đầy đủ tác dụng của nhân tài, mà còn có nhân tài dùng không hết. Nếu không nhìn ra ưu điểm, chỉ thấy nhược điểm của họ, thế thì trên đời không có người có thể dùng được rồi.
Đường Thái Tông có thể trở thành một vị quân chủ anh minh, thời kỳ ông cai trị đã xuất hiện thời thịnh trị “Trinh Quán chi trị” nổi tiếng trong lịch sử, có quan hệ mật thiết với quan niệm sử dụng nhân tài và phương pháp sử dụng nhân tài biết người khéo sử dụng của ông.
4. Phù bất sát sự chi thi phi nhi duyệt nhân tán kỷ, ám mạc thậm yên; bất độ lý chi sở tại nhi a du cầu dung, siểm mạc thậm yên
(Không xem xét việc đúng sai mà vui vì người khác khen mình, thì ngu tối không gì bằng; Không xem xét cái lý mà a dua lấy lòng người, thì siểm nịnh không gì bằng)
Không phân biệt sự tình đúng sai tốt xấu, chỉ thích người khác ca ngợi mình, thì không gì ngu muội hồ đồ hơn. Không suy nghĩ đạo lý ở bên nào, một mực nịnh hót lấy lòng, không gì khiến người ta chán ghét hơn.
5. Khắp nơi đều là vàng, một phân bản lĩnh một phân bạc
Thay vì oán thiên hận người, chi bằng "ra roi thúc ngựa". Thế giới này đâu đâu cũng là cơ hội, quan trọng là bạn có bản lĩnh hay không.
Có một phần bản lĩnh là có thể ăn được một phần cơm, ông trời luôn rất công bằng. Nếu có ba phần bản lĩnh nhưng lại ăn mười phần cơm, vậy thì đó nhất định là từ luồn cúi nịnh hót mà có được, những người như vậy, dù có giàu có thì sống cũng sẽ không thoải mái.
Khắp nơi đều là cơ hội, không cần phải đầu cơ trục lợi, mưu này tính nọ. Chỉ cần có bản lĩnh, không sợ không có ngày lật thân. Hơn nữa, chỉ khi kiếm miếng cơm manh áo bằng chính bản lĩnh của mình thì bạn mới có thể làm người làm việc bằng cái tâm.
6. Đánh là thân, mắng là yêu
Đánh là thân, ý chỉ người có quan hệ rất thân thiết với bạn mới đùa giỡn, trêu chọc bạn, chỉ là những trò đùa về mặt thể xác. Mắng là yêu, ý muốn nói quan hệ tốt mới nói ra điểm không tốt và khuyết điểm của bạn, là mắng chính diện, là quan tâm, chứ không phải nói xấu sau lưng.
Yêu sâu đậm thì lấy chân đá, ý muốn nói quan hệ vô cùng thân thiết, khi nhìn thấy đối phương không nỗ lực, không cầu tiến, không nghe lời khuyên, họ có thể sử dụng những biện pháp mạnh hơn để thúc đẩy và giúp đỡ đối phương. Bên ngoài là đạp đối phương nhưng sâu trong lòng rất buồn phiền, thực lòng muốn giúp đỡ đối phương.
7. Biếu cha mẹ 12 lạng, con cháu trả lại bạn cả cân
Một người đối đãi với cha mẹ ra sao, sau này sẽ được con cháu đối đãi lại y như vậy. Một gia đình là một cây đại thụ, ông bà là rễ cây, cha mẹ là cành lá, con cái là quả ngọt. Chỉ khi bạn chăm bón cho rễ thì cành lá mới xum xuê, tốt tươi, quả mới có được nhiều dinh dưỡng.
Một người khi phụng dưỡng cha mẹ, con cái đang nhìn vào họ, cha mẹ hiếu thuận tôn kính với bậc trên là đang làm gương cho con cái.
Con cái thông qua hành động của cha mẹ để hiểu thế nào là hiếu. Trong một gia đình, nếu cha mẹ hiếu thuận với người già, vậy thì con cái sẽ hiếu thuận với cha mẹ, cả nhà hòa thuận đầm ấm.
7. Tận tiểu giả đại, thận vi giả trứ. Kiêm thính tắc minh, thiên tín tắc ám
(Dung nạp hết cái nhỏ thì trở thành vĩ đại, cẩn thận với tất cả tiểu tiết thì sáng tỏ. Nghe hết các bên thì sáng suốt, tin theo một phía thì ngu muội)
Nghe ý kiến mọi mặt thì có thể hiểu rõ được lý lẽ sự việc, nghe tin theo ý kiến phiến diện thì ngu muội hồ đồ. Đây là câu cách ngôn nổi tiếng của Ngụy Vy khuyên quân vương nghe can gián. Vương Phù (đời Hán) trong Tiềm phu luận minh ám đã nói: “Vua sở dĩ anh minh, là nghe hết mọi mặt; vua sở dĩ tối tăm, là nghe phiến diện”, lời lẽ cô đọng súc tích khiến người ta cảnh tỉnh sâu sắc.
Hai câu từ hai hiệu quả khác nhau của “minh” (sáng suốt) và “ám” (ngu muội) nói rõ nên “nghe các bên” mà không được “tin một phía”. Chỉ có nghe các bên mới có thể hiểu tình hình toàn diện, phân biệt rõ đúng sai, có quyết định chính xác. Nghe một phía, tin một bên rất có thể sẽ mắc bẫy bị lừa. Nhất là đối với ý kiến bất đồng, càng cần nghiêm túc lắng nghe, như thế mới có thể tránh được sai lầm. Có thể dùng khuyến cáo mọi người nên lắng nghe ý kiến rộng rãi, khắc phục phiến diện.
8. Đức giả nhân chi sở nghiêm, nhi tài giả nhân chi sở ái; Ái giả dị thân, nghiêm giả dị sơ, thị dĩ sát giả đa tế ư tài nhi di ư đức
(Người có đức thì mọi người tôn nghiêm, mà người có tài thì mọi người yêu mến. Người yêu mến thì dễ thân, người tôn nghiêm thì dễ xa, là do người ta thường bị tài năng che mắt mà quên mất đức)
Người có đức khiến người ta tôn kính, người có tài khiến người ta yêu thích. Đối với người mình yêu thích thì dễ sùng tín trọng dụng, đối với người mình tôn kính thì dễ xa, do đó người xét chọn nhân tài thường bị tài năng của người ta che mắt, mà quên khảo sát phẩm đức của anh ta.
9. Văn kỳ quá giả, quá nhật tiêu nhi phúc trăn; Văn kỳ dự giả, đằng nhật tổn nhi họa chí
(Người nghe được lỗi của mình, ngày qua lỗi hết mà phúc đến; Người nghe được ca ngợi mình, ngày qua danh dự tổn mà họa đến)
Thường thường nghe thấy người khác nói ra lỗi lầm của bạn, lỗi lầm sẽ ngày cảng giảm đi mà phúc sẽ đến; Thường thường nghe thấy người khác khen ngợi bạn, danh dự sẽ ngày càng bị tổn hại mà tai họa sẽ giáng xuống. Chúng ta phải nghe nhiều lời trung ngôn nghịch nhĩ hơn, và không được để những lời mỹ miều làm đầu óc mê mẩn. Đương nhiên, “họa” và “phúc” ở đây nên hiểu là nhân sự (việc con người), chứ không phải thiên mệnh.
10. Kiêu xa sinh ư phú quý, họa loạn sinh ư sơ hốt
(Kiêu xa sinh từ phú quý, họa loạn sinh từ sao nhãng)
Phú quý sẽ sinh ra kiêu xa (kiêu kỳ xa hoa), sao nhãng sẽ dẫn đến họa loạn. Phú quý tuy không nhất định sinh ra kiêu xa, nhưng kiêu xa thì ắt sinh ta từ phú quý, vì phú quý cung cấp cho kiêu xa điều kiện vật chất và tinh thần, điều này người phú quý không thể không cảnh giác. Sao nhãng sơ ý, lơ là qua quýt, luôn luôn nhìn mà không thấy cái mầm tai họa, khiến nó từ nhỏ trở thành lớn, cuối cùng dẫn đến tai họa xảy ra, điều này phải hết sức cảnh giác. Câu nói này khuyên răn mọi người khi phú quý phải đặc biệt chú ý đề phòng kiêu xa, xử sự cần phải từng giờ từng phút chú ý phòng ngừa sao nhãng.
11. Thông minh lưu thông giả giới ư thái sát, quả văn thiểu kiến giả giới ư ủng tế
(Người thông minh thông đạt, nên tránh quá xét nét, người kiến văn ít, nên tránh che lấp)
Người thông minh thông đạt phải cảnh giác quá xét nét. Người nghe ít, thấy ít phải tránh che giấu tri thức hạn hẹp của mình.
12. Bất thành ư tiều nhi viết thành ư hậu, chúng tất nghi nhi bất tín hỹ
(Trước đây không thành thật mà sau này thành thật, mọi người ắt sẽ nghi ngờ mà không tin)
Trước đây không thành thực, sau này thể hiện mình thành thực, điều này ắt sẽ gây cho mọi người nghi ngờ, khiến người khác không tin.
13. Hiếu thắng nhân, sỉ văn quá, sính biện cấp, huyền thông minh, lệ uy nghiêm, tứ cường phức, thử lục giả, quân thượng chi tệ dã
(Hiếu thắng, xấu hổ nghe người khác nói lỗi lầm mình, thể hiện thông minh, hà khắc, ương bướng, sáu điều này là thói xấu mà bậc quân vương thường mắc phải)
Tranh mạnh hiếu thắng, không muốn nghe người khác nói về khuyết điểm của mình, thích khua môi múa mép thể hiện tài ăn nói, thể hiện mình khôn ngoan, quá hà khắc nghiêm khắc với người khác, ngoan cố ương bướng tự cho mình là đúng. Sáu điểm này, đều là thói xấu mà bậc quân chủ nên đặc biệt chú ý cảnh giác.
14. Mộc tâm bất trực, tắc mạch lý giai tà, cung tuy kình nhi phát thỉ bất trực
(Gỗ ruột không thẳng thì mạch cũng tà, làm cung tuy mạnh nhưng bắn tên không thẳng)
Cây gỗ ruột không thẳng thì mạch gỗ cũng cong vẹo, dùng nó làm cung tên thì tuy mạnh cũng bắn tên không thẳng, không trúng đích.
15. Đức thắng tài, vị chi quân tử; Tài thắng đức, vị chi tiểu nhân
(Đức thắng tài gọi là quân tử, tài thắng đức gọi là tiểu nhân)
Đức hạnh vượt tài năng gọi là quân tử, tài năng vượt đức hạnh gọi là tiểu nhân.
Những lời dạy từ cổ nhân thời xưa
1. Khẩu hữu mật, phúc hữu kiếm
2. Kính năng lau mới bóng, dao năng mài mới sắc
3. Học mà không suy nghĩ thì vô ích, suy nghĩ mà không học là hiểm nghèo.
4. Không oán trời, không trách người là quân tử.
5. Người khôn ngoan hỏi nguyên do lầm lỗi ở bản thân, kẻ khờ dại hỏi nguyên do ở người khác.
6. Người không có chữ Tín sẽ chẳng làm nên việc gì.
7. Mọi thứ đều từ hư vô mà ra.
8. Đừng mong người khác thuận theo ý mình vì nếu được người khác thuận ý sẽ tất sinh tự kiêu.
9. Giao tiếp đừng mong lợi mình, vì lợi mình thì mất đạo nghĩa.
10. Đừng lo mình không có chức vị, chỉ lo mình không đủ tài để nhận lấy chức vị.
11. Học cho rộng, hỏi cho kĩ, nghĩ cho cẩn thận, phân biệt cho rõ, làm cho hết sức.
12. Thấy người hiền phải tính sao để bằng người. Thấy người dữ phải tự xét xem mình có dữ không.
13. Buổi sáng nghe được đạo lí, buổi chiều dẫu chết cũng được rồi.
14. Quân tử rộng rãi bao dung, tiểu thân hẹp hòi tính toán.
15. Sự nghiệp đừng mong bằng phẳng dễ đi, vì không gặp phải chông gai chí nguyện không kiên cường.
16. Làm việc đừng mong dễ thành, việc dễ thành lòng thường kiêu ngạo.
17. Làm ơn chớ mong đền đáp, mong cầu đền đáp ấy là có mưu tính.
18. Dở nhất trong trong cái đạo xử thế là không thấy cái lỗi của mình.
19. Kẻ sĩ không lo người đời chỉ biết mình mà chỉ sợ mình bất tài thôi.
20. Người quân tử cầu ở mình, kẻ tiểu nhân cầu ở người.
21. Nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không tật bệnh, vì không tật bệnh thì tham dục dễ sanh.
22. Thấy lợi đừng nhúng tay, nhúng tay hắc ám tâm trí.
23. Không nhìn điều sai trái, không nghe điều xằng bậy, không nói điều sai, không làm điều càn quấy.
24. Cứu xét tâm tánh thì đừng cầu không khúc mắc, vì không khúc mắc thì sở học không thấu đáo.
25. Thấy người hay nghĩ sao cho bằng, thấy người dở tự xét mình có dở.
26. Người khôn ngoan hỏi nguyên do lầm lỗi ở bản thân, kẻ dại khờ hỏi nguyên do ở người khác.
27. Không oán trời, không trách người là quân tử.
28. Hiếu thảo là nguồn gốc của đạo đức.
29. Ai cũng có quyền được học hành được giáo dục, không phân biệt loại người.
30. Danh không chánh, lời chẳng xuôi.
31. Dùng thì đừng nghi, nghi thì đừng dùng.
32. Ngồi bàn tiệc đừng ra vẻ anh hùng vì rượu đã làm cho nhiều người gục ngã.
33. Biết có lỗi mà không chịu sửa thì đó chính là lỗi.
34. Việc mình không muốn làm, đừng bắt người khác làm.
35. Người không biết lo xa, tất gặp phải ưu phiền trước mắt.
36. Chim trước lúc chết cất tiếng bi thương, người trước lúc chết nói lời lương thiện.
37. Ở đời đừng cầu không khó khăn, vì không khó khăn thì kêu sa nổi dậy.
38. Người quân tử không đề bạt kẻ biết nói lời hay, cũng không được bỏ ngoài tai lời kẻ xấu nói phải.
39. Người quân tử nghiêm khắc với mình, kẻ tiểu nhân khắt khe với người.
40. Thông minh lưu thông giả giới ư thái sát, quả văn thiểu kiến giả giới ư ủng tế
Trong bài viết này, Thủ thuật phần mềm đã gửi đến các bạn những câu nói hay của các bậc cổ nhân trên thế giới xa xưa. Chúc các bạn một ngày vui vẻ!