Những chiêu trò scam, lừa đảo trên Internet bạn cần tránh xa
Mục lục nội dung
Internet cũng là một môi trường xã hội, cũng có người tốt, kẻ xấu. Chính vì thế chắc hẳn bạn đã nhiều lần nghe về những vụ lừa đảo trên mạng, thậm chí đã từng là nạn nhân. Vậy, làm sao bạn có thể nhận ra để tránh khỏi những chiêu trò này? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những cách lừa đảo phổ biến nhất hiện nay.
1. Gian lận phí ứng trước
Đây là một hình thức lừa đảo phổ biến nhất trên internet. Như cái tên của nó, phương pháp này hoạt động bằng cách yêu cầu thanh toán trước.
Kẻ lừa đảo sẽ giới thiệu cho bạn một số sản phẩm, dịch vụ mà họ cung cấp, thường ở mức giá không thể cạnh tranh hơn. Sau đó, họ yêu cầu thanh toán một khoản phí ứng trước nhỏ, chẳng hạn như mười phần trăm. Để hợp thức hóa việc lừa đảo, họ cho rằng số tiền này là để xử lý đơn đặt hàng của bạn.
Để tránh trở thành nạn nhân, bạn không bao giờ được giao dịch với người lạ trên mạng mà không có một số hình thức bảo hiểm. Ngoài ra bạn cũng nên tham khảo việc mua hàng từ các trang thương mại điện tử uy tín, được gắn nhãn “Đã đăng ký Bộ Công Thương” ở cuối trang.
Bạn có thể nhấp vào nhãn này để kiểm tra các thông tin đăng ký của doanh nghiệp xem có chính xác hay không.
2. Lừa đảo mạo danh
Nhiều người đã trở thành nạn nhân của trò lừa đảo này, nhưng nếu bạn chưa biết về nó, thì nó hoạt động như sau... Kẻ lừa đảo sẽ tìm mọi cách giả mạo một người quen, có họ hàng xa, v.v. Họ liên lạc với bạn thông qua mạng xã hội như Facebook hoặc số điện thoại. Sau đó họ trình bày rằng đang gặp khó khăn gì đó và cần bạn giúp đỡ.
Bạn có thể bị lừa tiền, tài sản hoặc nghiêm trọng hơn là bị bắt cóc. Hãy kiểm tra thật kỹ lưỡng về danh tính của người này nếu thấy dấu hiệu khả nghi. Đôi khi họ sẽ khiến bạn tin tưởng bằng cách nói ra những thông tin về bạn như tên phụ huynh, tên trường học,...
3. Từ thiện trên Internet
Những kẻ lừa đảo không có danh dự, vì vậy đừng mong đợi họ làm theo những điều có đạo đức giống như bạn. Lừa đảo cứu trợ, từ thiện là một trong những chiêu trò lừa quả trong thời gian gần đây.
Đơn giản; kẻ lừa đảo đăng tải một bức ảnh tội nghiệp về một đứa trẻ nghèo đói, một người vô gia cư, một con vật bị ngược đãi,... Sau đó, họ dành một chút thời gian để phóng đại câu chuyện về những người này. Sau câu chuyện, họ tiến hành đề nghị bạn đóng góp một số tiền cho mục đích giúp đỡ.
Để không bị lợi dụng bởi trò gian lận này, hãy luôn đảm bảo bạn xác minh được nguồn gốc của tổ chức từ thiện. Hãy tìm hiểu họ là tổ chức của đơn vị nào, do ai lập nên, có lịch sử ra đời thế nào,...
4. Tống tiền
Trên tin tức, phim ảnh cũng đã nhiều lần đề cập đến hình thức lừa đảo này. Bằng một cách nào đó, kẻ lừa đảo có được những hình ảnh, video cá nhân của bạn. Sau đó, chúng yêu cầu bạn phải đưa một khoản tiền để những nội dung đó không được phát tán trên mạng. Bản chất khủng khiếp của trò lừa đảo này là sự dài hạn. Chúng có thể tống tiền bạn hết lần này đến lần khác, không gì đảm bảo khi bạn tuân thủ thì mọi chuyện sẽ dừng lại.
Đầu tiên, hãy đề phòng bằng cách đảo bảo mật khẩu các thiết bị riêng tư của bạn như laptop, điện thoại di động, camera trong nhà. Không gửi những nội dung cá nhân của mình cho những người không đáng tin cậy. Nếu không may bạn đã bị rơi vào “tròng”, hãy lập tức trình báo cơ quan chức năng và nói chuyện với luật sư để họ giúp khống chế kẻ phạm tội.
5. Giả mạo trang web
Phương thức lừa đảo này khá công phu, kẻ lừa đảo sẽ thiết kế trang web có giao diện giống hệt với thương hiệu uy tín nào đó. Sau đó họ sẽ gửi cho bạn một email cũng có thiết kế giống với email của thương hiệu đó.
Nội dung của email sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số hình thức xác mình trên trang web của họ. Lúc này trang web yêu cầu bạn cung cấp một số thông tin cá nhân, thậm chí là tài khoản của bạn.
Tại Việt Nam, hình thức này thường được sử dụng để đánh cắp tài khoản chơi game online. Chúng tạo ra các trang web giống hệt với những nhà phát hành game uy tín như Garena, VTC,... sau khi bạn đăng nhập tài khoản của mình vào, mật khẩu lập tức bị thay đổi.
Để tránh trở thành nạn nhân, hãy luôn kiểm tra nguồn gốc của người gửi một cách cẩn thận. Họ có thể tạo ra một bản sao tốt nhưng không bao giờ khớp với địa chỉ của thương hiệu họ đang mạo danh. Ngoài ra, nếu bạn không chắc chắn, hãy liên hệ với bộ phận hỗ trợ của dịch vụ đó ngay lập tức.
6. Yêu cầu nộp phạt
Hình thức này cũng khá dễ dàng vì nó dựa vào cảm xúc của bạn. Kẻ lừa đảo sẽ đóng giả cảnh sát, hoặc một cơ quan chức năng có thẩm quyền và gọi điện cho bạn.
Họ cho rằng bạn đã vô tình vi phạm một luật lệ nào đó và yêu cầu nộp phạt. Nếu không bạn sẽ phải đối mặt với những hình phạt mang tính nghiêm trọng hơn.
Nếu bạn nhận được cuộc gọi kiểu này, đừng hoảng sợ. Hãy mạnh dạn hỏi lại người gọi đến và yêu cầu làm rõ.
7. Lừa đảo trong tệp đính kèm email, đường link
Lừa đảo tệp đính kèm email là một dạng lừa đảo thông minh khác. Nó hoạt động dựa trên sự tò mò của nạn nhân.
Kẻ lừa đảo gửi email cho nạn nhân với tệp một đính kèm. Nạn nhân tò mò tiến hành mở email và xem tệp đó. Hành động này cài đặt phần mềm độc hại hoặc phần mềm gián điệp trên PC của nạn nhân. Phần mềm đánh cắp thông tin cá nhân của họ cho kẻ lừa đảo.
Không bao giờ mở tệp đính kèm email nếu bạn không nhận ra người gửi. Ngoài email, những đường link độc hại cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến vấn đề này.
Kết thúc
Internet cũng giống như mọi thành phố bạn du lịch. Sự an toàn của bạn phụ thuộc vào nơi bạn đến và cách bạn sử dụng nó. Lần tới khi bạn khởi động PC và lên mạng, hãy luôn luôn đề phòng. Bạn có thể là mục tiêu tiếp theo cho những trò gian lận trên internet. Luôn lắng nghe trực giác của bạn. Và hơn hết, hãy kiềm chế lòng tham của bạn mọi lúc.