Những lời chào mở đầu bài thuyết trình cho học sinh hay và ấn tượng nhất
Mục lục nội dung
Lời mở đầu bài thuyết trình hay sẽ giúp bạn truyền tải thông tin tốt và chinh phục những khán giả khó tính nhất. Dưới đây là những lời chào mở đầu bài thuyết trình cho học sinh hay và ấn tượng nhất.
1. Mở đầu bằng yếu tố hài hước
Một câu chuyện mang đến yếu tố hài hước chính là một trong những cách mở đầu bài thuyết trình ấn tượng nhất giúp mang lại được một cảm giác thoải mái, thân thiện với khán giả ngồi nghe. Nếu như trong một bài thuyết trình bạn thành công khiến cho người nghe bật cười ngay từ những giây phút đầu tiên bằng sự dí dỏm và duyên dáng của mình, họ sẽ rất nhanh chóng bị thu hút và dễ dàng mở lòng để có thể đón nhận những nội dung tiếp theo trong bài thuyết trình của bạn.
2. Đưa ra một số liệu đáng tin cậy
Một lời chào mở đầu cho bài thuyết trình bằng những con số ấn tượng được xem như là một trong những cách khá hữu hiệu giúp cho bạn có thể dễ dàng trong việc thu hút được rất nhiều sự quan tâm và chú ý của khán giả. Một số những lưu ý nhỏ là nếu như bạn mở đầu bài thuyết trình bằng số liệu thì cần phải chú ý đến những con số này cần phải có được một độ chính xác cao và đáng tin cậy.
3. Kể một câu chuyện
Kể một câu chuyện chính là một cách rất tốt để bạn có thể khơi gợi lại được những cảm xúc và sự đồng cảm đến từ phía khán giả một cách hiệu quả và nhanh chóng nhất. Tuy nhiên, vì thời lượng của phần mở đầu trong một bài thuyết trình có hạn nên bạn cần phải hết sức lưu ý trong việc chọn lọc được những nội dung trong bài thuyết trình một cách ngắn gọn, logic và có liên quan một cách mật thiết đến chủ đề của bài thuyết trình để có thể dễ dàng dẫn dắt được vào trong nội dung chính.
4. Nhắc đến người nổi tiếng
Những người nổi tiếng trên toàn thế giới có thể kể đến như diễn giả, tổng thống,... luôn có cho mình những câu trích dẫn vô cùng ấn tượng và những câu trích dẫn này cũng được rất nhiều người biết đến và ngưỡng mộ. Bạn có thể mở đầu bài thuyết trình của bản thân mình bằng cách nhắc đến một người nổi tiếng cụ thể nào đó, kèm theo đó là quan điểm và câu nói nổi tiếng của người đó nhằm thu hút người nghe tập trung vào bài thuyết trình của mình.
Ví dụ: “Ở thế kỷ XXI, tri thức được xem như là một chiếc chìa khóa để dẫn đến thành công. Giống như huấn luyện viên bóng rổ huyền thoại Pat Riley đã từng nói: Nếu như bạn không tiến bộ hơn, có nghĩa là bạn đang đi thụt lùi.”
5. Tạo cảm giác kết nối với khán giả
Để giúp cho các khán giả có thể cảm thấy được có sự kết nối và sự gần gũi đối với bạn, thay vì trở thành một diễn giả, người thuyết trình với các câu giới thiệu rất chung chung và thông thường như: “Xin chào, tôi là A, thành viên của nhóm B hôm nay tôi đến đây để…” hãy cố gắng tìm cách để biến tấu lời chào mở đầu một chút và mang đến được sự đồng điệu và chia sẻ với các khán giả như: “Tôi đến từ nhóm B và tôi nghĩ dù ở trong một lĩnh vực nào, hầu hết chúng ta đều có mối quan tâm rất sâu sắc đến…”
6. Sử dụng tin tức mới nhất
Việc đề cập đến những sự kiện nóng hổi và đang được quan tâm ở trong thời điểm hiện tại, cập nhật các tin tức một cách kịp thời và đưa được vào trong phần khai màn chính là một trong những cách mở đầu bài thuyết trình khá thú vị và gây ra ấn tượng rất tốt. Khi mở đây đầu bài thuyết trình theo cách này các khán giả sẽ nhanh chóng tập trung sự chú ý của mình vào bạn để có thể lắng nghe tiếp những nội dung liên quan đến đề tài đó.
7. Mở đầu bằng lời khẳng định tích cực
Việc dẫn dắt các khán giả đến được với những nguồn năng lượng tích cực ngay từ khi mở đầu bài thuyết trình sẽ giúp cho bạn có thể dễ dàng hơn trong việc hướng khán giả đi sâu hơn vào trong các nội dung tiếp theo của bài thuyết trình. Bạn có thể mở đầu bài thuyết trình của mình bằng một câu khẳng định kiểu như: “Tôi tin rằng những thông tin mà tôi sắp chia sẻ tới đây sẽ khiến cho các bạn cảm thấy thích thú và hữu ích…”
Ví dụ về cách dẫn dắt vào một bài thuyết trình:
“Tôi tin rằng các bạn sẽ thật sự tận hưởng buổi học hôm nay. Tôi sẽ chia sẻ với các bạn một số ý tưởng quan trọng nhất mà mình đã khám phá được trong lĩnh vực này.”
8. Trích dẫn bài nghiên cứu
Tương tự như việc đưa ra các số liệu đáng tin cậy, bên cạnh đó thì bạn cũng có thể lựa chọn trích dẫn vào lời chào mở đầu các bài nghiên cứu, báo cáo gần nhất có liên quan đến đề tài thuyết trình để có thể giúp tăng thêm được sự thuyết phục và tin cậy ngay từ khi lời chào mở đầu của bài thuyết trình.
Ví dụ: “Theo như một số nghiên cứu mới nhất của McKinsey, 29% những đơn vị phụ trách đào tạo và phát triển dự án dự kiến sẽ tăng cường việc đầu tư vào các hạng mục này trong 1 năm tới, trong khi 38% dự định sẽ giảm bớt chi tiêu cho khoản này.”
9. Mở đầu bằng một video ngắn
Một cách mở đầu bài thuyết trình khác chính là mở một đoạn video ngắn trong đoạn mở đầu của một bài thuyết trình, video có một độ dài vừa phải nhằm giúp cho người nghe chú ý và ổn định trước khi bạn tiến hành vào phần thuyết trình của mình
10. Đặt câu hỏi gợi mở
Một câu hỏi thú vị, liên quan mật thiết đến chủ đề của bài thuyết trình sẽ kích thích không ít những sự tò mò của các khán giả. Họ sẽ cảm thấy vô cùng hứng thú nếu như bạn mở đầu bài thuyết trình của mình bằng một câu hỏi gợi mở, thu hút được những sự tư duy vào trong nội dung thuyết trình mà bạn sắp trình bày.
Bài viết trên đây chúng tôi đã tổng hợp cho bạn về những lời chào mở đầu bài thuyết trình cho học sinh hay và ấn tượng nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!