Niết Bàn là gì?
Mục lục nội dung
Người theo đạo Phật chắc hẳn đã quá quen thuộc với thuật ngữ Niết Bàn. Vậy niết bàn là gì, phải hiểu sao cho đúng vẫn là những vấn đề gây tranh cãi ở rất nhiều người. Cùng ThuThuatPhanMem tìm hiểu về Niết Bàn qua bài viết dưới đây.
1. Niết Bàn là gì?
Niết Bàn là trạng thái giải phóng cuối cùng vòng luân hồi. Đó là sự chấm dứt đau khổ, tham ái và vô minh. Niết bàn có nghĩa là dập tắt hoặc không bị ràng buộc, tự do khỏi những gì đã ràng buộc chúng ta, từ niềm đam mê đốt cháy ham muốn, ghen tuông và sự thiếu hiểu biết.
Niết bàn là sự đoạn trừ dục vọng, dứt nghiệp báo luân hồi, thanh tịnh tuyệt đối. Đó là sự ngưng đọng vĩnh cửu của không gian, thời gian trong cõi tâm linh sâu thẳm của con người. Như vậy, Niết bàn trong Phật giáo không phải là một cõi cực lạc có vị trí không gian, thời gian như thiên đường của Thiên Chúa giáo mà là một trạng thái tâm linh hoàn toàn thanh thản, yên tĩnh, sáng suốt, không vọng động, diệt ái dục, xóa bỏ vô minh, chấm dứt mọi khổ đau, phiền não.
Do trình độ giác ngộ khách nhau nên chia ra 2 thứ niết bàn chính:
Niết bàn Hữu Dư Y (Niết bàn chưa hoàn toàn): Niết bàn đã dứt sạch phiền não vọng hoặc trong ba cõi nhưng còn thân của nghiệp báo dư thừa.
Từ quả vị thứ nhất Tu-đà hoàn đến quả vị thứ ba A-na-hàm tuy đã đoạn trừ tập nhân phiền não nhưng chưa tuyệt diệt, tuy đã vắng lặng an vui nhưng chưa viên mãn. Sự an vui chưa hoàn toàn, vì phiền não và báo thân còn sót lại. Vì phiền não còn sót lại nên phải chịu quả báo sanh tử trong năm bẩy đời, song ngã chấp đã phục nên ở trong sanh tử mà vẫn được tự tại chứ không bị ràng buộc như chúng sanh.
Niết Bàn Vô Dư Y (Niết bàn hoàn toàn): Niết bàn đã dứt sạch phiền não hữu lậu và không còn mang thân của nghiệp báo (dứt hết uẩn thân).
Đến quả vị A-La-Hán, đã đoạn hết phiền não, diệt hết câu sanh ngã chấp nên hoàn toàn giải thoát cả khổ nhân lẫn khổ quả. Sự sanh tử không còn ràng buộc vị này được nữa. Đây là quả vị tột đỉnh của hàng thanh văn. Đến đây ngọn lửa dục vọng đã hoàn toàn tắt hết và trí vô ngại hiện ra một cách đầy đủ, không khi nào còn trở lại tâm khởi chấp ngã nữa. Vì thế được tự - tại giải thoát ngoài vòng ba cõi: Dục, Sắc và Vô sắc giới.
Như vậy, Niết bàn là tận diệt vô minh hay trì kiến sai lầm về thực tại, tận diệt ái dục hay mọi tham đắm do vô minh đưa lại. Niết bàn là chấm dứt tham, sân, si, chấm dứt vòng sinh tử luân hồi do vô minh và ái dục dẫn dắt. Niết bàn là tuệ giác về thực tại, là sự giác ngộ viên mãn, là chấm dứt dòng lưu chuyển gây đau khổ và sự bám víu vào trì kiến sai lầm.
2. Nguồn gốc của Niết Bàn
Người theo văn hóa phương Tây cho rằng Niết bàn của Phật giáo giống như Thiên đàng của đạo Công giáo. Nguồn gốc của Niết bàn gắn liền với Phật giáo dù từ ban đầu, Niết bàn là một phong trào của đạo Hindu Ấn Độ.
Niết bàn xuất phát từ người sau này trở thành Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Theo truyền thuyết, Ngài được sinh ra trong gia đình giàu có, cuộc sống thơ ấu hạnh phúc, đầy đủ và sung sướng. Khi đã bắt đầu là thanh niên, ông đã bắt đầu ngẫm lại cuộc sống sang trọng hiện tại để tìm thấy giá trị thiêng liêng nhưng cuối cùng, ông đã chọn từ bỏ tình cảm, gia đình và gia sản của mình. Con đường ông chọn chính là tìm ra bản chất thực sự của cuộc sống. Từ đó, ông trở thành một nhà tu khổ hạnh, lang thang và dành toàn bộ thời gian mình có để thiền định.
Ông luôn ấp ủ hy vọng tìm thấy sự giác ngộ khi đã tách rời mình hoàn toàn khỏi thế giới. Theo thời gian tu hành khổ hạnh và thiền định, đã có lúc khiến ông gần như chết đói, tuy nhuên ông nhận thấy nếu tiếp tục đi theo con đường này, mình sẽ chết trước khi kịp nhận thấy bản chất, giá trị thiêng liêng đang tìm kiếm. Cuối cùng, ông chọn đi theo con đường Trung đạo, tức là dung hòa giữa cuộc sống giàu có và nghèo khó, cuộc sống giữa chiều chuộng và đày đọa thân xác.
Sau một thời gian dài khai sáng, ông đã tìm thấy giác ngộ và thành Phật dưới gốc cây Bồ đề. Sau khi Ngài qua đời được 45 năm, Ngài đã đến Niết Bàn, nhập vào trạng thái Niết bàn và hoàn thành Niết Bàn của chính mình.
3. Làm sao được Đại Niết Bàn?
Khi nào chẳng tạo nghiệp sanh tử tức là Niết Bàn chứ không phải tìm Niết Bàn nơi nào khác và cũng không phải chờ đợi thời gian nào mới đạt Niết Bàn. Vì vậy, đạt Niết Bàn sớm hay muộn, thời gian có Niết Bàn lâu hay mau đều tùy chúng ta cả.
4. Ý nghĩa Niết Bàn trong Phật giáo
Theo đạo Phật, từ sự quan sát của tất cả các hiện hữu, chúng ta có thể suy luận về thuyết Niết bàn và sự chấm dứt hoàn toàn của tất cả các hiện tượng đó. Từ quan điểm của hiện tượng, tất cả các hiện tượng, tất cả các hiện hữu đều rất khác nhau, có thể mâu thuẫn lẫn nhau. Chúng rất hỗn loạn, trong thực tế, sự tồn tại của chúng là ảo tưởng và phát sinh từ nhân quả có điều kiện. Chúng có vẻ như tồn tại trên một mặt nhưng không tồn tại ở mặt kia. Chúng dường như đoàn kết, nhưng lại rất khác nhau. Có vẻ như chúng tồn tại và chúng vẫn có thể dừng lại. Cuối cùng mọi thứ sẽ trở lại với sự hòa hợp và hoàn thành sự bình tĩnh. Đây là bản chất của mọi sự tồn tại trên vũ trụ này.
Niết Bàn là nơi nghỉ ngơi cuối cùng cho tất cả mọi người. Nếu chúng ta có thể hiểu được thực té này và loại bỏ những ảo tưởng của chúng ta, chúng ta có thể tìm thấy trạng thái của sự hòa hợp và hoàn thành sự bình tĩnh. Tất cả mâu thuẫn, những trở ngại và nhầm lần của chúng ta sẽ được chuyển đổi sang sự bình tĩnh. Không có ảo ảnh, sự tĩnh lặng hoàn toàn là kết quả của việc đạt đến Niết Bàn.
Đạo Phật nhấn mạnh tầm quan trọng của sự thành tựu này và khuyến khích chúng ta chiêm ngưỡng trực tiếp và sâu xa về tính chất vô ngã. Vì không có bản chất tự nhiên tuyệt đối vì thế mọi sự vật hiện tượng đều có tính vô ngã, không có sự tăng hay giảm, không có thành công hay thất baij, vì vậy mọi thứ đều hoàn toàn bình tĩnh. Đó là ý nghĩa của Niết Bàn.
Có thể thấy rằng, khái niệm Niết bàn trong Phật giáo là một cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng Ấn Độ, đem lại một diện mạo mới với sức sống mới cho Phật giáo. Niết Bàn thể hiện một triết lý sống nhân bản của tôn giáo – triết học Phật giáo.