OpenGL (Open Graphics Library) là gì
Các bạn là tín đồ của các game trên máy tính hay các bạn đang tự học đồ họa chắc chắn các bạn đã được nghe nói đến OpenGL, nhưng không phải ai cũng biết OpenGL là gì và tính năng, ứng dụng của OpenGL để làm gì. Nếu các bạn muốn tìm hiểu về OpenGL vậy mời các bạn hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết OpenGL (Open Graphics Library) là gì nhé.
Mời các bạn cùng tìm hiểu về OpenGL (Open Graphics Library) là gì? ứng dụng và tính năng của OpenGL trong bài viết dưới đây nhé.
OpenGL là gì?
OpenGL viết tắt của từ tiếng Anh Open Graphics Library một giao diện lập trình ứng dụng đa ngôn ngữ, đa nền tảng (API) để hiển thị đồ họa vector 2D và 3D. API thường được sử dụng để tương tác với một đơn vị xử lý đồ họa (GPU), để đạt được hiển thị tăng tốc phần cứng.
Open GL giống như một ngôn ngữ đồ họa độc lập và có khả năng tương thích với mọi nền tảng, mọi kiểu máy tính, thậm chí cả trên những máy tính không hỗ trợ đồ họa cao cấp.
OpenGL được phát triển bởi Silicon Graphics Inc., (SGI) vào năm 1991 và phát hành nó vào ngày 30 tháng 6 năm 1992. Kể từ năm 2006 OpenGL đã được quản lý bởi tập đoàn công nghệ phi lợi nhuận Khronos Group .
Ứng dụng của OpenGL
Giao diện lập trình này chứa 250 hàm để vẽ các cảnh phức tạp từ những hàm đơn giản. Không gian trong OpenGL được miêu tả qua hình học xạ ảnh. Một điểm trong không gian này có tất cả bốn tọa độ. Cách thể hiện các điểm trong không gian bằng 4 tọa độ cho phép xử lý các điểm vô tận một cách tổng quát. Vì vậy mã nguồn các ứng dụng đã được đơn giản hóa đi nhiều.
OpenGL được áp dụng rộng rãi trong các game hỗ trợ đồ họa 3 chiều và 2 chiều.
Nó thường được sử dụng trong các trò chơi điện tử, và dùng trong các ứng dụng CAD, thực tế ảo, mô phỏng khoa học, mô phỏng thông tin, phát triển trò chơi.
Tính năng của OpenGL
OpenGL được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, các bạn có thể tìm hiểu một số tính năng chính của OpenGL:
- Hỗ trợ sự tương tác phức tạp trong không gian 3 chiều bằng cách đưa ra một giao diện lập trình thống nhất.
- Che giấu các sự khác biệt giữa các phần cứng 3 chiều bằng cách bắt buộc các phần cứng phải tương thích OpenGL, hỗ trợ tất cả các chức năng của giao diện OpenGL. Có thể sử dụng thêm phần mềm hỗ trợ nếu các chức năng chưa được hỗ trợ đầy đủ bởi phần cứng.
- Tạo ra các khối hình học có chiều sâu hơn.
Trên đây bài viết đã chia sẻ đến các bạn OpenGL là gì, ứng dụng và công dụng của OpenGL là gì. Hi vọng qua bài viết này các bạn sẽ có thêm kiến thức và hiểu rõ hơn về Open Graphics Library. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.