Overthinking là gì? Cách vượt qua overthinking hiệu quả
Mục lục nội dung
Trước những quyết định quan trọng trong cuộc đời như chọn trường đại học, đổi nghề, kết hôn,… hẳn chúng ta đã không ít lần gặp phải tình trạng “overthinking”. Tại bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn Overthinking là gì? Cách vượt qua overthinking hiệu quả.
1. Overthinking là gì?
Trong cuộc sống, chúng ta thường xuyên phải đưa ra những lựa chọn, từ việc mua cái gì ở siêu thị, cho đến việc bỏ ra một số tiền lớn để mua ô tô. Bất kể lựa chọn nào cũng sẽ mang đến những kết quả về sau, vì vậy bạn thường phải cân nhắc chu đáo, kỹ càng trước khi quyết định.
Nhưng đôi khi, suy nghĩ chu đáo của bạn trở nên quá mức. Điều đó khiến bạn ngày càng rối bời và cuối cùng không thể quyết định bất kỳ điều gì, dù nhỏ hay lớn. Các chuyên gia gọi đây là Overthinking – Suy nghĩ quá mức.
“Overthinking” (suy nghĩ quá mức) - “rumination” (suy nghĩ lặp lại), là khi bạn suy nghĩ lặp đi lặp lại một vấn đề, tình huống đến mức nó gây cản trở cuộc sống của bạn. Overthinking thường được chia làm 2 loại: ngẫm nghĩ về quá khứ hoặc lo lắng về tương lai.
Nếu bạn rơi vào tình trạng suy nghĩ quá mức, bạn có thể cảm thấy bế tắc và không thể thực hiện một hành động, quyết định cụ thể nào. Đôi khi bạn gặp khó khăn trong việc loại bỏ những suy nghĩ để tập trung vào những điều khác. Vì đó, overthinking có thể là tác nhân khiến cho các vấn đề trong cuộc sống trở nên nghiêm trọng hơn.
Tuy nhiên, không phải lúc nào overthinking cũng đem lại ảnh hưởng tiêu cực. Nếu bạn suy nghĩ nhiều về một tình huống căng thẳng, nó sẽ thúc đẩy bạn phải hành động. Ví dụ, khi bạn lo lắng về một bài thuyết trình quan trọng, sự căng thẳng trong suy nghĩ ép giúp bạn có động lực bắt tay vào công việc và hoàn thành nó đúng hạn.
2. Tại sao chúng ta suy nghĩ quá nhiều?
Suy nghĩ quá mức là một cách để bạn cố gắng kiểm soát tình huống và cảm thấy tự tin hơn về việc phải làm tiếp theo. Khi bạn suy nghĩ quá nhiều, não bộ sẽ chuyển sang “chế độ phân tích”. Nó bắt đầu lướt qua các tình huống và cố gắng dự đoán điều gì sẽ xảy ra để giảm bớt căng thẳng cho bạn.
Nhưng overthinking thường ngăn bạn hành động, vì không dễ dàng để thoát khỏi chế độ phân tích. Tâm trí của chúng ta khi ấy thường có xu hướng nảy ra thêm nhiều câu hỏi mang tính lo lắng khác.
Mặc dù mọi người ở mọi lứa tuổi, giới tính, tính cách đều có những tình huống phải suy nghĩ nhiều. Nhưng những người sống theo chủ nghĩa hoàn hảo, bị thúc đẩy bởi thành tích có thể dễ trở nên suy nghĩ quá mức.
3. Overthinking có phải là chứng rối loạn tâm thần không?
Overthinking tự bản thân nó không được công nhận là một chứng rối loạn tâm thần được. Tuy nhiên, nghiên cứu đã phát hiện nó thường là biểu hiện liên quan đến các tình trạng sức khỏe tâm thần khác gồm:
- Trầm cảm
- Rối loạn lo âu
- Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)
- Rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD)
Một nghiên cứu cho thấy giữa Overthinking và các vấn đề sức khỏe tâm thần khác có mối quan hệ hai chiều. Căng thẳng, lo lắng và trầm cảm cao có thể góp phần dẫn đến suy nghĩ quá mức. Và ngược lại, suy nghĩ quá mức có thể liên quan đến việc gia tăng trầm cảm.
4. Làm thế nào để vượt qua overthinking?
Không có liệu pháp nào giúp bạn lập tức thoát khỏi overthinking, nhưng có một số mẹo sau để bạn bắt đầu giải thoát bản thân khỏi những suy nghĩ:
4.1 Theo dõi bản thân
Một chút cánh niệm sẽ giúp bạn nắm bắt được tình trạng suy nghĩ quá mức. Hãy viết nhật ký và viết ra những khoảnh khắc cụ thể khiến bạn rơi vào lo lắng hoặc suy nghĩ quá mức. Sau thời gian, bạn có thể rút ra kinh nghiệm để đối phó với những tình huống dẫn đến suy nghĩ quá mức.
4.2 Thách thức suy nghĩ của bạn
Đôi khi, bạn không cần phải tin tất cả những gì tâm trí của bạn nghĩ. Một cách hiệu quả để loại bỏ suy nghĩ quá mức là thách thức những lo lắng, suy nghĩ và nhìn nhận chúng khách quan.
Hãy xem xét tình huống để xem suy nghĩ của bạn có thực sự cần thiết và hữu ích hay không. Nếu những đắn đo, cân đo đong đếm của bạn chẳng đem lại lợi ích gì, hãy gạt chúng đi ngay lập tức.
4.3 Sự giúp đỡ từ bạn bè
Những người xung quanh có thường nói rằng bạn đang lo lắng hoặc suy nghĩ quá nhiều không? Khi gặp khó khăn với những suy nghĩ trong đầu, hãy tâm sự với một người bạn đáng tin cậy và nhận lời khuyên của họ. Tất nhiên, người bạn này cũng phải là người biết cách quản lý suy nghĩ quá mức, để họ có thể giúp bạn đúng cách.
4.4 Vận động
Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng tập thể dục có thể cải thiện chứng trầm cảm, lo âu, và bao gồm cả overthinking. Ngay cả khi đi bộ 5 phút quanh khu nhà cũng có thể giúp bạn tiết ra lượng lớn các chất hóa học và hormone tốt, như endorphine.
Vận động cơ thể cũng có thể giúp chuyển hệ thần kinh của bạn ra khỏi chế độ nghỉ ngơi. Điều này giúp làm dịu mọi suy nghĩ liên quan đến vấn đề mà bạn đang mắc phải.
4.5 Tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia
Nếu overthinking đang có dấu hiệu ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống, bạn nên đến gặp một bác sĩ trị liệu sức khỏe tinh thần. Các triệu chứng mà bạn cần phải lưu ý như:
- Nhức đầu
- Mệt mỏi
- Các vấn đề về tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy
- Khó ngủ, mất ngủ
- …
Khi gặp những dấu hiệu này, một chuyên gia tâm lý sẽ giúp bạn học các chiến lược để quản lý suy nghĩ, tránh việc suy nghĩ trở nên quá mức và gây ra ảnh hưởng đến cuộc sống.
Trên đây là những hiểu biết của Thuthuatphanmem.vn về Overthinking và cách bạn vượt qua overthinking hiệu quả. Chúc bạn mạnh khỏe và thành công!