So sánh ChatGPT, Copilot và Gemini: Chatbot AI nào tốt hơn?

ChatGPT, Copilot, Gemini hiện đang là những Chatbot AI “hot” được rất nhiều người tìm kiếm trong khoảng thời gian gần đây. Vậy giữa ba Chatbot AI: Open AI Chat GPT, Google Gemini, Microsoft Copilot thì đâu là Chatbot AI tốt nhất?

So sánh ChatGPT, Copilot và Gemini Chatbot AI nào tốt hơn

I. Chatbot AI là gì?

Trong năm 2023, từ khóa “Chatbot AI” là một trong những từ khóa liên tục lọt Top xu hướng tìm kiếm và được dự đoán với giá trị 407 tỷ USD vào năm 2027 (theo báo cáo Forbes). Đứng trước một miếng bánh khổng lồ, các ông lớn như: Open AI, Google, Microsoft liên tục cạnh tranh nhau để có được thị phần cũng như đánh bóng tên tuổi cho tập đoàn. Lĩnh vực trí tuệ nhân tạo AI hiện đang là một trong số những lĩnh vực hot nhất và được rót nhiều tiền nhất để nghiên cứu và phát triển.

Chatbot AI là gì

Trên thế giới hiện nay có nhiều công cụ Chatbot AI khác nhau, tuy nhiên Chat GPT, Gemini (Bard), Copilot là một trong số những tên hot và được nhiều người tìm kiếm nhất. Bộ ba Chatbot AI này sở hữu những tính năng đỉnh cao và có khả năng can thiệp sâu vào hệ sinh thái, mang đến những trải nghiệm vượt trội hơn bao giờ hết.

II. Tổng quan về Chatbot AI: Chat GPT, Copilot và Gemini

1. Chatbot AI: Chat GPT – Tốc độ tăng trưởng thần thánh

Ngay từ khi giới thiệu trên thị trường, Chat GPT đã có một pha khởi đầu không thể đẹp hơn, các con số đã nói lên sức hấp dẫn của Chat GPT. Theo báo cáo, Chatbot AI ChatGPT chỉ cần đến 2 tháng để cán mốc 100 triệu người sử dụng và đạt 590 triệu lượt truy cập. Để cho bạn dễ hình dung, ông lớn mạng xã hội TikTok cần tới 9 tháng để đạt 100 triệu người dùng và mạng xã hội Instagram cần tới tận 2 năm để đạt được con số đó. Sự thành công vượt bậc của Chat GPT đã tạo ra một làn sóng mới trong giới công nghệ.

Chatbot AI Chat GPT – Tốc độ tăng trưởng thần thánh

Chat GPT được phát triển bởi Open AI – Một tập đoàn công nghệ trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo. Được phát hành lần đầu vào tháng 11 năm 2022, Chat GPT thu hút người dùng bởi khả năng trò chuyện, tương tác, phản hồi không khác gì con người. Sau sự thành công ban đầu, Open AI đẩy mạnh việc nghiên cứu và đưa ra các mô hình ngôn ngữ lớn nhằm nâng cao tốc độ phản hồi, sự chính xác cũng như đa dạng hóa tính năng. Mô hình ngôn ngữ lớn GPT–4o chính là cốt lõi của Chat GPT hiện nay và được xem là tốt gấp vài chục lần so với mô hình ngôn ngữ cũ như ChatGPT–3.5, ChatGPT 4 Turbo… Một trong những điểm cộng sáng giá của ChatGPT đó chính là có khả năng kết nối với mạng Internet để thu thập thông tin, cập nhật thông tin nhanh và chuẩn xác.

Hiện nay, Chat GPT đang có phiên bản miễn phí và trả phí với các tính năng khác biệt nhau.

2. Google Gemini – “Con cưng” Chatbot AI đến từ nhà Google

Google Gemini – “Con cưng” Chatbot AI đến từ nhà Google

Ngay sau khi Open AI công bố Chatbot AI, Google với vị thế ông lớn trong ngành công nghệ đã đứng ngồi không yên. Chỉ sau khoảng nửa năm, phiên bản Google Bard (sau này đổi tên thành Gemini) đã được giới thiệu đến thị trường. Với sức mạnh của tập đoàn công nghệ Google, Chatbot AI Gemini được mệnh danh là “mô hình AI mạnh mẽ và toàn diện nhất” – Một bước đột phá trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và được xem là đối trọng với các Chatbot AI sử dụng mô hình LLM (Ngôn ngữ lớn) khác như GPT–4o đến từ OpenAI. Google sở hữu một hệ sinh thái mạnh mẽ, đây cũng chính là bước đệm giúp Google Gemini tiến sâu hơn vào hệ thống và trở thành “trái tim” trong các sản phẩm của Google.

Hiện nay, Google Gemini đang có phiên bản Gemini Ultra (trả phí cao cấp), Gemini Pro (trả phí phổ thông) và Gemini Nano (miễn phí).

3. Microsoft Copilot – Cốt lõi của Windows trong tương lai

Microsoft Copilot – Cốt lõi của Windows trong tương lai

Microsoft Copilot bất ngờ xuất hiện trong phiên bản cập nhật Windows 11 mà không hề được thông báo trước. Trong thực tế, Microsoft đã có công cụ AI từ rất lâu với tên gọi là Bing. Tuy nhiên để có được lợi thế cạnh tranh, Microsoft đã đổi tên Bing thành Copilot và đưa vào công cụ hàng loạt các tính năng mới để nâng cao hiệu suất làm việc. Chatbot AI Copilot được tích hợp “sâu” vào trong hệ sinh thái của Microsoft như: Windows 11, Microsoft 365, Microsoft Edge….

Hiện nay, Microsoft Copilot đang có phiên bản Copiliot Microsoft 365 (cao cấp nhất), Copilot Pro (trả phí phổ thông) và Copilot Free (miễn phí).

III. So sánh ChatGPT, Gemini và Copilot

1. Ưu và nhược điểm của ChatGPT

Ưu và nhược điểm của ChatGPT

Ưu điểm:

  • Khả năng giao tiếp tự nhiên: ChatGPT có khả năng giao tiếp với con người vô cùng tự nhiên và trôi chảy nhờ khả năng sắp xếp từ, đặt câu và hàng loạt các thuật toán AI khác nhau. Điều này mang đến cho người dùng trải nghiệm vô cùng tuyệt vời vì họ sẽ không nghĩ rằng mình đang nói chuyện với máy móc mà có cảm giác như đang nói chuyện với một con người thật sự. Nhờ vào khả năng giao tiếp tự nhiên này mà ChatGPT được ứng dụng rộng rãi trong các dịch vụ chăm sóc khách hàng, giải trí, trò chuyện, trả lời tự động…
  • Tốc độ phản hồi: ChatGPT hiện đang sử dụng mô hình ngôn ngữ lớn ChatGPT–4o mới nhất và có tốc độ phản hồi vô cùng nhanh chóng. Mô hình ngôn ngữ lớn không chỉ mang đến tốc độ phản hồi nhanh mà còn mang đến sự chính xác cao hơn trong các câu trả lời.
  • Khả năng học hỏi và thích ứng: ChatGPT được kết nối trực tiếp đến Internet nên có khả năng học hỏi, thu thập dữ liệu mới và thích ứng trong nhiều trường hợp. Càng về lâu về dài, ChatGPT ngày càng thông minh nhờ việc “học” được thêm nhiều dữ liệu từ mạng.
  • Các tính năng khác: ChatGPT có nhiều tính năng khác nhau, tuy nhiên các tính năng phổ biến được người dùng chọn như: Làm thơ, viết văn, xây dựng kịch bản, giải đáp, viết nhạc, viết thư, viết Email, viết báo cáo, viết luận,… Với khả năng giao tiếp tự nhiên, các tính năng trên đều mượt mà và trôi chảy, giúp con người tiết kiệm được nhiều thời gian.
  • Trải nghiệm: ChatGPT có trải nghiệm tốt, bất kỳ ai cũng có thể sử dụng một cách đơn giản và thành thạo. Với giao tiếp bằng hình ảnh, giọng nói, văn bản thì việc sử dụng ChatGPT không có gì khó khăn.

Nhược điểm:

  • Mức độ tin cậy chưa cao: Mặc dù sử dụng mô hình ngôn ngữ lớn GPT–4o mới nhất nhưng mức độ tin cậy của Chat GPT vẫn chưa được cao. Trong một số trường hợp, ChatGPT vẫn đưa ra kết quả sai, không chính xác và nhầm lẫn thông tin tương đối nhiều. Khi sử dụng Chat GPT cho những mục đích quan trọng, cần sự chính xác thì cần kiểm tra lại thông tin trước khi dùng.
  • Thiếu khả năng sáng tạo: ChatGPT có thể tạo ra các văn bản sáng tạo, tuy nhiên các nội dung đều na ná giống nhau nếu đặt cùng một câu hỏi, mục đích. Sự đa dạng trong cách trình bày, diễn đạt hay viết câu mở rộng nội dung của ChatGPT còn tương đối kém.
  • Thiếu khả năng hiểu ngôn ngữ phức tạp: ChatGPT hiện nay hiểu được các văn bản, câu từ viết một cách đơn thuần và chính xác. Tuy nhiên, ChatGPT lại gặp khó khăn trong việc hiểu các ngôn ngữ phức tạp, sắc thái, tính chất của ngôn ngữ. Vì thế, đôi khi ChatGPT vẫn có sự “khô khan” trong cách hiểu cũng như câu trả lời.

2. Ưu và nhược điểm của Google Gemini

Ưu và nhược điểm của Google Gemini

Ưu điểm:

  • Khả năng sáng tạo: Google Gemini có khả năng sáng tạo ra nhiều nội dung khác nhau như: Thơ ca, bài hát, đoạn văn, luận văn, Email, viết thư và nhiều mục đích sử dụng khác nhau….
  • Ngôn ngữ tự nhiên: Google Gemini có ngôn ngữ, văn phong tự nhiên và gần gũi với con người, không tạo ra sự khô khan cũng như “cứng nhắc” trong các câu nói, câu trả lời cho người dùng.
  • Dịch văn bản: Google Dịch trước đây là một công cụ vô cùng mạnh mẽ và Gemini cũng khai thác Google Dịch để nâng cao khả năng dịch văn bản. Những đoạn văn bản được dịch trên Google Gemini vô cùng mượt mà.
  • Kết nối: Gemini được quyền truy cập và xử lý thông tin từ thế giới thực thông qua Google Tìm kiếm, giúp cập nhật nhanh các thông tin mới, cung cấp các câu trả lời chính xác.
  • Khả năng học hỏi: Chatbot AI Gemini sử dụng thuật toán học tăng cường để cải thiện khả năng hoạt động. Luôn luôn học hỏi dữ liệu và trải nghiệm mới, giúp cải thiện hiệu suất theo thời gian.
  • Ứng dụng: Gemini có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, bao gồm nghiên cứu, giáo dục, kinh doanh và giải trí.
  • Trải nghiệm: Gemini có tốc độ phản hồi nhanh, đơn giản, dễ dàng sử dụng. Hỗ trợ sử dụng thông qua văn bản, hình ảnh và giọng nói.

Nhược điểm:

  • Tính chính xác: Gemini vẫn đang được phát triển và có thể không phải lúc nào cũng chính xác hoặc đáng tin cậy.
  • Thiếu sự công bằng: Gemini sử dụng các thông tin được học trước đó để làm câu trả lời, điều này làm xuất hiện vấn đề thiên vị theo dữ liệu mà Gemini đã được đào tạo trước đó.

3. Ưu và nhược điểm của Copilot

Ưu và nhược điểm của Copilot

Ưu điểm:

  • Hỗ trợ đa ngôn ngữ: Copilot hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình phổ biến như Python, Java, C++, JavaScript và Go.
  • Tài nguyên hệ thống: Copilot hỗ trợ tìm kiếm thông tin trong các kho lưu trữ mã lớn.
  • Hỗ trợ lập trình hiệu quả: Copilot được xem là “cánh tay phải” của những người lập trình. Với Copilot, hệ thống tự động đề xuất mã, hỗ trợ sửa lỗi, tái cấu trúc mã, tìm kiếm mã và hỗ trợ đa ngôn ngữ lập trình khác nhau.
  • Tương thích với Microsoft: Copilot được tích hợp sâu vào trong Windows, tương thích với các phần mềm Word, Excel, PowerPoint. Người dùng có thể sử dụng Copilot trực tiếp trên các phần mềm để có trải nghiệm tốt nhất và nhanh nhất.
  • Tốc độ phản hồi nhanh: Copilot sử dụng mô hình ngôn ngữ lớn GPT–4 nên tốc độ phản hồi nhanh, thông tin có mức độ tin cậy cao.
  • Hỗ trợ tạo hình ảnh AI: Copilot cho phép bạn tạo hình ảnh AI với DALL–E 3.

Nhược điểm:

  • Tính chính xác: Copilot vẫn đang được phát triển và có thể không phải lúc nào cũng chính xác hoặc đáng tin cậy. Đề xuất của nó có thể dựa trên thông tin không đầy đủ hoặc không chính xác. Điều quan trọng là phải kiểm tra kỹ lưỡng bất kỳ mã nào mà Copilot tạo ra.
  • Thiếu minh bạch: Không rõ ràng cách Copilot đưa ra đề xuất của mình. Điều này có thể khiến người dùng khó tin tưởng vào Copilot và khó gỡ lỗi các vấn đề.
  • Chi phí: Phiên bản miễn phí bị giới hạn tương đối nhiều, phản hồi chậm. Trong khi phiên bản trả phí lại có mức phí tương đối cao, từ 20 USD/ 1 tháng.
  • Thiếu cân bằng: Copilot có thể bị thiên vị theo dữ liệu mà nó được đào tạo.

Trong bài viết này, Thủ Thuật Phần Mềm đã giúp bạn so sánh ChatGPT, Copilot, và Chatbot Gemini Google. Chúc bạn một ngày vui vẻ!

Viết bình luận