So sánh SSD và SSHD - Bạn có nên mua SSHD không?

Chỉ trong một vài năm, ổ cứng thể rắn (SSD) đã gần như thay thế ổ đĩa cứng truyền thống (HDD) như một lưu trữ mặc định trong các dòng laptop. Cùng với đó, chúng ta lại thấy xuất hiện một cái loại ổ cứng mới là SSHD, mang cả hai đặc điểm của SSD và HDD. Để có cái nhìn cụ thể hơn, chúng ta hay cùng so sánh sự những sự khác biệt giữa SSD và SSHD.

So sánh SSD và SSHD Bạn có nên mua SSHD không

Sự khác biệt giữa SSD và SSHD

Bản chất SSD là bộ lưu trữ flash tương tự như ổ USB, nhưng có tốc độ đọc và ghi dữ liệu nhanh hơn nhiều vì sử dụng công nghệ lưu trữ NAND. Mặt khác, SSHD chứa cả ổ đĩa cứng thông thường, tích hợp thêm một phần nhỏ bộ nhớ flash NAND - đóng vai trò như một bộ nhớ cache lớn (thường là 8GB).

Cả hai loại ổ cứng đều được sản xuất với các biến thể kích thước 2,5 inch và 3,5 inch, ngoài ra SSD có thêm hình thức M2 với kích thướng nhỏ hơn nhiều.

Bạn có thể tìm thấy SSHD có dung lượng lên đến 14TB và bộ nhớ cache SSD 8GB, trong khi SSD thường được giới hạn ở mức 2TB.

SSD có hai giao thức kết nối là SATA và NVMe, SSHD chỉ hỗ trợ SATA.

1. So sánh về tốc độ trung bình

Bạn có thể tìm thấy tốc độ đọc và ghi của các ổ SSD trên thị trường tại liên kết này. Với dữ liệu có được bạn hãy so sánh với các ổ SSHD tại đây. Một cách khác để đánh giá tốc độ ổ cứng hiện tại của bạn là tải xuống công cụ PassMark.

Trong bài test say, Thuthuatphanmem.vn đa so sánh SSD 240GB được phát hành vào năm 2013 với Seagate Firecuda SSHD phiên bản 2016 2TB. Thiết bị SSD thử nghiệm được xếp hạng 415 trên 1030 ổ SSD, trong khi đó thiết bị SSHD được xếp hạng 71 trên 1015. Vậy chúng ta hãy thử xem một SSHD có thứ hạng cao, so sánh với tốc độ của SSD thứ hạng trung bình xem sao nhé!

So sánh về tốc độ trung bình

Theo kết quả, ngay cả một SSD cũ hơn, xếp hạng thấp hơn cũng có tốc độ đọc và ghi cao hơn nhiều (gấp 3,2 – 2,7 lần) so với thiết bị SSHD mới hơn, xếp hạng cao. Điều này có nghĩa là bạn ưa thích một ổ cứng có tốc độ thật tốt, thì hãy lựa chọn SSD, kể cả một chiếc SSD cũ cũng có tốc độ nhanh hơn SSHD mới.

2. So sánh thời gian tải

Trang web trò chơi Eurogamer đã kiểm tra thời gian tải cho bốn trò chơi nặng trên một công thức thử nghiệm chung. Để so sánh, họ đã sử dụng OCZ Trion 100 (SSD SATA), Seagate Firecuda 2TB (SSHD) và ổ cứng 500GB HDD.

Như được hiển thị ở đây, trong lần so sánh thời gian tải đầu tiên (1st load), SSD dẫn trước khá xa so với SSHD trên tất cả trò chơi. Lý do bởi vì, trong lần tải ban đầu, thời gian tải trò chơi sẽ chậm hơn do chúng được khởi chạy từ thành phần HDD.

So sánh thời gian tải

Thành phần SSD của SSHD được liên kết với “dữ liệu truy cập thường xuyên” và “dữ liệu khởi động”. Chính vì thế, ở lần tải thứ năm, tốc độ tải đã giải xuống đáng kể và đến gần hơn với chiếc OCZ Trion 100. Như vậy, sự chênh lệch về tốc độ tải chỉ xuất hiện khi bạn lần đầu tải ứng dụng trên SSHD.

3. So sánh giá và dung lượng

Bạn có thể dễ dàng chọn các mẫu SSD giả cả phải chăng trong phạm vi 500GB với giá 1.500.000đ – 2.000.000đ. Ở ngưỡng 1TB vẫn có những SSD SATA có giá dưới 2.500.000đ. Trong khi đó, ổ SSD dung lượng cao trong phạm vi 2TB thường có giá cao hơn nhiều (hơn 5.000.000đ).

So sánh giá và dung lượng

Để so sánh, có thể có SSHD 2TB như Seagate FireCuda có giá xấp xỉ bằng một SSD 1TB. Hoặc có thể là một SSHD 500GB có giá tương đương 1.000.000đ. Giá của SSHD luôn rẻ hơn nhiều so với SSD.

Nếu bạn có nhiều dữ liệu, bạn nên cân nhắc sử dụng SSHD, ưu điểm về thời gian tải ứng dụng cũng khiến cho SSHD trở nên xứng đáng.

4. Tuổi thọ

Có rất nhiều người tin rằng bộ nhớ SSD bị hao mòn theo thời gian vì thành phần NAND bị xuống cấp qua mỗi lần sử dụng. Điều đó thực sự đúng với các mẫu cũ, nhưng hiện nay các SSD mới đã được thiết kế để có tỉ lệ hỏng hóc thấp hơn rất nhiều.

Đối với SSD, một tham số tuổi thọ quan trọng là TBW (Terabyte được ghi) cho biết terabyte dữ liệu bạn có thể ghi vào đĩa trong thời gian tồn tại của nó. Hãy xem quá SSD Barracuda 500GB với 320 TBW.

So sánh về Tuổi thọ

Ngay cả khi người dùng ghi 100GB dữ liệu mỗi ngày (hiếm khi bạn sử dụng đến mức này), thì tuổi thọ của SSD này vẫn kéo dài đến 8,7 năm.

SSHD có phần nhỉnh hơn về mặt tuổi thọ. Ví dụ: Seagate FireCuda SSHD có chu kỳ tải/không tải là 600.000 (dựa vào bảng thông tin kỹ thuật).

Như vậy, ngay cả khi bạn khởi động hệ thống SSHD đến 150 lần một ngày (điều gần như không thể xảy ra), thì SSHD vẫn đủ “sống” đến gần 11 năm. Trên thực tế, kể cả chu kỳ tải/không tải đã vượt ngưỡng, SSHD vẫn có thể tiếp tục. Tỷ lệ lỗi liên quan đến chương trình cũng ít hơn nhiều khi nó sử dụng hiệu quả cả 2 phần SSD và HDD.

Hiện tại, cả SSD và SSHD đều có giá trị tuổi thọ rất cao, vì thế bạn không phải lo lắng khi sử dụng nhiều.

Kết luận

Nếu bạn đang tìm kiếm một ổ lưu trữ có tốc độ tuyệt vời, SSD chắc chắn sẽ tốt hơn.

Nếu bạn bị hạn chế về ngân sách, hoặc cần có nhiều dung lượng lưu trữ với tốc độ ở mức khá thì SSHD rất phù hợp.

Còn trong trường hợp bạn cần dung lượng hơn tất cả, hãy thử kết hợp SSD và HDD (làm ổ phụ). SSD dành cho các tệp hệ thống và ứng dụng, trong khi HDD để lưu trữ các bản sao lưu, ảnh, đa phương tiện,...

Viết bình luận