Sự khác nhau giữa Quick Format và Full Format
Khi các bạn format ổ đĩa trên Windows thì sẽ thấy có 1 tùy chọn là Quick Format, vậy sự khác nhau giữa chọn và không chọn Quick Format là gì? Cả hai tính năng này đều là Format, tuy nhiên chúng lại khác nhau về cách thức làm việc. Trong bài viết này, Thủ thuật phần mềm sẽ chỉ ra sự khác nhau giữa Quick Format và Full Format cho các bạn dễ dàng lựa chọn.
Mục lục nội dung
1. Cách thức hoạt động của Full Format và Quick Format
Quick Format (hay còn gọi là Định dạng nhanh), đây là một cách định dạng ổ đĩa có tốc độ rất nhanh vì chúng hoạt động ít bước hơn và đơn giản hơn. Trong quá trình Quick Format thì các công việc hệ thống sẽ làm là: Xây dựng lại hệ thống file, nhãn Volume và kích thước của Cluster.
Full Format (hay còn gọi là Định dạng đầy đủ), cách định dạng ổ đĩa này sẽ mất tương đối thời gian vì chúng đặt lại hầu hết tất cả. Trong quá trình Full Format thì hệ thống sẽ làm những việc như sau: Xoá toàn bộ các file, quét các phân vùng để tìm bad sector, xây dựng lại hệ thống file, nhãn Volume và kích thước của Cluster.
2. Sự khác nhau giữa Quick Format và Full Format
Chú thích: FAT - File Allocation Table: Bảng định vị vị trí file trên ổ đĩa
Quick Format sẽ hoạt động dựa theo phương thức loại bỏ FAT cũ và tạo FAT mới để ổ cứng lưu trữ có không gian lưu trữ mới. Tuy nhiên, dữ liệu trên FAT cũ (tức là dữ liệu trước khi Format) vẫn được tồn tại cho đến khi chúng được ghi đè lại bởi FAT mới (dữ liệu sau khi Format). Chính vì điều đó mà các công cụ khôi phục dữ liệu có thể can thiệp vào để khôi phục lại những dữ liệu trên FAT cũ trước đây nếu chúng chưa bị ghi đè bởi các dữ liệu mới.
Full Format cũng hoạt động tương tự như Quick Format với các bước loại bỏ FAT cũ và tạo FAT mới để ổ cứng có không gian lưu trữ mới. Tuy nhiên, trước khi chúng loại bỏ FAT cũ và tạo FAT mới thì chúng sẽ xoá toàn bộ các dữ liệu trước đây và kiểm tra Bad Sector. Nếu như chúng phát hiện được Bad Sector thì chúng sẽ ghi lại địa chỉ và khi lưu trữ dữ liệu mới chúng sẽ không lưu lên địa chỉ bị Bad Sector để tránh gây ảnh hưởng đến hiệu năng. Chính vì việc đã xoá dữ liệu ngay từ đầu nên các công cụ khôi phục dữ liệu sẽ phải "bó tay" trước Full Format vì chúng chả còn dữ liệu gì để khai thác.
Thời gian hoạt động giữa Quick Format và Full Format cũng khác nhau rất nhiều khi Quick Format có thời gian rất nhanh và Full Format có thời gian định dạng tương đối lâu.
3. Khi nào dùng Quick Format, khi nào dùng Full Format
Việc sử dụng Quick Format hay Full Format phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu của các bạn, thế nhưng chúng ta có thể kể ra một số trường hợp sau đây:
- Format USB dữ liệu: Quick Format (phòng trường hợp muốn khôi phục)
- Format ổ đĩa để cài Windows: Full Format (ưu tiên sạch dữ liệu hàng đầu)
- Format ổ đĩa dữ liệu: Quick Format (phòng trường hợp muốn khôi phục)
- Format ổ đĩa để chia/ gộp: Full Format
Trong bài viết này, Thủ thuật phần mềm đã chỉ ra sự khác biệt giữa Quick Format và Full Format cho các bạn dễ lựa chọn được cách định dạng Format phù hợp. Chúc các bạn một ngày vui vẻ!