Tam Tòng Tứ Đức là gì?
Mục lục nội dung
Bên cạnh tiêu chuẩn Tam cương ngũ thường dành cho nam nhi trong xã hội phong kiến thì nữ nhi trong xã hội phong kiến cũng phải tuân theo Tam tòng tứ đức. Đây là những tiêu chuẩn đạo đức, cách ứng xử mà bất cứ người phụ nữ nào cũng phải cố gắng làm theo, chỉ khi ấy, người phụ nữ mới được coi là được giáo dục.
Phụ nữ phong kiến không được đi học nhưng vẫn phải nằm lòng Tam tòng tứ đức. vậy tam tòng tứ đức ấy là những gì, mà có thể đánh giá một người phụ nữ. Cùng ThuThuatPhanMem tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Tam tòng là gì?
Tam có nghĩa là ba, tòng ở đây chính là thuận theo, nghe theo, làm theo. Nói đến tam tòng là nói đến ba điều mà phụ nữ bắt buộc phải tuân theo, làm theo. Ba điều đó chính là:
Tại gia tòng phụ: Hiểu một cách đơn giản, người con gái khi còn ở nhà phải nghe lời cha mẹ, chủ yếu là những gì mà người cha đề ra. Chỉ có như thế mới được đánh giá là một người con gái ngoan, con nhà có giáo dục.
Xuất giá tòng phu: Con gái sau khi được gả đến nhà người ta rồi thì nhất nhất phải nghe theo lời chồng. Người phụ nữ phải luôn ở phía sau, vun vén hạnh phúc gia đình, là chỗ dựa vững chắc giúp chồng có thể làm lên nghiệp lớn.
Phu tử tòng tử: Sau khi chồng qua đời, người phụ nữ phải ở vậy nuôi con đến khi trưởng thành, không được phép đi thêm bước nữa, mọi việc lớn nhỏ trong nhà đều do con trai quyết định.
Đấy là quy chuẩn đạo đức cho người phụ nữ phong kiến, vậy trong cuộc sống hiện đại, nam nữ bình đẳng, liệu điều đó còn đúng hay không?
Sở dĩ, quy chuẩn này đến nay vẫn có thể áp dụng được, tuy nhiên phải hiểu chúng theo ý nghĩa rộng hơn, khái quát hơn. Không chỉ là con gái, con trai khi ở nhà cũng phải tôn trọng, nghe lời bố mẹ, thế nhưng nghe lời cũng nên đi kèm với chính kiến của riêng mình. Khi đã lấy chồng, cũng phải cố gắng vun vén hạnh phúc gia đình, vợ chồng phải luôn tôn trọng, bao dung lẫn nhau, cùng nhau xây dựng hạnh phúc. Tuy nhiên, sau khi người chồng mất đi, người phụ nữ có đi thêm bước nữa hay không thì cũng nên là một điểm tựa vững chắc cho con cái, không nên quá mải mê với hạnh phúc mới mà thương tổn đến chính người con của mình.
Tứ đức là gì?
Tứ tức là bốn, đức ở đât chính là đạo đức. Vậy nên, tứ đức ở đây chính là bốn đạo đức mà người phụ nữ nên có. Nói đến tứ đức chính là nói đến 4 từ: Công, dung, ngôn, hạnh. Người phụ nữ hội tụ cả 4 yếu tố này thì được đánh giá là người phụ nữ tốt, có giáo dục.
Công: Người phụ nữ trong xã hội phong kiến không chỉ có trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ chồng, giáo dục con cái mà còn phải đảm nhiệm công việc quản gia, quán xuyến những việc trong gia đình. Vì thế việc nữ công, gia chánh phải khéo léo. Với phụ nữ ngày xưa chủ yếu là may, vá, thêu, dệt, bếp núc, buôn bán nhưng với những người phụ nữ tài giỏi sẽ có thêm cầm, kỳ, thi, họa.
Trong xã hội hiện đại, người phụ nữ tài giỏi là người vừa giỏi công việc chăm sóc gia đình vừa có sự nghiệp ổn định, vững chắc không phụ thuộc vào ai. Những người phụ nữ như thế không gọi là trái với tứ đức ngày xưa. Nhưng một người phụ nữ quá thiên về công việc bên ngoài, lơ là công việc trong nhà thì hôn nhân sẽ đến muộn hoặc cuộc sống gia đình không hòa thuận. Vậy nên, người phụ nữ hiện đại là người phụ nữ phải nhu mềm, xử lý tốt giữa công việc gia đình và công việc ngoài xã hội.
Dung: Dung ở đây là dung mạo, không chỉ chỉ ngoại hình mà còn bao gồm cả cách ăn mặc, trang điểm. Người phụ nữ trong cách ăn mặc phải trang nhã, đứng đắn, bên ngoài không nên ăn diện quá mức, bên trong phải chú trọng tu dưỡng đạo đức. Người xưa thường quan niệm người phụ nữ đẹp phải có ngôn hành dịu dàng, dáng vẻ đoan trang, nội tâm ôn hòa.
Ngôn: Ngôn là lời nói. Người xưa cho rằng người phụ nữ có giọng nói dịu đàng, ôn nhu, lời nói ra như ngọc như ngà, không nói lời thô tục, hỗn hào, phải khéo léo ứng đối. Khéo léo ở đây tức là trước khi nói phải suy xét xem những lời mình nói ra liệu có thỏa đáng không, có thích hợp không đồng thời không được dùng những lời ác làm tổn thương ngươi khác, cướp lời của người khác. Khi nói chuyện với chồng, con phải dịu dàng khuyên can còn khi giao tiếp bên ngoài xã hội phải rõ ràng, giữ lễ. Để có thể đạt được chữ "ngôn", người phụ nữ phải có trí tuệ và thường xuyên tu dưỡng tri thức.
Hạnh: Hạnh chính là đức hạnh, là phẩm chất quan trọng nhất của người phụ nữ. Một người phụ nữ đức hạnh là người sẽ giáo dục con cái trở thành những người có đạo đức đồng thời giúp chồng đề cao phẩm đức của bản thân, gia đình thịnh vượng. Người phụ nữ phải thủ vững tiết giáo, giữ thân như ngọc, đồi với hôn nhân gia đình phải môt lòng một dạ, đối với cha mẹ chồng phải khiêm cung hiếu lễ.
Tam tòng tứ đức
Tam tòng tứ đức chính là những quy định buộc người phụ nữ phải tuân theo, xuất phát từ các quan niệm của Nho giáo. Nó giáo dục người phụ nữ tôn trọng kỷ cương, nề nếp gia đình, duy trì ổn định trật tự xã hội, giúp cho giá trị của những người phụ nữ được nâng cao. Nó góp phần tích cực trong việc giáo dục phẩm chất đạo đức cá nhân tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam: Nhẫn lại, hy sinh, tần tảo, một nắng hai sương, chịu thương chịu khó, thủy chung son sắt, hết lòng vì chồng vì con, vị tha, nhân hậu, giản dị, trọng nghĩa trọng tình, hiếu thảo với cha mẹ, sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích gia đình.Trong xã hội hiện đại, nó góp phần giáo dục người phụ nữ hoàn thiện bản thân, góp phần vào sự phát triển của xã hội.
Như vậy, chúng ta có thể thấy, tam tòng tứ đức đối với một người phụ nữ là vô cùng cần thiết, không có điểm nào là không tốt. Dù cho xã hội hiện đại không còn khắt khe với những người phụ nữ như trước thế nhưng nó vẫn có những giá trị nhất định trong việc hình thành nhân cách một người phụ nữ.