Tam Tự Kinh là gì?
Mục lục nội dung
Thường nghe người Trung Quốc có Tam tự kinh nổi tiềng dùng để dạy cho trẻ vỡ lòng. Vậy, tam tự kinh là gì mà có ý nghĩa to lớn đến vậy. Cùng ThuThuatPhanMem tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Khát quát về tam tự kinh
Tam tự kinh hay còn gọi là Sách ba chữ, là một trong những kinh thư Trung Quốc cổ đại. Sở dĩ dùng từ "kinh" trong "Tam tự kinh" bởi lẽ "Kinh" có nghĩa là "đạo lý bất biến", sách có giá trị to lớn được gọi là kinh. Quyển sách này được biên soạn lần đầu tiên bởi nhà nho thời Tống tên Vương Bá Hậu (tức Vương Ứng Lân). Theo dòng chảy của lịch sử, các triều đại không ngừng bổ sung thêm vào Tam Tự Kinh.
Nội dung Tam tự kinh
Tam tự kinh là quyển sách được dùng để dạy cho trẻ vỡ lòng không chỉ ở Trung Quốc mà còn được dùng trong dạy học ở Việt Nam thời xưa. Phạm vi cuốn sách bao trùm cả văn học, lịch sử, triết học, thiên văn, địa lý, luân thường đạo lý những nhân tố đạo đức. Nội dung gồm 1.140 chữ (tự) gồm những đoạn thơ ngắn và đơn giản được trình bày dưới dạng ba chữ vì thế chúng rất dễ nhớ và thích hợp truyền miệng.
Tam tự kinh được chia thành 44 đoạn, phân thành 6 phần và lấy các chữ của câu đầu để đặt tựa. 6 phần của cuốn sách ứng với nội dung chính sau:
Phần 1: Từ "Nhân chi sơ, tính bản thiện" đến "Nhân bất học, bất tri nghĩa": Nội dung phần này chủ yếu nói về bản tính của con người, tầm quan trọng của người thầy trong việc dạy dỗ và vấn đề học tập của con trẻ.
Phần 2: Từ "Vi nhân tử, phương thiếu thời" đến "Thủ hiếu đễ, thứ kiến văn": Nội dung phần này dạy cho học trò về cách đối nhân xử thế, phải hiếu thảo với cha mẹ, hòa thuận với anh em.
Phần 3: Từ "Tri mỗ số, thức mỗ văn" đến "Thử thập nghĩa, nhân sở đồng": Sau khi đã dạy cho học trò những lễ nghĩa, phần này sách tập trung dạy những kiến thức cơ bản nhất, từ cách đếm đến thời tiết 4 mùa, ngũ hành, lục cốc, lục súc, …
Phần 4: Từ "Phàm huấn mông, tu giảng cứu" đến "Văn Trung Tử, cập Lão Trang": Phần này chủ yếu để giới thiệu những sách kinh điển của Nho gia và các trước tác của Chư tử để học trò học theo.
Phần 5: Từ "Kinh tử thông, độc chư sử" đến "Tải trị loạn, tri hưng suy": Việc quan trọng nhất của một quốc gia trong việc dạy và học đó chính là nắm được toàn bộ sự hình thành, phát triển đến hưng vong của chính quốc gia mà mình sinh sống. vậy nên trong phần này, nội dung chủ yếu là trình bày lịch sử hình thành và phát triển đến sự hưng vong của các triều đại Trung Quốc.
Phần 6: Từ "Độc sứ giả, khảo thực lục" đến "Giới chi tai, nghi miễn lực": Để trẻ có mục tiêu để học tập, không gì bằng những tấm gương hiếu học, giúp trẻ nhìn vào và noi theo, tiếp bước những người đi trước. Trong phần này sách giới thiệu đến học trò những tấm gương hiếu học điển hình nhất.
Do nội dung giáo dục phong phú trên nhiều lĩnh vực và dễ nhớ, Tam tự kinh đã được ứng dụng vào dạy học và sử dụng rộng rãi từ triều Tống. Chỉ với hơn 1000 chữ, một con số không nhiều nhưng lại cung cấp cho con người một khái niệm vững chắc về cuộc sống, về đạo đời, là chuẩn mực sáng giá cho đến tận ngày nay.
Một số câu trích trong phần đầu Tam tự kinh
Nhân chi sơ, Tính bản thiện.
Tính tương cận, Tập tương viễn.
Cẩu bất giáo, Tính nãi thiên.
Giáo chi đạo, Quý dĩ chuyên.
Tích Mạch mẫu, Trạch lân xứ.
Tử bất học, Đoạn cơ trữ.
Đậu Yên sơn, Hữu nghĩa phương.
Gióa ngũ tử, Danh cụ dương.
Dưỡng bất giáo, Phụ chi quá.
Giáo bất nghiêm, Sư chi đọa.
Tử bất học, Phi sở nghi.
Âu bất học, Lão hà vi?
Ngọc bất trác; Bất thành khí.
Nhân bất học, Bất tri nghĩa.
Trên đây là toàn bộ hiểu biết của tôi về Tam tự kinh. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này, các bạn đã nắm được những thông tin cần thiết. Chúc các bạn học tập thật tốt.