TBW là gì? Thông số TBW trong ổ cứng SSD là gì?
Mục lục nội dung
Thời đại hiện nay thì những sản phẩm SSD đang được lên ngôi cực kì mạnh mẽ với giá thành rẻ và hiệu năng cao. Thế nhưng khi các bạn tìm hiểu về SSD có rất nhiều thuật ngữ xoay quanh và mới mẻ. So với HDD thì SSD xuất hiện thêm khá nhiều thông tin mới lạ mà chúng ta không nắm được thì sẽ gặp bất cập trong quá trình sử dụng. Trong bài viết này, Thủ thuật phần mềm sẽ hướng dẫn các bạn về TBW là gì? Ý nghĩa của TBW trong SSD.
1. TBW là gì?
TBW là cụm từ viết tắt của Tera Byte Writen, dịch ra tiếng Việt thì có nghĩa là Dung lượng Tera Byte đã được ghi trên ổ cứng của các bạn. Nếu các bạn chưa biết Tera Byte (T) là gì thì đây cũng là một đơn vị lưu trữ dung lượng giống như: MB, Gigabyte,…
- 1 Tera Byte = 1024 GB = 1048576 MB
Như chúng ta đã biết thì HDD tốc độ hiệu năng bị giảm đi khi đĩa quay quá nhiều và trục quay không còn giữ được số vòng tua như khi xuất xưởng làm các dữ liệu trên đĩa đọc lâu hơn. Nhưng khi sang SSD thì đĩa đã không còn, trục quay cũng biến mất. Thay vào đó là Controller (khiển) và những Chip nhớ trên thiết bị. Nếu như các bạn nghĩ răng SSD đã loại bỏ đi phần cơ khí đó thì nó sẽ không bao giờ bị giảm hiệu năng, bị chậm, bị hỏng thì các bạn đã sai lầm. Các Chip nhớ trên SSD cũng chỉ có dung lượng lưu trữ nhất định khi chúng ta sử dụng, dung lượng đó gọi là TBW (Dung lượng T đã ghi).
2. Ý nghĩa của TBW trong SSD
TBW thể hiện thông số Tera byte đã lưu trữ trên SSD, điều này giúp cho người sử dụng có thể nắm được và kiểm soát được thiết bị mình đang sử dụng một cách hiệu quả nhất. Đơn giản rằng các nhà sản xuất cũng dựa vào thông số này để quyết định sản phẩm SSD của bạn có được bảo hành hay không.
Tại sao sản phẩm SSD ghi bảo hành 3 năm nhưng lại không được bảo hành khi vẫn đang trong thời kì bảo hành?
Đây là câu hỏi được đặt ra rất nhiều khi các bạn đem SSD đi bảo hành. Lý do rất đơn giản vì các bạn đã vượt qua TBW mà nhà sản xuất cho phép bạn sử dụng. Tức là họ ra quy định 3 năm bảo hành với những hoạt động sử dụng SSD bình thường chứ không phải với việc bạn bắt SSD hoạt động quá sức chịu đựng.
Thông thường với một SSD thì khả năng mà nó chịu được TBW là rất cao. Với một số sản phẩm phổ thông thì mức TBW mà sản phẩm chịu đựng được dao động từ 50-80 TBW. Và với những sản phẩm cao cấp thì cao hơn thế nữa.
Mức TBW không có mặt bằng chung. Đối với những SSD có dung lượng càng cao thì TBW càng cao và tương tự như những SSD có dung lượng nhỏ. Thế nên nếu bạn sử dụng bình thường thì không cần suy nghĩ quá nhiều về vấn đề này.
Bảng thông số bảo hành của SSD Samsung (Dòng cao cấp)
Làm thế nào để giữ SSD được bền, lâu giảm hiệu năng?
Câu trả lời cho vấn đề này rất dễ để trả lời. SSD có hiệu năng cao khi TBW nhỏ, càng nhỏ càng tốt. TBW chỉ tăng khi chúng ta cài dữ liệu vào SSD như: Cài ứng dụng, copy dữ liệu,… Nắm được điều này chúng ta cần phân dữ liệu khi sử dụng là xong. Ví dụ như sau:
- Ứng dụng: Cài trực tiếp vào SSD
- Dữ liệu lâu dài: Lưu trữ trên SSD (Vì lưu trữ lâu dài, có thể là mãi mãi nên không ảnh hưởng nhiều)
- Dữ liệu ngắn hạn: Với những dữ liệu chỉ dùng ít ngày và xóa nó đi ngay thì nên lưu trữ trên HDD để cho TBW không tăng.
TBW còn là thông số quyết định khi chúng ta mua những sản phẩm cũ
Với những món đồ cũ như SSD thì chúng ta không thể thẩm định bằng mắt thường được vì chúng có vỏ làm bằng hợp kim nên rất bền và đẹp. Chỉ có những công cụ chuyên biệt để xem SSD mới hiện thông số. Đối với những SSD có TBW cao thì tốt nhất chúng ta nên bỏ qua, không nên mua vì sớm muộn gì cũng phải thay mà thôi.
Phần mềm xem thông số TBW, SSD hiệu quả là CrystalDisk Info
Link Download: https://crystalmark.info/en/software/crystaldiskinfo/
Một số thông số quan trọng:
- Total Host Reads: Tổng dung lượng đã đọc của ổ: 819 Gb (0.8 TB)
- Total Host Writes: Tổng dung lượng đã ghi của ổ: 1369 GB (1.3 TB)
- Power On Count: Số lần máy tính khởi động: 60 lần.
- Power On Hours: Số thời gian sử dụng: 56 giờ đồng hồ.
Như vậy, trong bài viết này Thủ thuật phần mềm đã giới thiệu cho các bạn về TW và ý nghĩa của chúng trong SSD. Chúc các bạn một ngày vui vẻ!