Tên quán ăn hay nhất 2024
Mục lục nội dung
Đặt tên quán cũng tương tự như đặt tên cho đứa con của mình vậy, hết sức quan trọng. Bởi nó sẽ gắn bó với nhà hàng qua từng năm tháng. Trước khi đặt chân đến, cái tên quán sẽ truyền đến tai khách hàng đầu tiên. Do đó, khi đặt tên quán cần hết sức cẩn trọng. Một cái tên hay, ý nghĩa sẽ giúp khách hàng dễ nhớ và nhớ tới bạn lâu hơn đấy. Còn bây giờ, hãy cùng ThuThuatPhanMem khám phá tên quán ăn hay nhất 2024 dưới đây.
1. Tên quán ăn dễ nhớ, dễ đọc, dễ viết
Trước khi nghĩ đến việc đặt một cái tên ấn tượng hãy nghĩ đến một tên quán hội tụ 3 yếu tố “dễ nhớ, dễ đọc và dễ viết”. Một cái tên hội tụ đủ 3 yếu tố trên sẽ giúp khách hàng nhìn một lần có thể ghi nhớ ngay tên quán từ đó có thể giới thiệu đến các khách hàng khác.
Nhiều nhà hàng từng rất thành công trong việc đặt một cái tên mới lạ nhưng lại không đáp ứng được 3 yêu cầu trên dẫn đến việc lượng khách hàng giảm sút, doanh thu vì thế cũng không khá nên được. Đây là một trong những bí quyết cơ bản nhất, mang tính quyết định đến tương lai của quán sau này mà bạn cần phải ghi nhớ.
- Dễ nhớ: Tên ngắn gọn đơn giản dài không quá 5 từ sẽ là một lựa chọn sáng suốt dành cho bạn. Có thể kể đến một vài cái tên quán nổi bật như Set Buffet, Lẩu Phan, …
- Dễ đọc: Bạn có thể đặt tên quán theo kiểu thuần Việt hoặc sử dụng tiếng nước ngoài. Với tên tiếng Việt tránh sử dụng những cái tên dễ gây hiểu lầm hoặc mang ý nghĩa thô tục. Với tên nước ngoài nên chọn những cái tên ngắn gọn, đơn giản, dễ đọc khi phiên âm sang tiếng Việt. Sử dụng từ láy cũng là một cách đặt tên dễ nhớ, dễ đọc như Lẩu băng chuyền kichi kichi.
- Dễ viết: Muốn truyền tải nhanh chóng đến được nhiều người nhất chính là thông qua internet. Do đó, tên nhà hàng, quán ăn của bạn tốt nhất nên chọn những cái tên không bị lặp dấu khi gõ bằng bộ gõ tiếng Việt tại Việt Nam.
2. Tên quán ăn hướng tới thị hiếu của khách hàng
Đây đích thị là chiến lược khôn ngoan và thức thời đem lại hiệu quả cao lại không cần phải nghĩ quá nhiều. Chỉ cần bạn xác định được đối tượng khách hàng mà mình muốn tập trung hướng tới là ai từ đó đặt tên cho quán của mình sao cho hợp lý là được.
Ví dụ: Tại Hà Nội mở quán Bún chả Hải Phòng, Cơm tấm Sài Gòn. Tại Sài Gòn lại mở Chả cá Hà Nội hay những cái tên như Cơm quê mẹ nấu – gợi tình cảm của những người xa quê hay Cơm trưa nhà làm – hướng tới dân văn phòng ăn trưa, …
3. Tên quán ăn có ý nghĩa
Đặt một cái tên có ý nghĩa không khó cũng chẳng phải dễ nhưng đặt một cái tên vừa ý nghĩa, dễ hiểu dễ ghi nhớ lại không hề đơn giản. Bạn có thể đặt những cái tên mang trong đó là những câu chuyện, những trải nghiệm mà khi được kể ra, thực khách sẽ cảm động sâu sắc. Ví dụ: Pao Quán (chuyên món đặc sản Tây Bắc), cái tên được lấy cảm hứng từ bộ phim Việt Nam nổi tiếng.
4. Tên quán ăn thể hiện quy mô
Đặt tên quán độc lạ thể hiện quy mô là một cách đặt tên giúp bạn thể hiện chất lượng và phong cách của quán một cách hiệu quả nhất. Quy mô ở đây có thể là không gian, sức chứa, về loại hình ẩm thực món ăn, quy mô về tài chính (mức độ sang trọng, cao cấp hay bình dân) hay quy mô về số cơ sở chuỗi. Ví dụ:
- Tên quán ăn quy mô lớn về nguyên liệu: Thiên đường Hải Sản, Thế giới Hàu, Vườn bia hơi, …
- Tên quán ăn quy mô về mức độ sang trọng: Sài Gòn Phố, Mandarine, Shang Palace, …
- Tên quán ăn có quy mô không gian nhỏ, gần gũi: Hẻm quán, Góc Hà Nội, Tiệm cơm café hoa giấy, ….
5. Tên quán ăn tạo sự thân thiện, dễ chịu gần gũi
Những thứ càng mộc mạc, bình dị càng dễ tạo sự đồng cảm cho người khác từ đó để lại ấn tượng trong lòng khách hàng sẽ ngày càng sâu đậm. Bạn có thể đặt tên như sau:
- Tên quán gắn với sự dân dã, mộc mạc: Đồng quê quán, Quán Lá, Nhà hàng Gió biển, Bụi quán, …
- Tên quán ăn gợi nhớ kỉ niệm xưa cũ: Quán ăn Chờ Miêu, Quán ăn Tháng Năm, …
- Tên quán gắn với tên tuổi, thương hiệu cá nhân: Nem nướng cô Bắp, Cơm gà cô Tấm, Nhà hàng Dì Mai, …
- Tên quán gắn với những tính từ tốt đẹp tạo tâm lý tích cực: Nhà hàng Đại Phát, Quán ăn Trường Thọ, …
- Tên quán chứa các từ ngữ tạo sự tin cậy: Phở Thìn gia truyền, Quán Ngon phố cổ, Dê tươi Ninh Bình, …
6. Tên quán phản ánh địa điểm, chủ đề món ăn
Nhiều người thường cho rằng tên quán ăn sẽ không thể truyền tải được nhiều thông tin đến vậy, thế nhưng hầu hết quán ăn hiện nay đều đặt tên kiểu này. Việc đặt tên quán phản ánh chủ đề món ăn vừa giúp khách tiết kiệm thời gian vừa giúp khách hình dung ra các món ăn mà bên bạn phục vụ từ đó lựa chọn một cách hợp lý.
- Đặt tên quán theo món ăn đặc trưng của quán. Ví dụ: Pizza Hut, Hải sản Biển Đông, Lẩu nướng Lani, Bò tơ Tây Ninh, Lẩu Kim Chi Hàn Quốc, …
- Đặt tên quán theo địa danh. Nếu bạn đang kinh doanh món ăn theo đặc trưng vùng miền chọn một cá tên gắn liền với khu vực địa lý sẽ giúp bạn dễ dàng ghi nhớ quán của bạn. Ví dụ: Làng nướng Nam Bộ, Bếp nhà Xứ Quảng, Cơm niêu Sài Gòn, Ẩm thực Trung Hoa, Bún bò Huế, …
7. Đặt tên quán ăn theo tiếng nước ngoài
Đặt tên quán sử dụng tiếng nước ngoài ngày càng trở nên phổ biến. Cách đặt tên này khá phù hợp với những nhà hàng, quán ăn kinh doanh món ăn nước ngoài hay hướng tới khách hàng mục tiêu là du khách từ nhiều quốc gia khác. Dựa vào tên quán người ta cũng có thể biết nhà hàng bạn đang phục vụ là những món ăn thuộc quốc gia nào. Vỉ dụ: Nhà hàng, quán ăn phục vụ món Âu thường sử dụng tiếng Anh, ngoài ra còn có món Thái, món Trung Hoa, món Hàn, món Nhật, … Để thuận tiện cho việc đọc và ghi nhớ, với các nước như Thái, Trung, Hàn, Nhật bạn nên sử dụng tên phiên âm tiếng Việt hoặc tiếng Anh bởi tiếng Anh là ngữ quốc tế được nhiều người biết đến.
Ví dụ: Busan Korean Food, Wok This Way, Okinii, Tong Hua, Hotpot Story, …
8. Tên quán ăn gây kích thích trí tò mò
Trí tò mò của con người là vô hạn. Nửa úp nửa mở càng dễ gây sự tò mò. Càng tò mò càng muốn thử tìm hiểu. Bạn có thể vận dụng quy tắc này trong việc đặt tên quán. Thay vì nói toạc ra cho khách hàng biết, hãy tạo một bước trung gian để khách hàng phải suy nghĩ thêm về nhà hàng của bạn. Tuy nhiên, với cách làm này, bạn cần phải là người hiểu rõ về nhà hàng của mình nhất từ đó mới có thể tìm ra một cái tên ngắn gọn, súc tích và ý nghĩa.
Ví dụ: Nhà hàng Wrap & Roll dùng để đặt cho nhà hàng kinh doanh món gỏi và cuốn. Một trong những quán ăn bình dân đặt tên theo cách này vô cùng thành công chính là phở chửi tại Hà Nội. Tại sao lại gọi là phở chửi, chửi như thế nào? Từ đó tạo sự tò mò khiến khách hàng ngày càng lui tới nhiều hơn.
9. Đặt tên quán ăn theo từ viết tắt
Đây là cách làm khá phổ biến và dễ làm. Thông thường từ viết tắt sẽ gợi ý nghĩa đặc trưng hay gắn liền với thông điệp của quán. Nếu tên quán ăn của bạn quá dài, bạn có thể sử dụng từ viết tắt giúp tên quán trở nên ngắn gọn, dễ đọc, dễ ghi nhớ. Ví dụ như KFC (Kentucky Fried Chicken), Vejo (The Verge Journey), …
10. Tên quán ăn theo các con số
Mặc dù cách đặt tên này không quá phổ biến nhưng lại có khả năng gây ấn tượng với khách hàng. Bởi mỗi con số là một câu chuyện đặc biệt đằng sau đó là một câu chuyện ý nghĩa.
Ví dụ: Phở 1983 nửa hiện đại nửa cổ điển hướng tới đối tượng khách hàng thế hệ 8x hay Nhà hàng 1946, chuyên phục vụ các món ăn Việt kiểu vùng quê xưa, với bát đũa, bàn ghế, thực đơn và cách tính giá cũng theo kiểu đồng bạc Đông Dương.
11. Tên quán ăn độc lạ, hài hước
Nếu bạn là một người phóng khoáng, thích những thứ mới mẻ, độc đáo thì một cái tên độc lạ, hài hước chắc sẽ không thể làm khó được bạn. Những cái tên độc đáo, sáng tạo sẽ tạo cảm giác hứng thú, kích thích sự tò mò từ đó thúc giục họ đến khám phá. Một cái tên độc lạ thời thượng trending chính là một cách quảng bá tốt nhất cho quán ăn của mình. Hãy đặt mình vào vị trí khách hàng để có thêm thật nhiều ý tưởng thú vị cho tên quán của mình nhé.
Ví dụ: Choén cuốn & lẩu, nhà hàng Ối Giời Ơi, nhà hàng ILDIVO (im lặng và đi vô), Cười lên cái coi, …
12. Tên quán ăn gắn liền với thương hiệu công ty hoặc tên cá nhân
Nếu bạn mua thương hiệu, có sẵn một thương hiệu, hãy đặt tên theo thương hiệu đó thay vì mất công nghĩ một cái tên mới. Bởi một cái tên mất rất lâu mới có thể gây dựng được thương hiệu chỗ đứng trong lòng thực khách. Vậy nên chẳng tội gì mà không tận dụng nó cả. Còn nếu bạn không thể lựa chọn một cái tên ưng ý thì việc lựa chọn tên của mình đặt cho tên quán cũng là một lựa chọn không tồi.
Ví dụ: Gà Mạnh Hoạch, Cơm quê Mười Khó, Bánh mì PewPew, Nhà hàng Hoàng Yến, ….
13. Tên quán theo phim truyện
Có rất nhiều trên truyện hay có thể sử dụng để đặt tên cho quán. Tuy nhiên, với cách làm này, bạn cần thiết kế không gian, phong cách của quán phải đồng nhất với cái tên mà mình hướng tới. Ví như, bạn đang mở quán nhậu, có thể đặt tên mang đậm phong cách kiếm hiệp như Hoa Sơn tửu lầu, Lương Sơn quán, Ngọa hổ Tàng long, Vĩnh Lạc trấn …
14. Tên quán ăn hợp phong thủy
Với những ai quan tâm, có kiến thức sâu rộng về phong thủy thì đây cũng là một cách đặt tên đáng cân nhắc khi quyết định mở quán. Bởi lẽ, ai chẳng hi vọng mua may bán đắt, xua đi những điềm xui xẻo kém may mắn. Khi đặt tên theo ngũ hành cần đặt tên theo quan hệ tương sinh: Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy. Tránh đặt tên theo quan hệ tương khác: Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy.
Sau đây là những chữ cái tương ứng với ngũ hành dành cho bạn tham khảo. Lưu ý, mức độ tin cậy không quá cao, chỉ mang tính chất tham khảo.
- Hành Kim: Chữ C, Q, R, S, X
- Hành Mộc: Chữ G, K
- Hành Thủy: Chữ Đ, B, P, H, M
- Hành Hỏa: Chữ D, L, N, T, V
- Hành Thổ: Chữ A, Y, E, U, O, I
Trên đây là tên quán ăn hay nhất 2024 được tổng hợp và đúc kết lại hy vọng sẽ giúp bạn dễ dành chọn được cái tên ưng ý cho quán bình. Tuy nhiên, kinh doanh phải đặt cái tâm lên đầu, ngoài việc lựa chọn tên hay, không gian đẹp còn cần chú ý đến chất lượng dịch vụ. Chúc các bạn thành công!!!