Tổng hợp các hàm kĩ thuật trong Excel

Bài viết dưới đây giới thiệu chi tiết các hàm kĩ thuật trong excel.

 

1. Hàm CONVERT

Mô tả: Hàm chuyển đổi qua lại giữa các đơn vị đo lường với nhau. Ví dụ chuyển đổi đơn vị về trọng lượng, khối lượng, độ dài, thời gian, năng lượng…

Cú pháp: CONVERT(number, from_unit, to_unit).

Trong đó:

- number: giá trị muốn chuyển đổi.

- from_unit: Đơn vị đo lường ban đầu của giá trị muốn chuyển đổi.

- to_unit: Đơn vị đo lường muốn chuyển đổi tới.

Ví dụ: Convert (5,g,ozm): Chuyển 5g sang đơn vị Ounce mass.

Quy chuẩn viết đơn vị chuyển đổi qua lại:

Quy chuẩn viết đơn vị chuyển đổi qua lại

Quy chuẩn viết đơn vị chuyển đổi qua lại 2

Quy chuẩn viết đơn vị chuyển đổi qua lại 3

Quy chuẩn viết đơn vị chuyển đổi qua lại 4

2. Hàm BESSELI

Mô tả: Trả về hàm BESSELI của biến đổi In(x).

Cú pháp: BESSELI (x, n).

Trong đó:

- x là giá trị để tính toán hàm Besseli.

- n là bậc của hàm, nếu n là số thập phân => hàm lấy giá trị làm tròn của n.

Chú ý:

- Nếu n <0 => hàm trả về giá trị #NUM!

- x, n phải là giá trị số nếu nhập sai => báo lỗi #VALUE.

Ví dụ: BESSELI (2.5,3) => Hàm Besseli biến đổi In(x) bậc 1 tại giá trị 1.5 => kết quả = 0.47437.

3. Hàm BESSELJ

Mô tả: Trả về hàm BESSELJ của biến đổi Jn(x).

Cú pháp: BESSELJ (x, n).

Trong đó:

- x là giá trị để tính toán hàm Besselj.

- n là bậc của hàm, nếu n là số thập phân => hàm lấy giá trị làm tròn của n.

Chú ý:

- Nếu n <0 => hàm trả về giá trị #NUM!

- x, n phải là giá trị số nếu nhập sai => báo lỗi #VALUE.

Ví dụ: BESSELJ (2.5,3) => Hàm Besselj biến đổi jn(x) bậc 1 tại giá trị 1.5 => kết quả = 0.2166.

4. Hàm BESSELK

Mô tả: Trả về hàm BESSELK của biến đổi Kn(x).

Cú pháp: BESSELK (x, n).

Trong đó:

- x là giá trị để tính toán hàm Besselk.

- n là bậc của hàm, nếu n là số thập phân => hàm lấy giá trị làm tròn của n.

Chú ý:

- Nếu n <0 => hàm trả về giá trị #NUM!

- x, n phải là giá trị số nếu nhập sai => báo lỗi #VALUE.

Ví dụ: BESSELK (2.5,3) => Hàm Besselk biến đổi In(x) bậc 1 tại giá trị 1.5 => kết quả = 0.268227.

5. Hàm BESSELY

Mô tả: Trả về hàm BESSELY của biến đổi Yn(x).

Cú pháp: BESSELY (x, n).

Trong đó:

- x là giá trị để tính toán hàm Bessely.

- n là bậc của hàm, nếu n là số thập phân => hàm lấy giá trị làm tròn của n.

Chú ý:

- Nếu n <0 => hàm trả về giá trị #NUM!

- x, n phải là giá trị số nếu nhập sai => báo lỗi #VALUE.

Ví dụ: BESSELY (2.5,3) => Hàm Bessely biến đổi Yn(x) bậc 1 tại giá trị 1.5 => kết quả = -0.75605.

6. Hàm BIN2DEC

Mô tả: Hàm thực hiện chuyển đổi số nhị phân sang số thập phân.

Cú pháp: BIN2DEC(number).

Trong đó:

number là giá trị muốn chuyển đổi.

Chú ý: Nếu number nhiều hơn 10 kí tự => giá trị hàm trả về lỗi !NUM.

7. Hàm DEC2BIN

Mô tả: Hàm thực hiện chuyển đổi giá trị thập phân sang số trong hệ nhị phân.

Cú pháp: DEC2BIN(number [, places]).

Trong đó:

- number là giá trị muốn chuyển đổi, places tham số tùy ý.

- places là số kí tự muốn sử dụng trong giá trị trả về.

8. Hàm BIN2HEX

Mô tả: Hàm thực hiện chuyển đổi số từ hệ nhị phân sang hệ số thập lục phân.

Cú pháp: BIN2HEX (NUMBER [, PLACE]).

Trong đó:

- Number là giá trị nhị phân muốn chuyển đổi.

- Place (là giá trị tùy ý): là số kí tự của kết quả trả về, nếu bỏ qua excel lấy số kí tự tối thiểu đủ để trả về kết quả.

Chú ý:

- Place là giá trị số tự nhiên và không âm.

- Nếu giá trị muốn chuyển đổi nhiều hơn 10 kí tự => báo lỗi #NUM!.

- Nếu giá trị chuyển đổi là số âm hàm bỏ qua tham số place và trả về kết quả có 10 kí tự thuộc hệ thập lục phân.

- Nếu kết quả trả về có số kí tự lớn hơn số kí tự quy định trong place => báo lỗi #Num!

- Nếu nhập place là giá trị thập phân excel lấy phần nguyên của place.

9. Hàm HEX2BIN

Mô tả: Hàm thực hiện chuyển đổi giá trị số từ hệ thập lục phân sang hệ nhị phân.

Cú pháp: HEX2BIN(number [,place]).

Trong đó:

- number là giá trị muốn chuyển đổi.

- place: giá trị tùy ý, quy định số kí tự của kết quả trả về.

Chú ý:

- Nhập giá trị number trong dấu nháy kép ví dụ: HEX2BIN ("F").

10. Hàm BIN2OCT

Mô tả: Hàm chuyển đổi số nhị phân sang số bát phân.

Cú pháp: BIN2OCT(number [, places]).

Trong đó: number là giá trị muốn chuyển đổi, place là gí trị tùy ý là số kí tự của kết quả trả về.

Chú ý: Các chú ý tương tự như các hàm trên.

11. Hàm OCT2BIN

Hàm OCT2BIN

Mô tả: Hàm chuyển đổi số từ hệ bát phân sang hệ số nhị phân.

Cú pháp: OCT2BIN(number [, places]).

Trong đó:

- number là giá trị cần chuyển đổi.

- places: số kí tự của kết quả trả về, tham số tùy ý, nếu bỏ qua excel lấy giá trị tối thiểu đủ để biểu thị kết quả.

Chú ý: Các chú ý tương tự như các hàm chuyển đổi trên.

12. Hàm COMPLEX

Mô tả: Hàm chuyển đổi hệ số thực và hệ số ảo thành số phức có dạng x + yi hoặc x + ỵ.

Cú pháp: COMPLEX(real_num, i_num[, suffix].

Trong đó:

- real_num: hệ số thực là giá trị số.

- i_num: Hệ số ảo là giá trị số.

- suffix: hậu tố của hệ số ảo của số phức nếu bỏ qua mặc định là i, nếu không đặt trong dấu nháy kép.

Chú ý: Nếu 1 trong 2 giá trị real_num và giá trị i_num không phải là kiểu số => báo lỗi #Value. Hoặc trường hợp nhập hậu tố ngoài kí tự i và j hàm báo lỗi #Value.

13. Hàm DEC2OCT

Mô tả: Chuyển đổi số thập phân sang số bát phân.

Cú pháp: DEC2OCT(number, places).

Trong đó:

- number: là số thập phân cần chuyển đổi sang hệ bát phân.

- places: là số kí tự của kết quả trả về. Nếu bạn nhập places thì kết quả trả về chứa số 0 ở trước nếu kết quả trả về có số kí tự nhỏ hơn places.

Chú ý:

- Nếu number >536.870.911 hoặc number <-536870912, hoặc places vượt quá 40 kí tự hoặc places <0 => hàm báo lỗi #NUM!

- Nếu number, places không phải là số => hàm báo lỗi #VALUE!

14. Hàm DELTA

Mô tả: Kiểm tra 2 số có bằng nhau hay không.

Cú pháp: DELTA (number 1, number 2).

Trong đó:

- number1: là giá trị so sánh thứ 1.

- number2: là giá trị so sánh thứ 2.

Nếu 2 giá trị bằng nhau => giá trị hàm trả về 1, ngược lại nếu không bằng nhau giá trị trả về là 0.

Chú ý: 2 giá trị phải là giá trị số, nếu nhập sai kiểu giá trị hàm báo lỗi #VALUE.

15. Hàm GESTEP

Mô tả: Hàm sử dụng để so sánh 2 giá trị như thế nào.

Cú pháp: GETSTEP(number, step).

Trong đó:

- number là giá trị cần so sánh.

- step: giá trị để so sánh.

Nếu giá trị number > step => hàm GETSTEP trả về giá trị 1, ngược lại number< step hàm trả về giá trị 0.

Chú ý:

- Nếu không nhập giá trị kiểm tra mặc định step hàm tự hiểu giá trị step =0.

- Hai tham số của hàm phải là giá trị số nếu không hàm báo lỗi #VALUE.

16. Hàm IMAGINARY

Mô tả: Hàm trả về hệ số ảo của số thực trong hệ số phức.

Cú pháp: IMAGINARY(number).

Trong đó:

- number là số phức cần lấy hệ số ảo.

17. Hàm IMDIV

Mô tả: Hàm thực hiện tính thương của 2 số phức.

Cú pháp: IMDIV(inumber1, inumber2).

Trong đó:

- inumber1 là số phức thứ 1 cần tính thương.

- inumber2 là số phức thứ 2 cần tính thương.

18. Hàm IMLN

Mô tả: Hàm thực hiện tính logarit tự nhiên của một số phức.

Cú pháp: IMLN(inumber).

Trong đó:

- inumber là số phức cần tính logarit tự nhiên.

19. Hàm IMLOG2

Mô tả: Hàm thực hiện tính logarit cơ số 2 của một số phức.

Cú pháp: IMLOG2(inumber).

Trong đó:

- inumber là số phức cần tính logarit cơ số 2.

20. Hàm IMPRODUCT

Mô tả: Hàm thực hiện tính giá trị tích của 2 số phức.

Cú pháp: IMPRODUCT(inumber1, inumber2, inumber3,…).

Trong đó:

- inumber là các số phức cần tính tích.

Chú ý: Các số phức nhập vào để trong dấu nháy kép.

Ví dụ: IMPRODUCT("3-2i","24-9i").

21. Hàm IMSIN

Mô tả: Hàm thực hiện tính giá trị sin của một số phức.

Cú pháp: IMSIN(number).

Trong đó:

- number là số phức cần tính sin.

22. Hàm IMSUB

Mô tả: Hàm thực hiện tính hiệu của 2 số phức.

Cú pháp: IMSUB(inumber1, inumber2).

Trong đó:

- inumber1 là số phức thứ 1.

- inumber 2 là số phức thứ 2.

23. Hàm IMABS

Mô tả: Thực hiện tính giá trị tuyệt đối của 1 số phức.

Cú pháp: IMABS(inumber).

Trong đó:

- inumber là số phức cần tính giá trị tuyệt đối.

24. Hàm IMEXP

Mô tả: Hàm thực hiện tính lũy thừa cơ số e của số phức.

Cú pháp: IMEXP(inumber).

Trong đó:

- inumber là số phức cần tính lũy thừa cơ số e.

25. Hàm IMCOS

Mô tả: Thực hiện tính cosin của một số phức.

Cú pháp: IMCOS(inumber).

Trong đó:

- inumber là số phức cần tính cosin.

Chú ý: Giá trị nhập số phức để trong dấu nháy kép.

26. Hàm IMLOG10

Mô tả: Hàm thực hiện tính logarit cơ số 10 của một số phức.

Cú pháp: IMLOG10(inumber).

Trong đó:

- inumber là số phức cần tính logarit cơ số 10.

27. Hàm IMPOWER

Mô tả: Hàm thực hiện tính lũy thừa của một số phức.

Cú pháp: IMPOWER(inumber, number).

Trong đó:

- number là số phức cần tính lũy thừa, number là số mũ.

28. Hàm IMREAL

Mô tả: Hàm thực hiện tính toán trả về hệ số thực của số phức.

Cú pháp: IMREAL(inumber).

Trong đó:

- inumber là số phức cần tìm hệ số thực.

Chú ý: Nhập giá trị số phức trong dấu nháy kép.

Ví dụ: IMREAL ("15-6i").

29. IMSQRT

Mô tả: Hàm thực hiện tính căn bậc hai của một số phức.

Cú pháp: IMSQRT (inumber).

Trong đó:

- inumber là giá trị số phức cần tính căn bậc hai.

30. Hàm IMSUM

Mô tả: Hàm thực hiện tính toán và trả về giá trị tổng của 2 số phức.

Cú pháp: IMSUM (inumber1, inumber2, inumber3,…).

Trong đó:

- inumber là các số phức cần tính với số số phức cần tính tối đa 29 số.

Viết bình luận