Vải Satin là gì?
Nếu bạn là một tín đồ yêu thích thời trang thì có lẽ bạn đã quá quen thuộc với chất liệu vải Satin. Đây là một loại vải rất được ưa chuộng, được dự đoán sẽ trở thành xua hướng thời trang trong thời gian tới. Vậy vải satin khác các loiaj vải khác như thế nào, tại sao lại được đánh giá cao đến thế? Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi "Vải satin là gì?".
Mục lục nội dung
1. Vải Satin là gì?
Vải satin hay còn được gọi là vải Satanh, được đặc trưng bởi bề mặt bóng bẩy, mịn màng, bắt mắt.
Ngày nay vải satin được tạo ra bằng kỹ thuật dệt vân đoạn, đem tới sự đan kết giữa những sợi ngang và sợi dọc, làm cho vải có hai măt, mặt trên thường sẽ láng bóng, mặt dưới sẽ thô mờ. Tùy từng loại tơ, sợi vải mà chất liệu của vải saitin sẽ bóng láng, mịn màng hay thướt tha, mềm mại. Do trong quá trình dệt, các sợi ngang chui xuống một sợi dọc sau đó đè lên ít nhất hai sợi dọc liên tiếp cho đến hết khổ vải nên ở vải satin, các sợi dọc sẽ chiếm ưu thế hơn.
Để tạo ra được vải satin, cần ứng dụng nhiều loại vải khác nhau nhưng phổ biến là sợi polyester, sợi tơ tằm và sợi viscose vì những loại sợi này góp phần làm tăng độ bóng của sản phẩm.
2. Nguồn gốc của vải Satin
Vải satin được xuất hiện từ rất lâu trước đó, lần đầu được biết đến từ thời Trung Cổ. Tuy nhiên do giá thành rất cao nên phần lớn các sản phẩm quần áo, tư trang làm bằng chất liệu này chỉ dành cho tầng lớp thượng lưu sử dụng.
Ở châu Á, vải satin xuất hiện rất sớm ở Trung Quốc. Tuy nhiên, mãi về sau này, những bí mật về chất liệu này mới được hé lộ và dần lan rộng ra khắp đại lục đến các quốc gia ở khu vực lân cận thông qua con đường tơ lụa.
Vào thế kỷ XII, Ý trở thành quốc gia đầu tiên sử dụng chất liệu vải Satin để may trang phục. Đến thế kỷ XIV, chất liệu vải này trở lên nổi tiếng khắp châu Âu. Đây cũng chính là loại vải vua Louis XIV sử dụng ddeer bọc đồ nội thất, trang trí công phu trong cung điện Versailles. Tuy nhiên, loại vải này chỉ dành riêng cho tầng lớp quý tộc và giới thượng lưu sử dụng. Chỉ đến cuối thế kỷ XIX, vải satin mới được biết đến rộng rãi và trở nên phổ biến, được sử dụng rộng rãi trong may mặc, rèm, ga trải giường và trở thành loại vải biểu tượng của sự sang trọng.
3. Những loại vải satin phổ biến nhất hiện nay
Vải Satin khi kết hợp cùng một số chất liệu khác nhau sẽ đem đến các loại vải khác nhau, ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là một số loại satin phổ biến nhất hiện nay.
Lụa Satin
Đây là loại vải được dệt chủ yếu bằng lụa tơ tằm chất lượng cao cấp nên vải có độ rũ tương đối óng ả, độ bóng đẹp, mịn màng. Do trọng lượng vô cùng nhẹ nên các sản phẩm được làm từ chất liệu này mang tới cho người dùng cảm giác dễ chịu. Khác với các loại vải khác, vải lụa satin không gây ra hiện tượng tích điện vào mùa đông. Vào mùa hè, mặc quần áo được làm từ chất liệu lụa satin sẽ giúp người dùng thoải mái, dễ chịu hơn.
Đối với các sản phẩm khác như chăn, ga, gối được làm từ chất liệu lụa satin sẽ đem đến vẻ đẹp bắt mắt, thu hút, mang đến cảm giác thoáng mát, nhẹ nhàng. Lụa satin không chỉ có những gam màu trơn, ngày nay các nhà sản xuất còn in thêm nhiều loại hoa văn để gia tăng tính thẩm mĩ của sản phẩm.
Cotton Satin
Về bản chất, đây là một loại vải cotton truyền thống, tuy nhiên chúng được áp dụng kỹ thuật dệt của vải satin. Mật độ của các sợi cotton ít hơn vải cotton thông thường cho nên nó sở hữu tính năng thông thoáng và hút ẩm tốt.
Bề mặt vải cotton satin cũng có sự láng móng, mềm mịn, không bị nhăn nhúm trong quá trình giặt giũ giống như vải cotton. Độ bền của vải cũng được duy trì ở mức ổn định hơn. Trong quá trình sản xuất vải không bị lẫn tạp chất cho nên rất thân thiện với làn da từ đó ngăn chặn tình trạng dị ứng, kích ứng da, sức khỏe người dùng vì thế cũng được bảo vệ.
Chiffon Satin
Loại vải này được kết hợp từ nhiều chất liệu tổng hợp khác nhau như Satin, Nylon, Poly, … Do đó vải có đặc điểm vô cùng nhẹ, rất mỏng, không co giãn, không nhăn nhúm và có khả năng xuyên thấu. Vải Chifon Satin là chất liệu phù hợp dùng để may đồ lót phụ nữ, áo dài hay váy đầm, …
Một số loại vải satin khác
Satin Duchess: Vải khá nặng, độ bóng thấp, khả năng giữ phom tốt nên được ứng dụng nhiều trong sản xuất áo cưới.
Satin Baronet: Loại vải này thường có màu sắc tươi sáng, thích hợp sử dụng trong trang trí, chăn ga gối đệm.
Satin Polyester: Sản phẩm được làm bằng chất liệu này vô cùng bền, có khả năng chống nhiệt, chống nhăn mạnh, được sử dụng rộng rãi trong việc làm áo choàng, blazer.
Satin Massaline: Loại vải này có màu sắc sáng, chất liệu mềm mại do được làm chủ yếu từ lựa tơ tằm có độ bóng cao, chủ yếu được ứng dụng trong sản xuất các sản phẩm thời trang cao cấp.
Satin Atique: Khác với các loại vải satin khác, loại vải này sử dụng công nghệ dệt thoi cho nên vải khá nặng, độ bóng mờ, ứng dụng chủ yếu để làm rèm cửa.
4. Ưu Nhược điểm của vải Satin
Ưu điểm
- Vải rất nhẹ, mịn, mềm mại khi tiếp xúc với làn da, tạo cảm giác thoải mái cho người sử dụng.
- Do vải satin có độ bóng cao nên tạo ra sự hấp dẫn về mặt thị giác, mang tính thẩm mĩ cao trong các sản phẩm thời trang, trang trí…
- Vào mùa hè, khi mặc các sản phẩm từ vải satin sẽ cảm thấy thoáng mát hơn. Mùa đông còn có tác dụng giữ nhiệt cho cơ thể. Loại vải này khá dễ mặc và dễ dàng cử động nhẹ nhàng.
- Đa dạng về màu sắc, dễ tạo hoa văn thu hút, giúp người dùng dễ dàng lựa chọn những gam màu theo đúng ý mình
Nhược điểm
- Dễ bị rách, khó may tạo kiểu và rất khó giữ nếp. Do đặc trưng của vải satin là bóng bẩy, khá trơn nên trong quá trình cắt may thành phẩm gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, trong quá trình cắt may nếu móng tay bị xước, rất dễ làm xước vải.
- Vải Satin rất dễ bắt lửa.
- Vải satin được làm bằng chất liệu tơ tằm thì không thể giặt máy, bắt buộc phải giặt khô.
5. Cách vệ sinh và bảo quản vải satin
Do vải satin rất dễ bị rách, khó giữ nếp, dễ bị nhàu nát khi giặt giũ nên nếu muốn bảo quản tốt các sản phẩm chất liệu vải satin, cần giặt bằng tay nhưng tránh dùng các chất tẩy rửa mạnh.
Khi giặt xong, không nên dùng tay vắt mạnh hoặc dùng bản chài chà mạnh trên bề mặt. Hãy để chúng khô tự nhiên trên móc áo.
Không nên phơi trực tiếp dưới ánh nắng của mặt trời, nên chọn những nơi râm mát, thoáng khí để quần áo đỡ hư hại.
Đối với các sản phẩm cao cấp, nên đem ra tiệm giặt khô để quần áo đạt chất lượng tốt nhất.
Để tạo nếp cho sản phẩm, sau khi giặt xong bạn có thể ủi hoặc là ở mức nhiệt độ thấp. Tuy nhiên bạn cần sử dụng một tấm bảo vệ bằng cotton trên bề mặt vải.
Hy vọng với những kiến thức ở trên, bạn đã có một cái nhìn cụ thể, tổng quát hơn về vải Satin.