Visa là gì? Passport là gì? Tất cả những điều cần viết về Visa
Nếu bạn sắp phải đi du học, du lịch hay công tác ở nước ngoài thì chúng ta có thể làm quen với các thủ tục đăng kí Visa, Passport. Vậy Visa, Passport là gì? Mời các bạn cùng tìm hiểu về Visa, Passport qua bài viết dưới đây nhé!
1. Visa là gì? Tất cả những điều cần biết về Visa
Visa hay còn gọi là thị thực – một loại giấy chứng nhận của Bộ di trú & nhập cư của quốc gia bạn định tới đó cấp phép cho bạn được nhập cảnh vào quốc gia đó trong một khoảng thời gian nhất định. Trên visa cũng quy định chúng ta được phép nhập cảnh vào quốc gia đó một hoặc nhiều lần.
Visa là tấm vé giúp chúng ta có thể di chuyển sang nước ngoài một cách “đúng luật” và được hưởng một số quyền công dân cơ bản ở nước đó. Mỗi một quốc gia có những quy định riêng để làm thủ tục cấp visa, và tùy mức độ phức tạp mà mỗi quốc gia có mức độ xét duyệt visa nhanh hay chậm, khắt khe hoặc nới lỏng khác nhau. Có hai loại visa cơ bản thường dùng đó là:
+ Visa di dân: Đây là loại visa đặc biệt dùng để nhập cảnh theo diện đi theo bố hoặc mẹ, con cái hay vợ chồng. Xét visa loại này khó hơn xét visa không di dân bởi Đại sứ quán sẽ phải tìm hiểu kĩ càng về hồ sơ nhân thân, lý lịch gia đình của bạn rồi mới tiến hành cấp visa, người xin visa cũng phải có hồ sơ lí lịch trong sạch và đòi hỏi người xin visa phải có sự am hiểu về các thủ tục hành chính khi làm hồ sơ xin thị thực mới có thể làm việc một cách suôn sẻ.
+ Visa không di dân: Đây là visa thông thường thường được cấp và có giá trị sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định, trong thời gian visa còn hiệu lực thì chúng ta có thể trở về nước và gia hạn visa nếu có nhu cầu. Nếu chúng ta dùng Visa hạng này để đi du lịch thì thời hạn sử dụng thường sẽ là 1 tháng, với các nhu cầu cao hơn như học tập, lao động hoặc công tác bên nước ngoài thì chúng ta sẽ được cấp visa thời hạn 6 tháng trở lên.
Những thủ tục xin cấp visa thông thường sẽ bao gồm sơ yếu lí lịch, hộ chiếu, hộ khẩu gia đình, giấy xác nhận nhân sự do chính quyền địa phương cấp… Thời gian để xin visa ngắn nhất khoảng 2 tuần hoặc có thể lên tới hàng tháng nếu bên nước sở tại có những quy định khắt khe trong việc cấp visa. Với những trường hợp đặc biệt, trong lúc xin cấp visa thì Đại sứ quán có thể thực hiện phỏng vấn để kiểm tra tính trung thực trong hồ sơ để tiếp tục đồng ý cấp hoặc từ chối visa cho bạn.
Ngày nay, công nghệ 4.0 được áp dụng vào các thủ tục hành chính và chúng ta không cần phải lấy visa dạng giấy mà sẽ là visa điện tử. Điều này giúp cho chúng ta có thể hạn chế rủi ro làm thất lạc visa hoặc giấy visa bị rách, mờ chữ. Đồng thời, xét duyệt visa điện tử sẽ giúp cho chúng ta làm thủ tục xuất, nhập cảnh một cách nhanh chóng hơn.
2. Passport là gì?
Passport được hiểu là hộ chiếu – một dạng chứng minh thư nhân dân mang chuẩn “quốc tế” và chúng ta có thể sử dụng nó ở trong nước và bên nước ngoài. Thông thường, hộ chiếu được cấp bởi Cục quản lý xuất nhập cảnh tại đất nước mà chúng ta đang sinh sống. Với hộ chiếu, người Việt Nam có thể đi tới những quốc gia miễn Visa như các nước Đông Nam Á, còn những quốc gia châu Âu, Mỹ, Úc… thì chúng ta phải tiến hành làm hồ sơ xin cấp thị thực (Visa) mới có thể nhập cảnh đến những quốc gia này. Với Passport, chúng ta có thể làm thủ tục xin cấp Visa và có thể nhập cảnh sang nước ngoài.
Hộ chiếu (Passport) ở Việt Nam có 3 loại phổ thông đó là: Hộ chiếu phổ thông (Passport), hộ chiếu công vụ (Official passport), hộ chiếu ngoại giao (Diplomatic passport).
- Hộ chiếu phổ thông (hộ chiếu màu xanh lá) còn được gọi là hộ chiếu loại P được cấp cho công dân từ 14 tuổi trở lên và có thời hạn không quá 10 năm còn hộ chiếu cấp cho người dưới 14 tuổi sẽ có thời hạn 5 năm từ ngày cấp.
- Hộ chiếu công vụ (hộ chiếu màu xanh dương) còn được gọi là hộ chiếu loại C được cấp cho các cán bộ, công chức, sĩ quan trong các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi Trung Ương hoặc các doanh nghiệp nhà nước đi công tác tại nước ngoài.
- Hộ chiếu ngoại giao (hộ chiếu màu đỏ) hay còn gọi là hộ chiếu loại D được cấp cho những người giữ chức vụ cao trong cơ quản của Đảng và nhà nước như Bí thư, Chủ tịch UBND cấp tỉnh… Đặc điểm của hộ chiếu ngoại giao đó là quyền được miễn visa nhập cảnh và được ưu tiên nhập cảnh qua cổng đặc biệt tại nước ngoài.
Qua bài viết này, chúng ta đã được nắm được một số kiến thức về Visa, passport. Các bạn gửi bình luận, ý kiến đóng góp về bài viết ở mục bình luận phía dưới nhé! Chúc các bạn một ngày làm việc và học tập hiệu quả!