Vùng Tây Bắc gồm những tỉnh nào?

Bạn chưa biết chính xác vùng Tây Bắc gồm những tỉnh nào? Vậy bạn hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu vùng Tây Bắc gồm những tỉnh nào? Đặc điểm địa hình, các sắc tộc và văn hóa vùng Tây Bắc, cũng như đặc sản của vùng Tây Bắc nhé.

Vùng Tây Bắc gồm những tỉnh nào

Vùng Tây Bắc hay được gọi đầy đủ là vùng Tây Bắc Bộ là một vùng núi ngày càng được nhiều người trong nước và khách du lịch quốc tế biết đến. Nơi đây có các địa danh du lịch nổi tiếng: Mộc Châu, Sapa, điệu múa xòe hoa của dân tộc Thái, những ruộng bậc thang đẹp cuốn hút.

Không những vậy vùng Tây Bắc còn có các di tích lịch sử quốc gia đặc biệt như: Nhà ngục Sơn La, Điện Biên Phủ,.. có bộ ba công trình Thủy điện trên sông Đà lớn nhất cả nước là nhà máy thủy điện Hòa Bình, nhà máy thủy điện Sơn La, nhà máy thủy điện Lai Châu.

Hãy cùng Xosomienbaczone.com tìm hiểu vùng Tây Bắc gồm những tỉnh nào? Và cùng tìm hiểu một số nét đặc trưng của vùng Tây Bắc đáng yêu này nhé.

1. Vùng Tây Bắc gồm những tỉnh nào?

Vùng Tây Bắc hay còn được gọi là Tây Bắc Bộ là vùng miền núi phía tây của miền Bắc Việt Nam

Vùng Tây Bắc hay còn được gọi là Tây Bắc Bộ là vùng miền núi phía tây của miền Bắc Việt Nam, Tây Bắc nằm tiếp giáp với đường biên giới của Lào và Trung Quốc. Vùng Tây Bắc là một vùng thuộc Bắc Bộ Việt Nam, cùng với Vùng Đông Bắc và Đồng bằng sông Hồng. Diện tích vùng Tây Bắc trên 50.576 Km2.

Cho đến nay địa giới vùng Tây Bắc Bộ có 2 cách phân định:

  • Tây Bắc bộ gồm 4 tỉnh (Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu) là lấy dãy núi Hoàng Liên Sơn để phân định. Đây là các tỉnh thuộc vùng núi cao, chịu ảnh hưởng của gió Lào, thông thương với nhau chủ yếu qua đường quốc lộ 6.
  • Tây Bắc gồm 6 tỉnh (Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái) là lấy đứt gãy sông Hồng để phân định. Hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái đều nằm hai phía hữu ngạn và tả ngạn sông, nhưng phần đất phía hữu ngạn (thuộc vùng Tây Bắc) nhiều hơn, trung tâm hành chính hai tỉnh này cũng nằm phía hữu ngạn. Ngoài ra Lào Cai, Yên Bái cùng với 4 tỉnh (Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu) có chung đặc trưng văn hóa Thái - Mường.

Vùng Tây Bắc hiện nay gồm 6 tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái

Nhưng theo wikipedia thì về mặt hành chính, vùng Tây Bắc hiện nay gồm 6 tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái với tổng diện tích trên 50.576 km2 (tỷ lệ 15,3% so với tổng diện tích cả nước) với 4.229.543 người (tỉ lệ 4,3% so với tổng dân số cả nước), bình quân khoảng 84 người/km2.

Bản đồ hành chính tỉnh Hòa Bình

Bản đồ hành chính tỉnh Hòa Bình

Bản đồ hành chính tỉnh Sơn La

Bản đồ hành chính tỉnh Sơn La

Bản đồ hành chính tỉnh Điện Biên

Bản đồ hành chính tỉnh Điện Biên

Bản đồ hành chính tỉnh Lai Châu

Bản đồ hành chính tỉnh Lai Châu

Bản đồ hành chính tỉnh Lào Cai

Bản đồ hành chính tỉnh Lào Cai

Bản đồ hành chính tỉnh Yên Bái

Bản đồ hành chính tỉnh Yên Bái

2. Đặc điểm địa hình vùng Tây Bắc

Địa hình Tây Bắc núi cao và chia cắt sâu, có nhiều khối núi và dãy núi cao chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam. Dãy Hoàng Liên Sơn dài tới 180 km, rộng 30 km, với một số đỉnh núi cao trên từ 2800 đến 3000 m.

Địa hình Tây Bắc núi cao và chia cắt sâu, có nhiều khối núi và dãy núi cao chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam

Dãy núi Sông Mã dài 500 km, có những đỉnh cao trên 1800 m. Giữa hai dãy núi này là vùng đồi núi thấp lưu vực sông Đà (còn gọi là địa máng sông Đà). Ngoài sông Đà là sông lớn, vùng Tây Bắc chỉ có sông nhỏ và suối gồm cả thượng lưu sông Mã.

Trong địa máng sông Đà còn có một dãy cao nguyên đá vôi chạy suốt từ Phong Thổ đến Thanh Hóa, và có thể chia nhỏ thành các cao nguyên Tà Phình, Mộc Châu, Nà Sản. Cũng có các lòng chảo như Điện Biên, Nghĩa Lộ, Mường Thanh.

3. Các sắc tộc và văn hóa vùng Tây Bắc

Vùng Tây Bắc là không gian văn hóa của dân tộc Thái, nổi tiếng với điệu múa xòe, điệu múa xòe hoa rất nổi tiếng được nhiều người biết đến. Hình ảnh cô gái Thái với những bộ váy áo rực rỡ cùng với điệu múa xòe hoa đặc trưng cho Tây Bắc.

Dân tộc Mường là dân tộc chiếm số đông dân số ở vùng Tây Bắc, bên cạnh đó còn có khoảng 20 dân tộc khác như H’Mông, Dao, Tày, Nùng, Kinh… với các nền văn hóa khác nhau mang đến sự đa dạng về văn hóa vùng Tây Bắc.

4. Đặc sản vùng Tây Bắc

Vùng Tây Bắc không chỉ nổi tiếng bởi thiên nhiên hùng vĩ, nét đẹp văn hóa độc đáo mà đây còn là nơi có rất nhiều đặc sản thơm ngon và nổi tiếng. Nếu có dịp ghé qua vùng Tây Bắc bạn không nên bỏ qua những đặc sản này:

Thịt trâu gác bếp, Lợn bản Mộc Châu, Bê chao Mộc Châu, Pa Pỉnh Tộp, Cá Hồi Vân, Thắng Cố Ngựa, Nậm Pịa, Nhộng Ong Rừng, Rượu Táo Mèo…

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm các món ăn đặc sản Tây Bắc tại đây: Đặc sản Tây Bắc - Những món ăn đặc sản Tây Bắc làm quà ngon nhất

Như vậy trên đây bài viết đã giới thiệu đến bạn về vùng Tây Bắc Bộ của miền Bắc nước ta, những nét đệp về văn hóa, đặc sản vùng này. Bạn cũng đã biết vùng Tây Bắc gồm những tỉnh nào, đặc điểm địa hình vùng Tây Bắc ra sao. Hi vọng sau bài viết này bạn đã có thêm một chút kiến thức về vùng núi Tây Bắc. Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi.

Viết bình luận