Workshop là gì? Tổng quan về Workshop

Các bạn được nghe nói đến workshop nhưng các bạn chưa hiểu rõ workshop là gì? Vậy mời các bạn cùng Xosomienbaczone.com tìm hiểu tổng quan về workshop trong bài viết dưới đây nhé.

Workshop là gì

Dưới đây Xosomienbaczone.com chia sẻ đến các bạn workshop là gì, lợi ích của workshop, các bước thực hiện workshop thành công, mời các bạn cùng theo dõi.

Workshop là gì? Tổng quan về workshop

Workshop là một hình thức học tập ngoại khóa mang tính mở rất cao, có thể hiểu đây là một buổi trao đổi kiến thức thường chỉ tập trung vào một chủ đề nhất định như phương pháp, kỹ năng của một lĩnh vực nào đó.

Tùy theo chủ đề hướng đến mà mỗi buổi workshop sẽ mời các diễn giả (speaker) phù hợp đến để trao đổi với các bạn tham gia. Các workshop thường kéo dài 2-4 tiếng, với 2 hoạt động chính, thứ nhất là những bài nói chuyện của khách mời và thứ hai là Q&A (hỏi đáp).

Workshop

Số thành viên trong buổi workshop tùy vào không gian tổ chức có thể từ mười mấy người đến hàng trăm người.

Lợi ích của workshop

Tham gia workshop các bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích về chủ đề kiến thức của buổi workshop đó như:

  • Có thêm kiến thức từ những nhà diễn giả ở những buổi Workshop sẽ mang lại cho các bạn.
  • Học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước.
  • Học hỏi kiến thức mới và đưa ra những câu hỏi để có lời giải đáp từ những cái đang còn vướng mắc.
  • Nâng cao các kỹ năng cần thiết nhất cho các bạn.
  • Ngoài ra một buổi workshop còn mang đến cho các bạn rất nhiều các kiến thức bổ ích khác.

Lợi ích của Workshop

Các bước thực hiện một workshop thành công

Bước 1: Chuẩn bị

Bước đầu tiên này cũng khá quan trọng, nếu chuẩn bị tốt sẽ tạo điều kiện cho việc tiến hành workshop thành công. Vì vậy để chuẩn bị cho buổi workshop, các bạn tiến hành một số công việc sau:

  • Xác định rõ mục đích và kết quả đầu ra cho buổi workshop.
  • Xác định các bên liên quan cần tham gia workshop.
  • Xác định người ghi chép và người điều phối buổi workshop.
  • Tạo ra một chương trình nghị sự.
  • Xác định phương thức để ghi lại.
  • Lên kế hoạch cho buổi workshop.
  • Mời các đối tượng liên quan tham dự workshop.
  • Sắp xếp phòng tổ chức workshop, máy chiếu, các trang thiết bị cần thiết cho buổi Workshop.
  • Gửi chương trình hoặc các kịch bản nếu có đến những người tham dự chuẩn bị giúp tăng hiệu quả trong buổi workshop.
  • Nếu có thể thì nên tiến hành phỏng vấn các đối tượng tham dự trước khi tham gia workshop.

Bước 2: Xác định vai trò của từng đối tượng

Để tiến hành một workshop thành công thì các bạn cần xác định rõ công việc và trách nhiệm của từng đối tượng.

  • Nhà tài trợ: là người hậu thuẫn cho workshop nhưng có thể không phải là người tham dự phiên làm việc và không chịu trách nhiệm cho kết quả đầu ra.
  • Người điều phối: là người điều hướng cho workshop, giới thiệu các mục tiêu và chương trình của buổi workshop, hướng các thành viên tham dự theo cấu trúc và quy tắc của workshop, giữ các hoạt động bám theo mục tiêu và kết quả kỳ vọng đầu ra, ….
  • Người ghi chép: từ định dạng đã được xác định trước, theo dõi các mục hoặc vấn đề mà chưa thực hiện trong buổi workshop.
  • Người quản lý thời gian: là người theo dõi thời gian dành cho các hạng mục theo agenda của workshop.
  • Người tham dự: bao gồm các đối tượng liên quan và các chuyên gia trong lĩnh vực. Đây là những người cung cấp dữ liệu, những quan điểm của mình, lắng nghe những quan điểm của người khác, cùng thảo luận vấn đề trong Workshop.

Người tham dự

Bước 3: Thực hiện workshop

Người điều phối sẽ là người tuyên bố mục đích của buổi workshop, các quy tắc, các thông tin liên quan đến buổi workshop... Nhiều người có kinh nghiệm sẽ có nhiều lối dẫn dắt thu hút người tham dự hơn. Và trong suốt workshop, người điều phối sẽ duy trì sự tập trung bằng cách xác nhận thường xuyên các hoạt động của buổi workshop.

Một số quy tắc được đặt ra trong buổi workshop như:

  • Tôn trọng các quan điểm của người khác
  • Tất cả mọi người kỳ vọng được đóng góp
  • Thảo luận cần được giới hạn trong khung thời gian đã được thiết lập
  • Thảo luận về vấn đề, chứ không thảo luận về con người
  • Một sự đồng thuận với các quyết định được đưa ra

Bước 4: Tổng kết workshop

Sau workshop, người điều phối tiếp tục làm việc với các mục đã thảo luận, ghi nhận trong workshop, hoàn thành các tài liệu liên quan, đưa chúng đến người tham dự và các bên liên quan về mục đã được hoàn thành.

Như vậy trên đây các bạn đã cùng Xosomienbaczone.com tìm hiểu về workshop, những lợi ích của workshop, các bước chuẩn bị workshop thành công. Hi vọng qua bài viết này các bạn sẽ có thêm những kiến thức hữu ích về workshop.

Viết bình luận